Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 7 - Tiết 13: Trung thu độc lập

Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 7 - Tiết 13: Trung thu độc lập

Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP

I - Mục đích, yêu cầu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .

- Hiểu ND : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẻ của các em và đất nước ( trả lời được các CH trong SGK )

II – Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.

III - Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 7 - Tiết 13: Trung thu độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I - Mục đích, yêu cầu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .
- Hiểu ND : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẻ của các em và đất nước ( trả lời được các CH trong SGK ) 
II – Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Trung thu độc lập. 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng.to lớn, vui tươi.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác .
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
 Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
 Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng)
Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
 Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
 Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
 Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn..
Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào ?
 (Học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét.)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.”
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1.
HS đọc đoạn 2
3 học sinh đọc
4. Củng cố: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tập đọc
Tiết 14 : Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I - Mục đích, yêu cầu :
- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên . 
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ , hạnh phúc , có những phát minh độc đáo của trẻ em ( trả lời được các CH 1, 2 , 3 ,4,trong SGK ) 
II – Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
bảng phụ viết đoạn văn đọc diễn cảm.
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Ở vương quốc tương lai.
b. Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 “Trong công trường xanh.”
 Luyện đọc: 
GV đọc mẫu màn kịch: giọng rõ ràng, hồn nhiên
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
Chia màn 1 thành 3 đoạn:
 - Đoạn 1: năm dòng đầu.
 -Đoạn 2: tám dòng tiếp theo.
 -Đoạn 3: bảy dòng còn lại.
 -Học sinh đọc phần chú thích. 
 Học sinh đọc theo cặp.
 Học sinh đọc cả màn kịch.
Tìm hiểu nội dung màn kịch:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
 Đến vương quốc tương lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì
 Vật làm cho người khác hạnh phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì lạ, một cái máy biết bay trên không như một con chim, một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
 Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ.
GV đọc diễn cảm mẫu
HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai
Hai tốp HS thi đọc.
 * Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 “Trong khu vườn kì diệu ”
-GV đọc diễn cảm màn 2
-HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng phần trong màn 2.
-Sáu dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé cầm kho)
-Sáu dòng tiếp theo (lời thoại của Mi-tin với em bé cầm táo)
-Năm dòng còn lại (lời thoại của Tin-tin với em bé có dưa .)
-HS luyện đọc theo cặp
-Hai học sinh đọc màn kịch.
 Tìm hiểu nội dung màn kịch.
Những trái cây mà Tin tin va Mi tin lấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường ?
 - Chùm nho, quả to đến nỗi Tin tin tưởng đó là chùm quả lê
- Những quả táo to đến nỗi Mi tin tưởng đó là những quả dưa đỏ.
- Những quả dưa to đến nỗi Tin tin tưởng đó là quả bí đỏ.
Em thích những gì ở vương quốc tương lai (HS tự trả lời.)
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn 2 theo cách phân vai.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Học sinh đọc
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
Học sinh đọc
Học sinh đọc
Học sinh đọc
4. Củng cố: Vở kịch nói lên điều gì?
thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đótrẻ em là những nhà phát minh đầy sáng tạo. 
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 7.doc