Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 14

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 14

TẬP ĐỌC

Tiết 25: Chú Đất Nung (SGK/tr 134).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng hồn nhiên, khoan thai, đọc phân biệt lời kể, lời nhân vật.

- Đọc hiểu: + Từ : kị sĩ, tía, son, đoảng./tr 135.

 + Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .

- Giáo dục ý thức học tập, luôn mong muốn làm điều có ích.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài

B.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : ( Trực tiếp)

b, Nội dung chính:

 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.Nêu chú giải

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2010.
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 25: 	Chú Đất Nung (SGK/tr 134).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng hồn nhiên, khoan thai, đọc phân biệt lời kể, lời nhân vật.
- Đọc hiểu: + Từ : kị sĩ, tía, son, đoảng.../tr 135.
 + Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
- Giáo dục ý thức học tập, luôn mong muốn làm điều có ích.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : ( Trực tiếp) 
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.Nêu chú giải
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* Cho HS đọc thầm bài trả lời các câu hỏi sau:
ý 1 : Đồ chơi của cu Chắt.
- Câu hỏi 1/tr 135.
ý 2 : Chú bé Đất và hai người bột làm quen với nhau.
- Câu hỏi 2/tr 135.
ý 3 : Chú bé Đất trở thành Đất Nung.
- Câu hỏi 3/tr 135 (HS thảo luận theo cặp câu hỏi).
- Câu hỏi 4/tr 135 .
* GV nêu câu hỏi giúp HS tìm ý nghĩa của bài.
Nêu ý nghĩa của bài học?
* Gọi HS nhắc lại (2 HS )
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (B.P).
( Cách đọc như đã nêu ở trên).
GV cho HS thi đọc câu hội thoại đúng, diễn cảm, đọc phân vai.
- Bầu chọn ngời đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
	Tiếng việt ( ôn )
Luyện viết bài : Chú Đất Nung
I/Mục tiêu : 
 -Rèn cho HS kĩ năng nghe viết thành thạo.
 - Rèn cho HS tính cẩn thận trong khi viết bài.
 - HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn sách vở sặch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học : 
GV chép sẵn bài viết vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài : ( Trực tiếp )
Hướng dẫn HS viết bài.
* Gọi 1 HS đọc đạo viết 
 * Hướng dẫn HS viết từ khó: Chú Đất Nung, nặn lúc đi chăn trâu, nàng.( 2 HS lên bảng viết,lớp viết vào bảng con)
 *HS viết bài vào vở:- GV đọc -HS nghe- viết vào vở.
 *Cho HS đổi vở soát lỗi chính tả.
 * GV chấm chữa bài - Nhận xét cho điểm.
IV/ Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Sáng: 
Luỵên từ và câu.
Tiết 25:	 Luyện tập về câu hỏi (SGK tr/137).
1.Mục tiêu: - Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn ấy.
- Rèn kĩ năng thực hành nhận biết từ nghi vấn, nhận biết một dạng câu có dùng từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 SGK/tr 137.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Nội dung ghi nhớ tiết trước. GV cho HS đặt câu hỏi.
HS trả lời theo nội dung đã học.
VD : Ai đã mua cho bạn cái cặp sách này?
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (từ phần kiểm tra bài cũ).
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 137.
Bài 1 : Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm....
GV đưa bảng nhóm cho hai nhóm HS, HS còn lại làm trong VBT, cùng chữa bài.
GV cho HS nêu câu miệng sau đó mới chữa bài trên bảng nhóm, nhận xét về nội dung câu hỏi, cách trình bày câu hỏi.
Bài 2 : Đặt câu với mỗi từ : ai, cái gì, làm gì, thế nào....
GV cho HS thực hành cá nhân khoảng 2 phút, thi đặt câu tiếp sức.
Bài 3 : Tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi dưới đây:.....
GV cho HS làm theo cặp.
Bài 4 : Đặt câu với từ, cặp từ nghi vấn vừa tìm. ( Kết hợp làm từ bài tập 3)
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định và thực hiện các yêu cầu trong bài.
HS làm bài trong vở, bảng nhóm, chữa bài, nhận xét về cách đặt câu.
HS nêu các từ được in đậm, đặt câu .
