Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 1 đến 6

Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 1 đến 6

Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 200

Môn : Tập đọc

Tiết :

Bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc lưu loát toàn bài :

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Hiểu : Ca ngời dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, binh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

II. CHUẨN BỊ

 - Tranh minh hoạ, tranh ảnh dễ mèn, truyện “Dế màn phưu lưu kí”.

 - Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )

 2- Kiểm tra bài cũ : (không có)

 3- Giảng bài mới :

* Giới thiệu bài

 

doc 25 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 988Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
Tiết : 
Bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát toàn bài :
 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
 - Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
 - Hiểu : Ca ngời dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, binh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ, tranh ảnh dễ mèn, truyện “Dế màn phưu lưu kí”.
 - Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (không có)
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Dế mèn bênh vực kẻ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
10’
16’
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
 Chủ điểm đầu tiên : “Thương người như thể thương thân” với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Bài tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
- Bài này có thể chia làm mấy đoạn ?
- Tìm hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Giải nghĩa từ khó :
 + Ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
 + Thui thủi : cô dơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
- GV đọc diễn cảm cả bài, giọng chậm rãi.
b) Tìm hiểu bài :
- Em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm hiểu những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- Nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Đọc diễn cảm đọc văn.
- Quan sát tranh minh hoạ Dế Mèn và Nhà Trò.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2 – 3 lượt).
- 4 đoạn :
Đoạn 1 : Hai dòng đầu.
Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo.
Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo.
Đoạn 4 : Phần còn lại.
- Luyện đọc từng đoạn.
- Đọc thần phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
Luyện đọc theo cặp.
1 -2 HS đọc cả bài.
 Chia nhóm để tự điều khiển nhau đọc và trả lưòi câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.
- Đọc đoạn 1.
Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xướt thì nghe tiếng khóc tẻ tẻ, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên đá cuội.
- Đọc thầm đoạn 2 :
Thân chị bé nhỏ, gầy yếu, người bụi những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghéo túng.
- Đọc thầm đoạn 3 :
Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đó chưa trả thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm ăn không đủ, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăn tơ chặn đường, đi bắt chị ăn thịt.
- Đọc thầm đoạn 4 :
Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
 Phản ứng mạnh mẽ : xoè cả hai càng ra : hành động bảo vệ, che chở.
- Đọc lướt toàn bài.
Nhà Trò ngồi gục đầu  bụi phấn ’ Nhà Trò như một cô gái đáng thương, yếu đuối.
Dế Mèn xoè cả hai cánh ra, bảo Nhà Trò : Em đừng sợ
Dế mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
Đọc diễn cảm theo cặp.
Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
 Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
 - Liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế mèn ?
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
 - Chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
Tiết : 
Bài : Mẹ ốm
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
 - Đọc đúng các từ và câu.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ :Tình cảm yêu thương, sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. Vật thực : một khơi trầu.
 - Băng giấy viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 GV kiểm tra 2 HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi : nêu ý nghĩa của bài.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
 Hôm nay, chúng ta học bài : Mẹ ốm
Ghi bảng Mẹ ốm
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
16’
a) Luyện đọc :
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu. 
- Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.
+ Cơi trầu :
+ Y sĩ :
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ? 
Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ thể hiện qua câu thơ nào ?
Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ :
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. 
- Đọc thầm phần chú thích trong bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Đọc 2 khổ thơ đầu.
Cho biết bạn nhỏ ốm, lá trầu mẹ không ăn được, truyện Kiều mẹ không đọc.
- Đọc khổ thơ 3.
Có bác xóm làng đến thăm, người cho trứng, cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào.
- Đọc thầm toàn bài thơ.
Bạn nhỏ xót thương mẹ.
