Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 2

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 2

Tiết 2: TẬP ĐỌC

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần 2 SGK tr.4).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, tính cách nhân vật.

 - Đọc hiểu:+Từ : chóp bu, nặc nô./tr5

 + Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

 - Giáo dục ý thức học tập, biết bênh vực, bảo vệ kẻ yếu.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Từ trong hốc đá.đi không?” /tr16.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Mẹ ốm.

- Tìm những chi tiết trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho mẹ.

HS đọc bài.

HSTB đọc đoạn.

- Bạn nhỏ không quản ngại làm tất cả mọi việc để mẹ vui: ngâm thơ, kể chuyện, múa ca.

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày30 tháng 8 năm 2010.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần 2 SGK tr.4).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, tính cách nhân vật.
 - Đọc hiểu:+Từ : chóp bu, nặc nô.../tr5
 + Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết bênh vực, bảo vệ kẻ yếu.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Từ trong hốc đá..đi không?” /tr16.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Mẹ ốm.
- Tìm những chi tiết trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho mẹ.
HS đọc bài.
HSTB đọc đoạn.
- Bạn nhỏ không quản ngại làm tất cả mọi việc để mẹ vui: ngâm thơ, kể chuyện, múa ca....
B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài từ nội dung kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
VD: Hiểu thế nào là nặc nô?
- GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý 1: Trận địa mai phục của bọn Nhện.
- Câu hỏi 1/tr16
ý 2: Chiến thắng thuộc về chính nghĩa – sự oai phong của Dế Mèn.
- Câu hỏi 2/tr16.
- Câu hỏi 3/tr16.
- Câu hỏi 4/tr16
- Vì sao em đặt cho Dế Mèn danh hiệu như vậy?( HSKG).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)
 Đoạn: “Từ trong hốc đá...Có phá hết vòng vây đi không?” 
 Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.Từ: lủng củng, chúa chùm, co rúm lại,...Kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải SGK/tr16.
- (đàn bà) hung dữ, táo tợn.
HS nghe, học tập.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr16.
-..sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc...hung dữ.../tr15.
- Dế Mèn chủ động hỏi tội bọn nhện, lời lẽ oai phong..quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách..
- Dế Mèn phân tích, so sánh để bọn nhện thấy sự hèn hạ của chúng...đồng thời đe doạ chúng.
HS đặt danh hiệu cho Dế Mèn.
VD : Dế Mèn – hiệp sĩ.
- ...hiệp sĩ là người có sức mạnh, lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
(Mục 1)
Nhấn giọng: sừng sững, lủng củng, hung dữ..
Đoạn đầu đọc chậm với giọng căng thẳng; đoạn tả sự xuất hiện của chúa nhện đọc nhanh hơn; đoạn cuối đọc với giọng hả hê.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò:- Nêu chi tiết trong bài em thích nhất.Vì sao? - Chuẩn bị bài:Truyện cổ nước mình.. 
Chiều: Tiếng việt ( ÔN)
 Luỵên viết : Mẹ ốm.
1. Mục tiêu: - HS luyện viết đúng, trình bày khoa học, sạch đẹp bài viết Mẹ ốm 
- Rèn kĩ năng nhớ viết.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Chuẩn bị: Bài viết mẫu.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS luyện viết.
 b, HS thực hành luyện viết.
 GV cho HS đọc lại bài Mẹ ốm, nhớ lại nội dung bài, luyện viết từ khó, dễ lẫn.
-Tìm những chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất yêu mẹ?
GV cho HS luyện viết các từ ngữ : nói cười, khép lỏng, nóng ran, nếp nhăn...
(phân biệt nghĩa hoặc tạo từ ghép)
 VD : - Phân biệt nóng/lóng?
GV giới thiệu bài viết mẫu để HS học tập và khích lệ HS có ý thức luyện chữ, lưu ý cách trình bày bài thơ.
HSKG nhớ, viết cả bài.
HS trung bình: yêu cầu viết được hai khổ thơ trở lên . 
