Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 7

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 7

TẬP ĐỌC

Tiết 13: Trung thu độc lập.(SGK/tr66).

1-Mục tiêu : HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng yêu mến, tự hào.

 - Đọc hiểu:+Từ : trại, trăng ngàn./tr67.

 + Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

- Giáo dục ý thức học tập, biết rèn luyện vươn lên trong cuộc sống.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn phần luyện đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:- Đọc bài Chị em tôi.

? Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối.

- GV nhận xét cho điểm.

B.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : GV nêu chủ điểm và bài học.

b, Nội dung chính:

HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.( Luyện đọc 3 lần)

 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010.
Sáng: Chào cờ
Tập đọc
Tiết 13:	Trung thu độc lập.(SGK/tr66).
1-Mục tiêu : HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng yêu mến, tự hào.
 - Đọc hiểu:+Từ : trại, trăng ngàn.../tr67.
 + Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập, biết rèn luyện vươn lên trong cuộc sống.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn phần luyện đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc bài Chị em tôi.
? Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối.
GV nhận xét cho điểm.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu chủ điểm và bài học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.( Luyện đọc 3 lần)
 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
- Hiểu thế nào là sáng vằng vặc?
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
 *GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Cho HS đọc thầm toàn bài trả lời câu hỏi SGK- Tìm ý chính của bài.
ý1: Vẻ đẹp của trăng trung thu độc lập
- Câu hỏi 1/tr 67.
ý2: Đất nước trong đêm trăng tương lai.
- Câu hỏi 2/tr 67.
- Câu hỏi 3/tr 67.(GV cho HS thảo luận và TL câu hỏi ).
- Câu hỏi 4 /tr67.
-GV giúp HS nêu ý nghĩa của bài học – S H nhắc lại ý nghĩa của bài.
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
1-2 HS đọc cả bài.- Thi đọc theo nhóm.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ ý thức học tập, rèn luyện của HS. 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : ởvương quốc Tương Lai.
Tiếng việt (ôn)
 Luyện tập Danh từ chung , danh từ riêng
1.Mục tiêu: - HS được củng cố và rèn kĩ năng nhận biết danh từ chung, danh từ riêng dựa theo dấu hiệu và ý nghĩa của chúng.
- Rèn kĩ năng xác định và viết đúng danh từ chung, danh từ riêng.
- Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng mọi người qua cách viết tên riêng của 
người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 /tr 57.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Viết tên các đồ vật có trong lớp ; Tên của cô giáo đã dạy ...Phân biệt sự khác nhau giữa danh từ chung, danh từ riêng?
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : bàn, ghế, bút, bảng...( danh từ chung).
VD : Bùi Thị Lộc ...(danh từ riêng).
B.Nội dung chính:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung ôn tập:
- Ôn khái niệm về danh từ chung, danh từ riêng ?
- Vận dụng các bài tập : xác định danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, đặt câu, viết đoạn văn theo yêu cầu.
HĐ3 : Tổ chức thực hiện các yêu cầu, chữa bài :
Bài 1 : Viết lại đoạn văn “ Đêm nay ... các em...” trong bài Trung thu độc lập (TV4/tập 1/tr 66).
- Xác định các danh từ có trong bài.
- Danh từ nào là danh từ chung? Danh từ nào là danh từ riêng?
- Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
Bài 2 : Ghi tên một số tỉnh thành trong cả nước. 
( GV cho HS thi theo nhóm, cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên tỉnh thành, viết đúng, nhóm đó sẽ thắng).
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ghi lại các danh từ có trong đoạn văn em vừa viết.( HSKG có thể viết cả bài văn, HS yếu có thể viết theo từng câu).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, thực hành.
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành, chữa bài.
HS chép lại đoạn bài, xác định, phân loịa danh từ.
VD : Danh từ chung : anh, trăng ngàn, gió núi, lòng, trung thu, các , em, trăng, đêm nay, nước, mùa thu, thành phố, làng mạc, núi rừng, quê hương.
- Danh từ riêng : Việt Nam ( viết hoa).
HS thi theo hai nhóm ở trên bảng, HS còn lại làm trong vở để bổ sung cho nhóm.
VD : Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, ....
HS viết đoạn, bài trong vở, giới thiệu bài viết của mình. 
HS nghe, xác định các danh từ có trong bài hoặc đổi vở xác định danh từ theo cặp, báo cáo.
HS đọc từng câu, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2010.
Sáng: 
Luỵên từ và câu.
Tiết 13: Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam (SGK tr/68).
1.Mục tiêu: - HS nắm được cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Rèn kĩ năng xác định và viết đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng mọi người qua cách viết tên riêng của người.
