Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 57: Đường đi sa pa

Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 57: Đường đi sa pa

TẬP ĐỌC

Tiết 57 : Đường đi Sa Pa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp đọc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái

 2. Kĩ năng:

+ Đọc đúng các từ ngữ khó: rực lên, ngọn lửa, lim dim, lướt thướt, Phù Lá, sặc sỡ, long lanh, nồng nàn, lay ơn

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng. Học thuộc đoạn cuối bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 2 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 3280Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 57: Đường đi sa pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tiết 57 : Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu
Kiến thức:
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp đọc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái
 2. Kĩ năng: 
Đọc đúng các từ ngữ khó: rực lên, ngọn lửa, lim dim, lướt thướt, Phù Lá, sặc sỡ, long lanh, nồng nàn, lay ơn
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng. Học thuộc đoạn cuối bài.
II. đồ dùng dạy - học
 Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa.
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4')
Kiểm tra 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Con sẻ.
3 HS thực hiện yêu cầu.
Nhận xét và ghi điểm từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1' )
Giới thiệu tên chủ điểm tranh minh hoạ 
HS nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) HĐ 1 (12')Luyện đọc
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
Chú ý câu văn: 
Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô / tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.
HS đọc bài theo trình tự:
HS1: Xe chúng tôi lướt thướt liễu rủ.
HS2: Buổi chiều sương núi tím nhạt.
HS3: Hôm sauđất nước ta.
Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới, khó trong bài.
HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc.
Gọi HS đọc toàn bài.
2 HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
Theo dõi GV đọc mẫu.
Toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, huyền ảo, âm âm, rực lên, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, dịu dàng, lướt thướt, vàng hoe, sặc sỡ, hoàng hôn, dập dìu, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kỳ diệu,
 b)HĐ (10') Tìm hiểu bài
Gọi HS đọc câu hỏi 1. 
1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, nói cho nhau nghe về những gì mình hình dung ra.
Gọi HS phát biểu. Nghe và nhận xét ý kiến của HS.
3 HS tiếp nối nhau phát biểu. Sau mỗi lần HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời đầy đủ.
GV hỏi: Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa?
3 HS tiếp nối nhau phát biểu:
Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa.
Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
Kết luận, ghi ý chính của từng đoạn.
GV hỏi: Những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt ta thật sinh động và hấp dẫn. Điều đó thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả? (HS giỏi).
Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến- Nhận xét.
Vì sao tác giả gọi “Sa Pa là món quà tặng diệu kỳ của tự nhiên “? (HS khá, giỏi).
Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Em hãy nêu ý chính của bài văn?
HS nêu:
Kết luận, ghi ý chính của bài.
2 HS nhắc lại ý chính của bài.
c) HĐ 3 (10') Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
Gọi 3 HS đọc tiếp nối cả bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
Đọc bài, tìm cách đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
Theo dõi.
Treo bảng phụ có đoạn văn: “xe chúng tôi liễu rủ”.
GV đọc mẫu.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
Gọi HS đọc diễn cảm.
3 đến 4 HS thi đọc.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn 3.
HS nhẩm học thuộc lòng.
2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3 HS đọc thuộc lòng.
3. Củng cố - dặn dò (4')
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài tập đọc 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc lòng đoạn 3 và soạn bài " Trăng ơi. từ đâu đến?"

Tài liệu đính kèm:

  • docKy II - TAP DOC 19 -duong di sa pa.doc