GV chấm, chữa một số bài.
HS đọc thuộc bài thơ.
- Bạn nhỏ sẵn sàng làm mọi việc để mẹ vui : ngâm thơ, kể chuyện, múa ca...
VD : nói cười : nói + cười.
nói : âm đầu n + vần oi + thanh sắc.
+ nóng : nóng nẩy, nóng tính...
+ lóng : lóng ngón tay, tiếng lóng..
HS quan sát, nhận xét, học tập.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở chữa bài.
HS nêu các phương án sửa lỗi.
HS sửa lỗi các nét chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, độ rộng con chữ...
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện viết thêm ở nhà.
Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010.
Tiết3: Luỵên từ và câu.
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết (SGK tr.6)
1.Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm : Thương người như thể thương thân.
 - HS hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt, nắm được cách dùng từ.
 - Giáo dục lối sống đoàn kết, nhân hậu.
* Điều chỉnh : HS xác định nghĩa của 4 từ bài 2/tr 17.
2.Chuẩn bị: Thẻ từ bài 2/tr 17. 
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Phân tích cấu tạo tiếng của các tiếng sau : mùa ; thắm ; oanh.
VD : mùa : âm đầu m + vần ua + thanh huyền.
B. Luyện tập: Bài 1: GV cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm thi tìm được từ đúng và nhanh.
a, Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu...:
b, Từ trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương:
c, Từ ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng loại:
d, Từ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ:
Bài 2: GV cho HS đọc yêu cầu bài 2, thảo luận, ghép từ vào cột theo nghĩa.
a,Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:
b,Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người:
VD : nhân tài : người có tài.
Bài 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2.
VD : nhân hậu
Bài 4 : Các câu tục ngữ dưới đây khuyyên ta điều gì, chê điều gì?
( GV cho HS thảo luận, nêu ý kiến. GV chốt ý đúng, liên hệ giáo dục).
HS thi tìm từ giữa các nhóm.
( HSKG có thể giải nghĩa một số từ cho nhóm mình).
-...lòng nhân ái, yêu quý, tình thân ái...
- ...hung ác, dữ tợn, nanh ác, tàn ác, dữ dằn, tàn bạo..
- ... cứu giúp, cứu trợ, che chở, nâng đỡ, bênh vực.
-...ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt...
VD : ăn hiếp : ỷ mạnh bắt kẻ yếu theo ý mình.
HS thực hành lựa chọn từ theo nghĩa.
( HS KG trình bày nghĩa của một số từ).
- nhân dân, công nhân, nhân loại. nhân tài.
- nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
HS viết câu vào vở, nêu miệng.
- Mẹ em là người phụ nữ nhân hậu.
VD : ở hiền gặp lành : khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp được điều may mắn.
 C. Củng cố, dặn dò: - Ôn bài.- Chuẩn bị bài :Dấu hai chấm. 
Chính tả.( Nghe viết)
Tiết 2: :Mười năm cõng bạn đi học.(SGK tr 16)
1-Mục tiêu:-HS nghe -viết đúng, đều, đẹp đoạn bài Mười năm cõng bạn đi học.
 - Phân biệt đúng nhứng tiếng có âm, vần dễ lẫn s/x ; ăng/ăn.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2/tr 16.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV cho HS viết trong vở từ : lẫn lộn, béo lẳn, chặc nịch.
HS viết, chữa bài.
VD lịch/nịch : +lịch : lịch treo tường
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học.
b,Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn chính tả:
GV đọc bài viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Vì sao mọi người cảm phục trước hành động của Sinh?
Hướng dẫn viết các tên riêng, từ dễ viết sai( dựa vào nghĩa hoặc phương thức ghép).
( HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra).
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). GV cho HSKG kể lại chuyện và nêu ý nghĩa khôi hài của truyện.
Bài 3 phần a : GV cho HS hỏi đáp câu đố trong bài.
* Đáp án :a, Sáo – sao.
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS nghe, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày.