2.Chuẩn bị: Bản đồ Việt Nam.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Phân biệt DTC, DTR? choVD về DTC, DTR, cách viết DTC, DTR ?
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : sông ( viết thường)......
Nguyễn Thị Hoà Bình ( viết hoa)
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: - Nêu tên một số tỉnh thành mà em biết?
- Nêu tên các bạn trong tổ em?
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định và thực hành các yêu cầu trong phần nhận xét ( SGK/tr 68).
I . Nhận xét :
- Nhận xét cách viết các tên riêng trong bài?
II , Ghi nhớ : SGK/tr 68.
III.Luyện tập : 
Bài 1 : Viết tên em và địa chỉ gia đình.
( Khuyến khích học sinh giới thiệu hay , đảm bảo yêu cầu bài).
Bài 2 : Viết tên một số xã ở huyện của em.
GV cho HS giỏi nêu tên đủ 19 xã và thi trấn.
- Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Hải Dương...
- Hoàng Phương Mai, Phạm Anh Đào,. . .
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành.
HS đọc, thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong phần nhận xét.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
HS nêu VD và viết lại trên bảng lớp. 
HS nêu miệng một lần, viết vào bảng nhóm, viết vào vở, chữa bài.
VD : Chào các bạn. Mình tên là Bùi Hồng Hạnh. Mình ở thôn Hoành Bồ, xã lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương....
HS phân tích cách viết, và giải thích tại sao?
VD : xã Thanh Luân, xã Thanh Sơn,...
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho VD minh hoạ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
Chính tả (Nhớ – viết)
Tiêt 7: Gà Trống và Cáo (SGK tr 67)
1-Mục tiêu: - HS nhớ-viết đúng, trình bày đẹp bài Gà Trống và Cáo. 
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn n/l ; ch/tr. 
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 67.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ láy có âm đầu s/x.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nôi dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS nhớ và đọc lại bài viết. 
GV hướng dẫn HS viết từ khó( dựa vào nghĩa của từ).
- Nêu cách trình bày bài thơ?
GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm và điền những chữ còn bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
Bài 3a: GV cho HS thi tìm từ nhanh theo nhóm.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc thuộc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
HS luyện viết từ dễ sai vào bảng con. VD : Từ : + Gà Trống, Cáo : Tên riêng nhân vật trong bài.
+ loan tin : truyền tin.
- Trình bày theo thể thơ sáu-tám, viết hoa chữ cái đầu dòng, đóng, mở ngoặc kép khi trích dẫn lời nhân vật.HS viết bài.
HS đổi vở soát lỗi.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
* Kết quả : Trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
a, ý trí
b, trí tuệ
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Trung thu độc lập
Chiều:	Tiếng việt ( ôn )
 Luyện tập kể chuyện đã nghe, đã đọc
1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực, lòng nhân hậu, lòng tự trọng.
- Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục lối sống trung thực, thật thà, biết tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể về sự trung thực, lòng tự trọng, lòng nhân hậu.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : Giáo viên nêu yêu cầu giờ học:
HĐ2 : Định hướng nội dung ôn luyện:
- Thế nào là tự trọng?
- Trung thực nghĩa là gì?
- Người như thế nào là người có lòng nhân hậu?
Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng, trung thực, nhân hậu.
HĐ3 : Tổ chức thực hành chọn, kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu một số biểu hiện của tính trung thực, tự trọng, nhân hậu?
- Nêu tên một số câu chuyện về lòng nhân hậu , lòng tự trọng, tính trung thực đã được nghe, được đọc?
GV hướng dẫn HS nói từng phần:
a, Giới thiệu câu chuyện:
b, Kể thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần.
GV tổ chức cho HS kể chuyện và
nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
- Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm việc gian dối...
-...tự coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình...
- không nói dối, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật...
-... giàu lòng thương người, nhân ái...
HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện.
HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn.
- Không nói dối, không tham lam, giúp đỡ mọi người...
VD : Truyện Một người chính trực, Những hạt thóc giống....
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca; Sự tích dưa hấu, Ba lưỡi rìu...
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý.
nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về tính trung thực, ngay thẳng, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích riêng, giáo dục tính trung thực, lòng tự trọng, sự nhân hậu, biết yêu thương , giúp đỡ con người....
HS bình chọn giọng kể hay
GV giúp đỡ HS yếu kể đoạn truyện.
HSKG có thể dựng hoạt cảnh ngắn minh hoạ truyện.