Bạn nhỏ maong mẹ chóng khoẻ.
Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui.
Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình.
- Luyện đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Nêu ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Nhận xét tiết học, HTL bài thơ. 
 - Chuẩn bị : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
Tiết : 
Bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (t.t)
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
 2. Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Giấy viết những câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Một HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và nêu nội dung của bài thơ.
1 HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, nói ý nghĩa của truyện.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
 - Hôm nay các em học bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo).
Ghi bảng Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Trong bài tập đọc lần trước các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Hôm nay chúng ta sẽ thấy hành động của Dế mèn.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
Bài này chia ra làm mấy đoạn ?
- Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi sai phát âm của các em (lỗi dễ sai : lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn,).
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Tìm hiểu đoạn 1 (4 dòng đầu) 
Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
- Tìm hiểu đoạn 2 (6 dòng tiếp theo)
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
- Tìm hiểu đoạn 3 ( Phần còn lại) 
Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? Chúng sợ hãi, cũng dạ ran, cuồng cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
* Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất là từ danh hiệu hiệp sĩ bởi vì Dế mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn đọc để thể hiện nội dung bài.
Chú ý nhấn giọng các từ gợi tả : sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét, dạ ran, cuồng cuồng, quang hẳn.
- Đọc mẫu.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn (đọc 2–3 lượt)
- 3 đoạn :
Đoạn 1 : Bốn dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện)
Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện).
Đoạn 3 : Phần còn lại (kết cục câu chuyện).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một đến hai HS đọc cả bài.
- Chia nhóm.
- Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
Dế Mèn chủ động hỏi lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh.
- Đọc đoạn còn lại.
Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử
- HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận, chọn danh hiệu thích cho Dế mèn.
Võ sĩ
Chiến sĩ
Hiệp sĩ
Dũng sĩ
 ... I. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ trong bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 Kiểm tra đọc thuộc lòng Tre Việt Nam.
Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì của ai ?
Nhận xét.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
 Hôm nay, chúng ta học bài : Những hạt thóc giống
Ghi bảng Những hạt thóc giống.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
9’
9’
9’
a) Luyện đọc :
- Luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa từ khó.
- GV đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung trực 
Theo lời vua, chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
Hành động của chú bé có gì khác mọi người ? 
Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ :
Tổ chức thi đọc diễn cảm.
Nhận xét, đánh giá.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
Đoạn 1 : 3 dòng đầu.
Đoạn 2 : 5 dòng tiếp.
Đoạn 3 : 5 dòng tiếp.
Đoạn 4 : 4 dòng còn lại.
- Luyện đọc theo cặp.
Phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luột kĩ dưa cho mọi người gieo.
Chôm đã gieo trồng nhưng không nảy mầm.
Chôm dũng cảm nói lên sự thật.
Vì người trung thực bao giờ cũng nói sự thật, không vì lợi ích của mình mà làm hỏng việc.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Thi đọc diễn cảm bằng cáhc phân vai :
Người dẫn truyện
Chú bé Chôm
Nhà vua
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ?
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 5 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
Tiết : 
Bài : Gà trống và Cáo
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của gà và cáo.
Hiểu ý nghĩa : khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu như Cáo.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ bài thơ SGk phóng to.
 - Sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Bài cũ chúng ta học bài gì ?
Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Những Hạt thóc giống.
 + Bài này khuyên ta điều gì ?
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
 - Hôm nay các em học bài Gà Trống và Cáo.
Ghi bảng Gà Trống và Cáo.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
8’
9’
9’
Quan sát tranh minh hoạ.
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
a) Luyện đọc 
- Cho HS đọc toàn bài.
Bài này chia ra làm mấy đoạn ?
- Đọc từ khó : đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay,
- GV đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