HS đọc thầm một lần.
- ...mười năm Sinh cõng bạn đi học, không hề quản ngại trước khó khăn...
Từ :Vinh Quang, Chiêm Hoá, Đoàn Trường Sinh...danh từ riêng chỉ người và khu vực địa lí phải viết hoa.
 VD : liệt : bại, không cử động được. 
HS viết bài.
HS soát lỗi, báo cáo.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
*Kết quả : lát sau... rằng...Phải chăng...xin bà.. băn khoăn...không sao..để xem.
- Ông khách tưởng người đàn bà hỏi thăm dể xin lỗi, hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hành ghế mà mình đã ngồi hay không.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết sai trong bài.
	- Kể lại truyện vui Tìm chỗ ngồi.
Sáng: Thứ tư ngày 1tháng 9 năm 2010.
Tiết 4: Tập đọc
Truyện cổ nước mình.(SGK tr 19)
1-Mục tiêu : -HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ với giọng tự hào, trầm lắng ; đọc thuộc bài thơ.
 - Đọc hiểu:+Từ : độ trì, độ lượng../tr20.
 + Nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
 - Giáo dục tình cảm hướng về côi nguồn và trân trọng những truyền thống quý báu của cha ông.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc nối tiếp đoạn bài
HS đọc bài.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( phần 2).
- Em thích nhân vật nào trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu? Vì sao?
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài (qua tranh).
b,Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ, kết hợp luyện đọc câu thơ khó, từ khó.
GV nhắc nhở HS đọc với giọng chậm rãi, ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ.
- Em hiểu Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa là gì?
- GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Tình yêu của tác giả đối với những pho truyện cổ.
( Câu hỏi 1/tr 10).
ý2: Những pho truyện cổ bất hủ.
 (Câu hỏi 2).
Với HSKG giáo viên yêu cầu kể tóm tắt nội dung hoặc nêu ý nghĩa của câu chuyện.
ý3 : Lời dăn dạy của cha ông:
( Câu hỏi 4). 
- Bài thơ muốn nói điều gì?
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ.
Thi đọc diễn cảm theo từng khổ, cả bài (Khuyến khích HS thuộc cả bài ngay trên lớp).
HSKG ttrả lời câu hỏi: - Trong bài thơ trên em thích những câu thơ nào nhất, vì sao?
VD : Dế Mèn thét lớn để hỏi tội bọn nhện, ra lệnh tháo vòng vây.....
HS quan sát tranh.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.Từ ngữ : vàng cơn nắng, độ lượng...Kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải SGK tr20.
VD : độ trì : (phật, tiên..)cứu giúp và che chở cho người/tr 20.
-...đã trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu mưa nắng.
HS nghe.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr20.
- ...vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu ; giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông...
- Tấm Cám ; Đẽo cày giữa đường .
Câu hỏi 3: Nàng tiên ốc ; Sọ Dừa ; Trầu cau.... 
VD : Tấm Cám : Truyện thể hiện sự công bằng, khẳng định người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ ác sẽ bị trừng trị...
-...qua những câu truyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu,độ lượng, công bằng, chăm chỉ...
(Mục 1)
 VD : Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa
Giọng đọc tự hào, trầm lắng.
HS bình chọn giọng đọc hay.
HS đọc.
VD : Em thích nhất câu thơ:
 Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.
Vì : mỗi câu truyện cổ là một bài học chân lí, sâu sắc về cách làm người...
 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc thuộc toàn bài.
 - Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với những pho truyện cổ? 
 - Chuẩn bị bài sau: Thư thăm bạn.
Thứ năm ngày 2 tháng 9 năm 2010
	 Tập làm văn
Tiết 3:Kể lại hành động của nhân vật( SGK/tr21)
1. Mục tiêu: – HS biết hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật.
- Rèn kĩ năng bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Giáo dục ý thức nhân văn trong cuộc sống qua học văn kể chuyện.
2. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các ý chính trong chuyện.(bài 2/tr21).
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - Thế nào là kể chuyện?
- Nhân vật trong chuyện được xây dựng như thế nào?
- Kể chuyện là kể một chuỗi các sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Nhân vật trong chuyện có thể là người, là con vật ... được nhân hoá..
 B. Dạy bài mới: 
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ học từ phần KT.
b, Nội dung chính: 
* Nhận xét: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, ghi kết quả vào vở bài tập, báo cáo trước lớp.
GV cho HSG lên ghi vắn tắt một số hành động của cậu bé ( GV định hướng HS sắp xếp các hành động theo diễn biến câu chuyện)
a, Giờ làm bài:
b, Giờ trả bài:
c, Lúc ra về:
- Theo em mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì?
*Ghi nhớ: SGK/tr21.
*Luyện tập:
Bài 1: Điền tên các nhân vật và sắp xếp các hành động ..thành một câu chuyện.
(GV giúp HS xác định đúng yêu cầu của bài và thực hành kể chuyện)
 HSKG làm thêm yêu cầu: Trao đổi về nhân vật...Truyện có mấy nhân vật, nêu ý nghĩa câu chuyện? Em thích nhân vật nào trong chuyện, vì sao?
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hành theo định hướng của GV: đọc, xác định yêu cầu của mỗi câu hỏi, làm việc cá nhân ý 2, thảo luận câu hỏi ý 3 và TLCH.
HS hiểu : Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, hành động nào xảy ra sau thì kể sau.
- ..không tả, không viết, nộp giấy trắng.
- ...im lặng mãi mới nói
-.. khóc khi bạn hỏi.
- ..nói lên tình yêu cha, tính cách trung thực của cậu bé.
HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớSGK/tr21
Thứ tự điền tênnhân vật:
..Sẻ...Sẻ...Chích...Sẻ...Sẻ...Chích..Chích....Chích....Sẻ...Sẻ....Chích...Chích...
Thứ tự sắp xếp câu chuyện : 
 1 – 5 – 2 -4 – 7 – 3 – 6 – 8 – 9.
HS kể chuyện theo cặp, kể trước lớp. HS bình chọn giọng kể hay, câu chuyện có nhiều sáng tạo.
- ......Chích là người biết quý trọng tình bạn....
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe. 
 - Chuẩn bị bài sau :Tả ngoaị hình nhân vật trong chuyện,
Luyện từ và câu
 Tiết 4: Dấu hai chấm( SGK/tr23).
1. Mục tiêu : - HS nhận biết dấu hiệu của dấu hai chấm.
 - HS biết sử dụng dấu hai chấm khi viết văn.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn có dấu hai chấm.
3. Hoạt động dạyhọc chủ yếu:
A. Kiểm tra:- Đặt câu với các từ thuộc chủ đề nhân hậu, đoàn kết.
HS thực hiện yêu cầu của GV:
VD : Sự nhân ái giúp con người gần nhau hơn.
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài:
 b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hành các yêu cầu trong bài.
1. Nhận xét:
GV cho HS đọc đoạn văn, thảo luận về tác dụng của dấu hai chấm.
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
2. Ghi nhớ : SGK/tr23.
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ theo ý hiểu.
HSKG có thể tìm thêm đoạn văn minh hoạ tác dụng của dấu hai chấm.
3. Thực hành:
Bài 1: GV cho HS đọc đoạn văn , thảo luận theo cặp về tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi đoạn.
Bài 3: Viết một đoạn văn theo câu chuyện Nàng tiên ốc , trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn văn, thảo luận tác dụng của dấu hai chấm.
a, Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
b, ..báo hiệu sau đó là lời nói của Dế Mèn.
c, ...giải thích nội dung được nói tới : giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà...
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ/tr23.
HS thực hành như phần nhận xét.
a, ..báo hiệu sau đó là lời nói của người cha
b, ...giải thích cho bộ phận đứng trước: làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là gì.
HS viết đoạn, đọc bài trước lớp. HSKG viết vào bảng phụ, trình bày trước lớp, phân tích tác dụng của dấu hai chấm.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nêu tác dụng của dấu hai chấm? 