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2010.
Kể chuyện
	Tiết 7:	 Lời ước dưới trăng (SGK tr/ 69).
1.Mục tiêu: - HS dựa vào lời kể của cô và tranh vẽ kể lại được đoạn truyện, câu chuyện.
- Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập, tin yêu cuộc sống, biết ước mơ những điều tốt đẹp.
2.Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ truyện.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: GV kể chuyện.
GV kể câu chuyện lần một- giọng chậm rãi , nhẹ nhàng.
GV kể chuyện lần hai kết hợp chỉ tranh.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện,  ... kể theo nhóm(4 HS), mỗi em kể một đoạn tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh.
- ...vào rằm tháng riêng... đến hồ Hàm Nguyệt ... nói lên nguyện ước của mình... lời ước ứng nghiệm...
HS thi kể chuyện, TLCH theo nội dung hỏi SGK/tr 69. Một HS hỏi- một HS TL
- VD : Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
- ...cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà khỏi bệnh.
HS nhận xét về nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ....
-.. Những điều ước cao đep mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi ngưòi.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện về ước mơ cao đẹp hoặc viển vông, phi lí.
.
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 13: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện ( SGK /tr 72)
1. Mục tiêu: – HS hiểu cốt truyện Vào nghề , luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện hoàn chỉnh dựa vào cốt truyện cho sẵn.
- Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn kể chuyện, viết và trình bày đúng đoạn văn theo hướng phát triển nội dung và hình thức viết đoạn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện kể Ba lưỡi rìu.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - Kể chuyện Ba lưỡi rìu.
B. Nội dung chính :
HS kể lại câu chuyện kết hợp chỉ tranh minh hoạ. HSTB yếu có thể chỉ cần kể một đoạn trong bài.
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của tiết học.
b, Nội dung chính:
Bài 1 :Đọc cốt truyện Vào nghề
GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- Nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên ?
- Nhận xét về cách trình bày mỗi sự việc?
Bài 2 : Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được hoàn chỉnh đoạn nào. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong những đoạn ấy.
GV cho 4 HS viết vào phiếu để trình bày ( lựa chọn đại diện cho 4 đoạn).
GV cho HS khác trình bày , bổ sung ý kiến.
GV kết luận những đoạn văn hoànchỉnh và hay nhất.
- Câu chuyện muốn nói điều gì?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, thực hiện yêu cầu.
1 HS đọc cốt truyện Vào nghề.
HS quan sát tranh minh hoạ.
VD : - Sự việc 1, Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa, đánh đàn.....
- Mỗi sự việc được trình bày trong một đoạn, hết đoạn chấm xuống dòng.
HS kể lại cốt truyện.
HS đọc lại đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
HS đọc thầm, lựa chọn đoạn viết và làm việc cá nhân.
HSKG có thể nói miệng một, hai lần để HSTB yếu học tập cách phát triển sự việc thành đoạn văn.
HS đọc bài đã viết, nhận xét bài làm của bạn, cách trình bày đoạn văn, thảo luận
về ý nghĩa của truyện.
.. biết ước mơ , kiên trì thực hiện ...ước mơ sẽ trở thành hiện thực.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện.
Luyện từ và câu
Tiết 14: Luyện tập viết tên người , tên địa lí Việt Nam (SGK tr/74).
1.Mục tiêu: - HS nắm chắc quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Rèn kĩ năng xác định và viết đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng mọi người qua cách viết tên riêng của người.
2.Chuẩn bị: Bản đồ Việt Nam.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Phân biệt DTC, DTR? choVD về DTC, DTR, cách viết DTC, DTR ?
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : đò, hoa, cây ( viết thường)......
Nguyễn Thị Chang ( viết hoa)
B.Nội dung chính:
GV tổ chức cho HS thực hành khoảng 15 phút trong VBT, chữa bài.
Bài 1 : Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau:
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài, cho HS viết lại các danh từ riêng đã viết sai – Tương ứng bên cạnh là DTR đã sửa lại theo đúng quy tắc viết.
Bài 2 :Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam.
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi:
- Hướng dẫn viên du lịch qua các vùng miền, các tỉnh thành, những khu du lịch nổi tiếng.
HS thực hành, chữa bài.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành.
HS đọc lại bài ca dao, đọc thầm và làm bài tập. VD :
Tên riêng viết sai
Tên riêng viết đúng
Hàng bồ
Hàng bạc
 Hàng gai....
Hàng Bồ
Hàng Bạc
 Hàng Gai....
* Danh từ riêng phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
HS vừa giới thiệu, vừa chỉ trên bản đồ những vùng quê, những nơi đã đi qua, đến thăm
HSTB chỉ yêu cầu nêu tên và tìm đúng vị trí địa danh trên bản đồ.
HSKG giới thiệu thành bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho VD minh hoạ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài.