VD : - Hăng hái và khoẻ nhất là ai?
 - Hăng hái và khoẻ nhất là bác cần trục.
(nghệ thuật nhân hoá : bác cần trục)
VD : Ai đang hái hoa ngoài vườn đấy?
- Bài văn ấy, nó làm như thế nào?
 Một HS đọc câu – một HS nêu từ nghi vấn trong câu.
Các từ nghi vấn có trong bài là : có phải, không ? phải không ? à?
VD : Có phải cô giáo cậu đi coi thi không
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.CB bài cho giờ sau .
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
Chính tả
Tiết 13: Chiếc áo búp bê (SGK tr 135)
I -Mục tiêu: 
- HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài viết : Chiếc áo búp bê.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II . Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi bài tập.
III .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr .
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Nhân vật Tôi đã làm gì cho búp bê?
- khâu áo cho búp bê mặc đỡ rét...
- Vải xa tanh là loại vải như thế nào?
- ...loại vải có mặt phải bóng và mịn...
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại.
 Từ : xa tanh, loe ra, nẹp áo.........(theo yêu cầu của HS)
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng).
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- Ly , Khánh : Tên riêng của người.
- Viết hoa những chữ đầu câu.
GV đọc cho HS viết bài .
HS nghe, viết bài.
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
HS nghe, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm tiếng theo yêu cầu của đề bài, chuẩn bị khoảng 2 phút, báo cáo kết quả tìm được.
GV cho HS đọc bài sau khi đã tìm và điền đúng tiếng bắt đầu bằng s / x. 
2a - xinh xắn, ...xóm...xúm xít....xanh lá cây...ngôi sao....xem.....
Bài 3 a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu đề, cho HS thi tìm từ theo các nhóm.
 3a : sung sướng, son sắt, suồng sã, sụ sạo.... (HS KG giải nghĩa một số từ).
...xinh xắn, xanh xao, xúm xít,....
-...các từ láy, âm đầu giống nhau đi theo cặp : s - s , x - x.
IV. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Cánh diều tuổi thơ.
Chiều:
Tiếng việt ( ôn )
Luyện tập về câu hỏi
1.Mục tiêu: - HS củng cố về câu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
- Rèn kĩ năng thực hành xác định câu hỏi, đặt câu , viết đoạn văn có sử dụng câu hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực, biết sử dụng câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ.
2.Chuẩn bị:- Bảng nhóm
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : Giáo viên nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung ôn luyện:
- Câu hỏi là câu như thế nào?
- Vận dụng làm bài tập thực hành.
HĐ 3 : Tổ chức thực, chữa bài.
Bài 1 : Đọc và ghi lại các câu hỏi có trong bài Chú Đất Nung.
- Mỗi câu hỏi là của ai và hỏi ai?
- Chỉ rõ các từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi.
Bài 2 : Đặt câu hỏi với mỗi từ nghi vấn sau: Như thế nào, cái gì, làm gì, có...không.
GV cho HS làm trong vở, viết lại câu trênbảng, chữa bài.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ghi lại cuộc trao đổi giữa hai người bạn về nội dung một bài đọc đã học trong chương trình.
HS TB có thể viết ngắn, HS KG viết vào bảng nhóm,chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS ôn tập về những nội dung đã học.
- Câu hỏi để hỏi về những vấn đề chưa biết, phần lớn là câu hỏi để hỏi người khác , cũng có khi là hỏi mình.
HS đọc thầm bài, ghi lại câu hỏi, báo cáo.
VD : - Sao chú mày nhát thế? ( câu hỏi của ông Hòn Rấm, hỏi chú bé Đất – từ để hỏi : sao)
VD : - Con chị học hành như thế nào?
Cái gì đã làm con phải lo lắng?
- Con có tham gia trò chơi không?
.............
VD : Thảo :- Mình rất thích bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ?
Hà : - Tại sao?
Thảo : - Vì bài thơ đã nói rất hay về ước mơ của chúng mình......
Bài 4 : Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: GV cho HS làm việc theo cặp, một HS nêu tình huống, để hỏi, một HS đặt câu hỏi.
VD : Muốn hỏi xin phép mẹ đi chơi.
- Mẹ ơi, mẹ cho con đi sang nhà bạn Hà chơi được không ạ?
HS nhận xét về thái độ và cách đặt câu hỏi
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học , giao bài tập về nhà.
Sáng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện
Tiết 13:	 Búp bê của ai ? (SGK/ tr 138).
1.Mục tiêu: - HS dựa vào lời kể của cô và tranh vẽ, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh, kể lại đợc đoạn truyện, câu chuyện Búp bê của ai?bằng lời của búp bê.
- Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, kĩ năng phát triển câu chuyện ở phần kết theo tình huống giả thiết, hiểu nội dung câu chuyện: Phải biết yêu quý đồ chơi và bảo vệ đồ chơi nh những ngời bạn.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu quý bạn bè.
2.Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ truyện.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trớc.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: GV kể chuyện.
GV kể câu chuyện lần một- giọng kể thong thả, chậm rãi, phân biệt lời kể và lời của nhân vật : Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau sung sớng, lời Lật đật oán trách, lời Nga đỏng đảnh, lời cô bé dịu dàng , ân cần .
GV kể chuyện lần hai kết hợp chỉ tranh.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV cho HS đọc phân tích yêu cầu đề bài . 
Bài 1 : Dựa vào lời kể của cô giáo, tìm lời thuyết minh cho các tranh dới đây.
GV gợi ý HSTB yếu bằng các câu hỏi .VD : - Vì sao búp bê bị rét và tủi thân?
Bài 2 : Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
HSKG kể mẫu một, hai lần.
HSTB - yếu tập kể từng đoạn
Bài 3 : Kể phần kết của câu chuyện với tình huống : cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
C, Củng cố , dặn dò :GVNX tiết học ,giao BTVN.
VD : - Cô chủ cũ có thái độ nh thế nào khi thấy búp bê lại sinh đẹp trên tay cô chủ mới?
- Cô chủ cũ nói gì?.....
GV cho HS trao đổi theo cặp về nội dung chuyện .
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hớng nội dung chuyện kể.
HS nghe, kết hợp quan sát tranh SGK /tr 107.
HS nghe, kết hợp quan sát tranh trên bảng.
HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
HS tập kể chuyện theo hớng dẫn của GV.
HS KG kể mẫu đoạn truyện, có thể giúp đỡ các bạn HS yếu bằng các câu hỏi gợi ý.
HS kể theo cặp.
HS thi kể trớc lớp : kể cá nhân theo từng đoạn, kể theo nhóm (6 HS), mỗi em kể một đoạn tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh.
Tranh 1 :- Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ  ... ập, hai HS làm trên bảng nhóm.
GV hệ thống đầy đủ nội dung cần nhận xét
- Miêu tả là gì?
II – Ghi nhớ:
III – Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành:
Bài 1 : Tìm những câu văn miêu tả trong bài Chú Đất Nung.
Bài 2 : Em thích hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây ? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó.
GV cho HS đọc bài thơ.
- Nêu các hình ảnh có trong bài?
GV cho HS KG nêu mẫu một, hai câu. 
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS giới thiệu một vài đặc điểm về con vật đó.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và làm bài tập.
- cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
HS giải nghĩa từ lạch nước : dòng nước nhỏ (rãnh nước, rạch nước).
Từ : rập rình (từ láy : gợi hình ảnh, tạo sự sinh động..)
- Tác giả miêu tả bằng thị giác....
-...vẽ lại bằng lời đặc điểm nổi bật của cảnh...để người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
HS đọc, xác định yêu cầu đề thực hành.
HS đọc thầm bài Chú Đất Nung.
- Đó là một chàng kĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng ngồi trong mái lầu son.
HS KG giải thích từ tía : tím dỏ như màu mận chí đùng đùng , đoàng đoàng” làmcho mọi người giật mình .
C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là miêu tả? - Đặt một câu văn miêu tả sự vật em yêu quý ?
- Chuẩn bị bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
	Luyện từ và câu
 Tiết 26: Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
1.Mục tiêu: - HS nắm được một số tác dụng của câu hỏi.
- Rèn kĩ năng thực hành , bước đầu biết dùng câu hỏi để khen chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn trong tình huống cụ thể.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, sử dụng câu hỏi đúng mục đích.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 phần I.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Câu hỏi dùng để làm gì?
- Nêu dấu hiệu nhận biết câu hỏi?
Cho VD minh hoạ?
- ...dùng để hỏi.
..có các từ nghi vấn, dấu hỏi chấm cuối câu.....	
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 142.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS làm việc cá nhân đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện chú Đất Nung.
- Câu hỏi 2 SGK/tr 142.
- Câu hỏi 3 SGK / tr 142
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 142.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 142.
III – Thực hành :
Bài 1 :- Các câu hỏi sau được dùng làm gì?
GV cho HS trao đổi theo cặp, nói về mục đích của từng câu hỏi.
Bài 2 : Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau đây:
GV cho HS đọc tình huống, cho HS KG làm mẫu với một tình huống, cho HS viết vào vở, chữa bài.
Bài 3 : Hãy nêu một vài tình huống để đặt câ hỏi:
GV cho HS viết tình huống vào phiếu , đổi cặp ngẫu nhiên, đặt câu hỏi.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc đoạn thoại giữa ông Hòn Rấm và chú bé Đất.
VD : Câu hỏi : Sao chú mày nhát thế? - Câu hỏi của ông Hòn Rấm, hỏi để tỏ thái độ chê chứ không phải hỏi để chú bé Đất trả lời.
- ...hỏi để nhắc nhở, phê bình, đề nghị các bạn nhỏ trật tự , biết tôn trọng người khác.
HS đọc, nhác lại nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu thực hành, chữa bài.
VD : Câu hỏi phần a được dùng để bảo đứa trẻ nín khóc, dỗ dành, nựng...
VD : a, Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt , chúng mình cùng nói chuyện được không?
VD : Em trai em đùa nghịch làm bẩn hết quần áo, em nhắc nhở : “ Em có thể bớt nghịch được không?”
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu mục đích khác của câu hỏi, cho VD minh hoạ?
- Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài :Mở rộng vốn từ : Đồo chơi – Trò chơi 
Chiều:	Tiếng Việt( ôn )
 Luyện tập : Xác định thể loại văn miêu tả.
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lí thuyết về văn miêu tả, cấu tạo bài văn miêu tả. 
- Rèn kĩ năng thực hành xác định thể loại văn miêu tả.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích làm văn miêu tả.
2.Chuẩn bị: Một số bài văn miêu tả hay, một số bài văn thuộc thể loại văn kể chuyện, viết thư.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn tập lí thuyết về văn miêu tả, cấu tạo bài văn miêu tả.
- Thực hành làm các bài tập xác định thể loại cho đề văn, bài văn, tập viết đoạn văn miêu tả.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Trong các đề văn sau thể loại nào thuộc đề văn miêu tả?
GV đọc cho HS nghe 5 đề văn trong chương trình bồi dưỡng tập làm văn lớp 4.
Bài 2 : Đọc và ghi lại những câu văn miêu tả có trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- Em thích hình ảnh miêu tả nào nhất? Vì sao?
Bài3 : Kể tên các bài văn đã học thuộc thể loại văn miêu tả.
- Lấy ví dụ minh hoạ sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn kể chuyện, văn viết thư? (HS KG).
Bài 4 :Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp bình yên của vùng quê vào một buổi sáng đẹp trời.
HS TB - yếu có thể đặt câu văn miêu tả.(GV cho HS tự phát hiện các từ ngữ miêu tả, biện phá nghệ thuật, vẻ đẹp của ngôn ngữ...)
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
HS định hướng nội dung nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng thực hành.
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các mđối tượng ấy.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành, chữa bài.
VD : Viết một đoạn văn tả vẻ đẹp của hoa phượng khi hè về. - Văn miêu tả.
VD : Kể về một tấm gương giàu ý chí, nghị lực vươn lên. - Văn kể chuyện.
HS đọc thầm, làm việc cá nhân, báo cáo kết quả.
VD : Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