	 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài: Từ đơn và từ phức
	Chiều: Tiếng việt ( ÔN)
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết.
1. Mục tiêu:- Giúp HS tiếp tục củng cố và mở rộng vốn từ theo chủ điểm : Thương người như thể thương thân.
 - Rèn kĩ năng thực hành tìm từ, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề. 
 - Giáo dục tình yêu thương con người.
2. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành.
b, HS thực hành theo yêu cầu của GV.
Bài1: Nhớ, ghi lại các từ đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
Bài2: Giải nghĩa một số từ nêu trên.
HSKG giải nghĩa tất cả các từ tìm được(có thể dựa vào Từ điển Tiếng Việt). HS yếu không bắt buộc phải giải nghĩa tất cả các từ.
Bài 3 : Đặt câu với một trong các từ trên.
Bài4 : Viết một câu chuyện ngắn kể về tấm gương người tốt, việc tốt , trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ vừa tìm.
VD : bênh vực, nhân hậu, thương người, yêu thương, nhân đức, vị tha, đùm bọc, nhân từ...
VD : Nhân đức : nhân từ và đức hạnh.
Nhân từ : lòng thương người. 
VD : 
- Dế Mèn đã dũng cảm bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh.
HS viết bài, kể trước lớp. HS trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
( HSTB có thể chỉ kể một đoạn truyện).
 4 . Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
Sáng: Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
Tiết 4: Tập làm văn.
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. 
1. Mục tiêu:- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
 - Rèn kĩ năng bước đầu biết nhận biết tính cách nhân vật dựa vào đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết hướng thiện.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung chính:
1. Nhận xét:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu tr 23, thảo luận trả lời câu hỏi.
-..qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩa của nhân vật.
HS xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, thảo luận và TLCH, báo cáo.
- Sức vóc của chị Nhà Trò:
- Cánh :
- Trang phục :
- Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
 Với HSG GV hỏi thêm về ngoại hình và tính cách của nhân vật Dế Mèn.
2. Ghi nhớ: SGK tr 23.
3. Luyện tập: GV tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài1: - Tác giả chú ý đến những chi tiết nào?
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
Bài2: Kể chuyện....
GV cho HS suy nghĩ và kể chuyện theo sự tưởng tượng của mình về nhân vật nàng tiên ốc.
HS yếu có thể kể một đoạn truyện.
HS giỏi kể trọn vẹn câu chuyện hoặc có thể đặt câu hỏi gợi ý giúp bạn.
VD :- Bà lão có vóc dáng như thế nào?
- Khuôn mặt bà ra sao?
- Khuôn mặt của nàng tiên như thế nào?
- Bước chân của nàng ra sao?	
-..gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
-..mỏng như cánh bướm non...
- ..mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- ..tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt...
VD : Dế Mèn dũng cảm, mạnh mẽ..: xoè cả hai càng ra, phóng càng đạp phanh phách...
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS thực hành bài 1 như phần nhận xét.
-..người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới đầu gối...
-..chú bé là con một gia đình nông dân nghèo,chú bé rất nhanh nhẹn và hiếu động..
HS kể chuyện, kết hợp tả ngoại hình của nhân vật. HS nhận xét nội dung câu chuyện, cách xây dựng hình tượng nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật.
VD : Bà lão có khuôn mặt hiền lành phúc hậu. Những nếp nhăn hằn rõ trên khuôn mặt già nua càng làm bà như vất vả hơn. nặng nhọc hơn...
VD : Nàng tiên mới xinh đẹp làm sao. Khuôn mặt nàng tròn, trắng và dịu dàng như trăng rằm..
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2. Hoang Nam.doc