TIếng việt( ôn)
 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 
1.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố và rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện có sáng tạo.
- Giáo dục ý thức học tập, sống nhân hậu, biết quan tâm đến mọi người.
2.Chuẩn bị: Nội dung ôn luyện.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn lại lí thuyết về đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Thực hành viết đoạn văn kể chuyện theo nội dung truyện đã học hoặc theo sự sáng tạo.
HĐ3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Dựa vào lời dẫn dưới mỗi hình minh hoạ câu chuyện Lời ước dưới trăng, viết đoạn văn ứng với từng hình minh hoạ ấy.
GV có thể đặt câu hỏi để gợi ý HSTB yếu nhớ lại sự việc chính của từng đoạn và diễn biến của truyện.
VD : Đoạn 2 : - Chị Ngàn có dáng vẻ như thế nào?
- Bạn nhỏ đã hỏi chị điều gì?
- Thái độ của chị ra sao?
- Bạn nhỏ đã nghĩ gì?
 Bài 2 : Hãy tưởng tượng cuộc du ngoạn trong khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương lai. Viết một đoạn văn kể lại một sự việc đã xảy ra trong khu vườn đó.(HSKG).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
HS định hướng nội dung, nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng thực hành.
- Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn . Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
HSKG làm mẫu một, hai lần.
HSKG có thể viết cả bốn đoạn truyện.
HSTB-yếu có thể chỉ viết một, hai đoạn.
HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách viết của mình.
-..Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết....
VD : Bước vào Khu vườn kì diệu, mình không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi chính mình được tận mắt chứng kiến những điều mà từ trước đến nay chưa bao giờ thấy. Một chùm nho to đến nỗi mình tưởng nó là chùm lê. Em bé của vương quốc đã mời mình thưởng thức hương vị của những quả nho ấy. Thật tuyệt....
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 14: Luyện tập phát triển câu chuyện.( SGK/tr 75).
1. Mục tiêu:- HS biết cách phát triển câu chuyện theo yêu cầu của đề bài, kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Rèn kĩ năng thực hành phát triển câu chuyện, câu văn mạch lạc, ý văn rõ ràng, ngôn ngữ kể có hình ảnh, sinh động.
- Giáo dục ý thức học tập, biết ước mơ những điều tốt đẹp.
2 . Chuẩn bị : Câu chuyện minh hoạ nội dung bài học.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra:- Đọc lại đoạn văn kể chuyện tiết trước.
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
gì?
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề bài :
GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu đề , gạch chân dưới từ ngữ quan trọng của đề bài.
HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện.
- Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
- Em thực hiện từng điều ước thế nào?
- Em nghĩ gì khi thức giấc?
GV kể tham khảo hoặc cho HSKG nói mẫu một hai lần.
GV tổ chức cho HS kể lại câu chuyện, viết, kể trước lớp.
- Khi trình bày đoạn văn cần chú ý điều gì? 
GV tổ chức cho HS thi kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện bạn vừa kể muốn nói với chúng ta điều gì?
HS đọc bài, nghe, nhận xét bài làm của bạn.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài thực hiện yêu cầu của giờ học.
* Đề bài : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ướcvà em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
HS đọc thầm gợi ý SGK/tr 75, suy nghĩ, trả lời:
- ...em đang mót từng bông lúa rơi trên cách đồng...
-...bà thương em vất vả....em vừa ngoan ngoãn, vừa hiếu thảo...
- ..em ước cho mẹ em khỏi bệnh, có thể đi lại được... ước cho chị Nhài hàng xóm của em có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời...
- Mỗi đoạn văn trong bài kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng
cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- ....phải biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, sống giàu lòng nhân ái...
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Sinh hoạt
Kiểm điểm hoạt động tuần 7
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 7, đề ra phương hướng hoạt động tuần 8.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Chi đội thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu : Lanh – Hải. 
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Giang, Hanh. 
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả, còn có hiện tượng mất trật tự.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm: Linh, Nguyệt.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-10 – Ngày phụ nữ Việt Nam.
- Chuẩn bị tốt cho cuộc thi Đọc hay-Viết đẹp do tổ 4+5 tổ chức vào cuối tháng 10.
- Tiếp tục thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
- Thanh toán các loại quỹ với nhà trường.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên trong học tập và rèn luyện đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc