Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Hoa học trò - Năm học 2011-2012

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Hoa học trò - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

+ PB: là, loạt, góc trời đỏ rực,xòe ra, lá lại càng xanh, nỗi niềm, me non, dần dần xòe ra, lúc nào, chói lói,

+PN: đóa cành,, mỗi hoa, tán hoa lớn xòe ra, đưa đẩy, ngạc nhiên, nỗi niềm, bỗng, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

- Đọc diễn cảm tòa bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư.

2. Đọc – hiểu:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.

 

docx 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Hoa học trò - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn:
Người dạy:
Ngày soan:15/01/2012
Ngày dạy:	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tập đọc Lớp:4
Bài: HOA HỌC TRÒ
MỤC TIÊU:
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
+ PB: là, loạt, góc trời đỏ rực,xòe ra, lá lại càng xanh, nỗi niềm, me non, dần dần xòe ra, lúc nào, chói lói,
+PN: đóa cành,, mỗi hoa, tán hoa lớn xòe ra, đưa đẩy, ngạc nhiên, nỗi niềm, bỗng,.
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
Đọc diễn cảm tòa bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư.
Đọc – hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.
Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò.
Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở bài tập.
Dụng cụ học tập: bút, thước kẻ,compa,.
CÁC HOAT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Ổn định, tổ chức lớp:
Gv kiểm tra sỉ số lớp.
Gv cho lớp hát một bài hát.
Gv kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn.
Kiểm tra bài cũ:
Gv gọi 3 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Gv gọi 1hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét và cho điểm cho hs.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
 Gv cho hs quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
Gv giới thiệu bài: Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thuở cắp sách tới trường. Tại sao Xuân Diệu lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến bồi hồi? Bài văn Hoa học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó.
Gv ghi tựa bài lên bảng.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc:
Gv yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài( 3 lượt). Gv chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng hs (nếu có).
Lưu ý: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? (thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò).
Gv yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
Gv yêu cầu hs đọc nối tiếp theo cặp.
Gv yêu cầu 2 hs đọc toàn bài.
Gv đọc mẫu. chú ý gọng đọc như sau:
 + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
 + Nhấn giọng ở những từ ngữ: không phải, một đóa, không phải vài cành, cả một loạt, một vùng trời, cả một góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, cây, hang, tán lớn, muôn ngàn con bướm thắm, nỗi niềm, xanh um, mát rượi, ngon lành, xếp lại, e ấp, xòe ra, phơi phới, tin thắm, ngạc nhiên, bất ngờ, chói lọi, kêu vang, rực lên,
Tìm hiểu bài:
Gv nêu: Đọc bài viết của nhà thơ Xuân Diệu, các em sẽ thấy được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng qua những từ ngữ chọn lọc và những hình ảnh đặc sắc, độc đáo. Các em hãy chú ý để học cách miêu tả cậy cối của nhà thơ, một trong những nghệ sĩ bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ qua bài viết này. Để biết điều đó chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu bài.
Gv yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1,trao đổi và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
Gv lần lượt hỏi:
+ Em hiểu “đỏ rực”có nghĩa như thế nào?
 + Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng?Dùng như vậy có gì hay?
Gv nêu: Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa rất lớn.
Gv ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.
Gv yêu cầu hs đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Gv giảng tiếp: Đã từ rất lâu, phượng là một loài hoa gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thuở cắp sách đến trường. Phương nở báo hiệu mùa hè tới. phượng nở đỏ rực trời báo hiệu những ngày hè. Bởi thế hoa phượng được Xuân Diệu và mọi lứa tuổi học trò gọi bằng cái tên thân thiết:Hoa học trò.
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? Vì sao?
Gv hỏi tiếp:
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
+ Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những cảm giác nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
+Mùa hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai?
Gv ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
Gv hỏi: Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì?
Gv kết luận: Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò và đó cũng là nội dung chính của bài Hoa học trò.
Gv ghi ý chính lên bảng.
Đọc diễn cảm:
Gv yêu cầu 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
Gv hỏi tiếp: Theo em, để giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào? 
Gv yêu cầu: Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
Gv treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc 
+ Gv đọc mẫu
+ Gv yêu cầu hs tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.
Gv tổ chức cho lớp thi đọc diễn cảm với nhau.
Gv nêu thể lệ: Mỗi tổ cử đại diện 1 hs thi đọc diễn cảm với nhau.
Gv gọi 1 hs đọc diễn cảm trước lớp.
Gv cho đại diện từng tổ thi nhau đọc.
Gv gọi hs nhận xét phần đọc của các tổ
Gv nhận xét lại và công bố kết quả đọc.
Gv tuyên dương tổ chiến thắng.
Củng cố, dặn dò:
Gv hỏi: Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
Gv nhận xét tiết học
Gv dặn hs về nhà,học cách quan sát, miêu tả hoa phượng, lá phượng của tác giả và soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Lớp trưởng báo cáo.
Cả lớp hát 1 bài hát.
Tổ trưởng báo cáo.
3 hs đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Hs nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát tran và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực bông.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Phượng không phải.đậu khít nhau.
+HS2: Nhưng hoa càng đỏ.bất ngờ vậy?
+ HS3: Bình minhcâu đối đỏ.
1 hs đọc thành tiếng phần chú giải.
2 hs ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
 2hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Hs theo dõi gv đọc mẫu.
Hs lắng nghe.
Hs đọc thầm và traoo đổi tìm các từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Hs trả lời:
+ Đỏ rực: đỏ thắm. màu đỏ rất tươi và sang.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều,rất đẹp.
Hs quan sát, 2 hs nhắc lại ý chính đoạn 1.
Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trông rất nhiều trên các sân trường. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò.
Hs lắng nghe.
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
Hs trả lời:
+Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ Tác giả đã dùng thị giác, vị giác, xúc giác, để cảm nhận vẻ đẹ của lá phượng.
+ Bình minh, mùa hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
+ Đoạn 2 cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
Hs đọc ý chính đoạn 2
Hs nối tiếp nhau nêu ý đoạn 3
+ Xuân Diệu đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng.
+ Hoa phượng là loai2hoa rất gần gũi, thân thiết với lứa tuổi học trò.
+Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của hoa phượng.
+ Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò. 
Hs lắng nghe.
2 hs nhắc lại ý chính của bài.
3 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
Hs trao đổi và đưa ra kết luận: Đọc bài với giọng nhẹ nhàng suy tư nhấn giọng ờ các tử gợi tả.
Hs tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc.
Hs quan sát
+ hs lắng nghe
+ 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc.
Hs lắng nghe
2 hs đọc trước, cả lớp lắng nghe.
Đại diện từng tổ đọc
Hs nhận xét phần đọc của các bạn.
Hs lắng nghe
Hs trả lời.
Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxtap doc hoa hoc tro.docx