-... cảm giác vui sướng vì hạnh phúc khi được ngắm bầu trời đêm tự do... biện pháp nghệ thuật miêu tả : so sánh
VD : Cánh diều tuổi thơ. ( Văn miêu tả). Ông Trạng thả diều ( Văn kể chuyện - có nhân vật, các sự kiện...).
HS KG viết vào bảng nhóm, chữa bài.
VD : Buổi sáng trên quê hương tôi thật yên bình. Những tia nắng đầu tiên của một ngày mới len lỏi qua từng kẽ lá xinh tươi làm ấm dần những búp non vừa nhú. Nàng gió sớm nhẹ nhàng mơn man trên lá cỏ, thì thầm ....
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Sáng : Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 26: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (SGK /tr 145)
1. Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, vận dụng xác định các bộ phận, các đoạn bài của bài văn, viết đoạn văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng thực hành, đọc, phân tích và thực hiện các yêu cầu của bài : xác định cấu tạo bài văn, viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - Thế nào là miêu tả?
- Đọc nội dung bài tập 2.
B. Nội dung chính :
- Miêu tả là vẽ bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người....
VD : Sấm ghé xuống sân nhà cười khanh khách (nghệ thuật nhân hoá).
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ học 
I – Nhận xét : GV cho HS đọc đoạn văn, đọc yêu cầu bài phần a, b, c, d, thảo luận, hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu vào vở bài tập, báo cáo kết quả.
VD : - Bài văn tả cái gì?
- Tìm các phần mở bài và kết bài. Mỗi phần nói lên điều gì?.... GV hệ thống đầy đủ nội dung cần nhận xét.
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
II – Ghi nhớ: SGK/ tr 145.
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
III – Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành:
Bài 1 : ở bài tả cái trống trường, một bạn học sinh đã viết : ....SGK / tr 145.
- Em hãy tìm câu văn miêu tả bao quát cái trống.
- Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả?
- Tìm những từ ngữ tả hình ảnh, âm thanh của cái trống?
- Viết thêm phần mở bài, thân bài để được một bài văn hoàn chỉnh.
GV cho HS KG nói mẫu một lần, cho HS làm trong vở, đọc bài trước lớp , chữa bài về nộidung, diễn đạt, sự liên kết với nội dung bài.
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và làm bài tập.
- ..tả cái cối tân.
- Mở bài : “Cái cối xinh xinh...gian nhà trống” ( Giới thiệu cái cối, dồ vật được miêu tả).
- Thân bài : “ U gọi nó ... vui cả xóm” (miêu tả đặc điểm của cái cối tân).
- Kết bài : Phần còn lại (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà vơi sbạn nhỏ)
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành:
- Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm trệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
- ...mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
- “Tiếng trống ồm ồm, giục giã ...học sinh được nghỉ”
VD : - Những ngày cắp sách đến trường , có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường.(mở bài trực tiếp).
Tạm biệt anh trống trường, tôi ríu rít ra về (Kết bài không mở rộng)
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả? GVNX tiết học , GBTVN.
	Sinh hoạt
 Kiểm điểm hoạt động tuần 14
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của Chi đội tuần 14, đề ra phương hướng hoạt động tuần 15.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng Chi đội vững mạnh .
2. Nội dung: 
a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : 
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : 
b, Phương hướng: 
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22-12, Ngày quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tổ chức thi : Thi tài cùng toán tuổi thơ khối 4, 5. Thi kể chuyện đạo đức bác Hồ.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tổ chức đọc sách thư viện ngay tại lớp, phát huy tinh thần tự quản, tính tự giác,
tích cực trong học tập, tham gia hoạt động đoàn đội. 
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoang Thi Nam Tuan 14.doc