Gà trống đứng ở đâu ? Cáo đứng ở đâu ?
Cáo đã làm gì để dụ gà Trống xuống đất ?
Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói ?
Thấy cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao ?
Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
Bài này khuyên ta điều gì ?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Quan sát tranh.
- 3 đoạn :
Đoạn 1 : Mười dòng thơ đầu (từ đầu tình nhân)
Đoạn 2 : tiếp theo đến tin này.
Đoạn 3 : bốn dòng cuối.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- Luyện đọc nối tiếp và giải từ khó.
- 1 HS đọc từ khó trong SGK.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
Gà trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới.
Đó là tin bịa đặt Cáo dụ Gà nhằm ăn thịt.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
Cáo rất sợ chó săn. Gà làm cho Cáo khiếp sợ bỏ chạy bộ mưu gian.
- Đọc thầm đoạn 3 :
Cáo khiếp sợ, co cẳng bỏ chạy.
Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được.
Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin rồi làm cho Cáo sợ khiếp lại.
Khuyên người ta đừng vội tin đường mật.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai.
- Học nhẩm HTL bài thơ (đoạn thơ).
- Thi đọc thuộc lòng.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
Nêu ý nghĩa của bài.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Học thuộc lòng bài thơ.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
 	 Tiết : 
Bài : Nỗi dằn vặt của An - Đrây - Ca
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với người kể chuyện.
 2. Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thành, sự nghiêm khắc.
II. CHUẨN BỊ 
Tranh minh hoạ trong bài học SGK.
Sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Kiểm tra việc học thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”.
Nhận xét về tính cách của hai nhân vật Gà trồng và Cáo.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
7’
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Cho 1 HS đọc toàn bài.
Bài này chia ra làm mấy đoạn ?
a) Luyện đọc :
- Luyện đọc từ khó : An-đrây-ca.
- Cho HS luyện đọc câu dài từ “Chơi một lúc về nhà”
b) Tìm hiểu bài
Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc thái độ của An-đrây-ca như thế nào ?
An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
c) Thi đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài.
- Luyện đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Luyện đọc và giải nghĩa từ dằn vặt.
Luyện đọc câu dài.
Luyện đọc theo cặp.
2 HS đọc cả bài.
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
An-đrây-ca 9 tuổi, em sống với ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
Nhanh nhẹn đi ngay.
An-đrây-ca được bạn mời chơi đá bóng, mãi chơi em quên lời mẹ dặn.
Ông đã qua đời.
Do mình mãi chơi mua thuốc về chậm nên ông mất.
Rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
Luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
Người dẫn truyện.
Ông.
Mẹ.
An-đrây-ca.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện.
Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc
 Tiết : 
Bài : Chị em tôi
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc trơn cả bài, chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.
 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
II. CHUẨN BỊ 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 Gọi HS đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
An-đrây-ca đã tự dằn vặt mình như thế nào ?
Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là một con người như thế nào ?
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bà 
Ghi bảng Chị em tôi
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
8’
9’
9’
Cho HS quan sát bức tranh.
Tranh vẽ cảnh gì ? 
Cho 1 HS đọc cả bài.
Bài này chia ra làm mấy đoạn ?
a) Luyện đọc theo đoạn
 - Đọc từ khó : tặc lưỡi, yên vị.
- Luyện đọc câu dài : Thỉnh thoảng  tỉnh ngộ.
- GV đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
Cô chị xin phép ba đi đâu ?
Cô chị có đi học nhóm không ?
Vì sao mỗi lần nói dối cô lại thấy ân hận ?
Cô em đã làm gì cho cô chị thôi nói dối ?
Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Vẽ cảnh hai chị em.
- 3 đoạn :
Đoạn 1 : từ đầu đến  cho qua.
Đoạn 2 : tiếp theo đến  nên người.
 Đoạn 3 : phần còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
- Đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1 :
Đi học nhóm.
Cô không đi học mà la cà cùng bạn đi chơi, đi xem phim.
Vì cô thương ba, biết đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô quen nói dối.
- Đọc đoạn 2 ;
Cũng bắt chước chị nói dối đi tập văn nghệ rồi vào rạp chiếu bóng lướt qua chị rồi vờ như không thấy chị.
 Bị chị mắng nhưng người vẫn thủng thẳng đáp là đi tập văn nghệ. Cuối cùng chị cũng bị lộ.
- Đọc đoạn 3 :
Không bao giờ nói dối ba nữa.
Không được nói dối.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Cả lớp luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách (Cô em thông minh / Cô bé ngoan. Cô chị biết hối lỗi / Cô chị biết nghe lời)
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Rút ra bài học không bao giờ nói dối.
* Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc(T1-6).doc