Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trịnh Long Phụng Cao

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trịnh Long Phụng Cao

A .MỤC TIÊU : (Giúp học sinh )

- Đọc rành mạch , trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 ,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm .

-Hiểu ND bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ ( trả lời được các CH 1 , 2 ,3 ; thuộc ít nhất 1 khổ trong bài )

B .CHUẨN BỊ :

-Tranh minh hoạ SGK

-Đoạn văn hướng dẫn luyện đọc

C ,CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :

 

doc 163 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trịnh Long Phụng Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN :1
 Ngày dạy 10 tháng 8 năm 2009
 Tên bài dạy : Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
 ( Chuẩn KTKN : 6 ; SGK : 4 )
A .MỤC TIÊU : ( Theo chuẩn KTKN ) 
- Đọc rành mạch , trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò Dế Mèn ) 
- Hiểu nội dung : Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu 
- Phát hiện những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghỉa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
B .CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ SGK 
-Đoạn văn hướng dẫn luyện đọc
C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I / Mở đầu :
- Giới thiệu 5 chủ điểm SGK tiếng việt 4.
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc :
+ Đọc nối tiếp nhau từng đoạn ( đoạn 1 : 2dòng đầu , đoạn 2 : 5dòng tiếp theo , đoạn 3 :5 dòng kế , đoạn 4 : phần còn lại )
-GV kết hợp khen ngợi m đọc đúng và sửa lỗi phát âm sai .
-Giúp HS tìm hiểu từ khó trong bài ở lượt đọc thứ 2 .
+ Luyện đọc theo cặp 
+ Đọc cả bài .
+ GV đọc diễn cảm cả bài :đọc chậm rải giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện .
b. Tìm hiểu bài :
 - Đọc thầm đoạn 1 : tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảch như thế nào 
- Đọc thầm đoạn 2 : tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt .
- Đọc thầm đoạn 3 : trả lời Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp , đe doạ như thế nào ?
-Đoạn 4 :trả lời , những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
c.Hướng dẫn HS đọc diẽn cảm : 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc lại bài GV nhận xét .
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài .
+ GV đọc mẫu đoạn văn “ năm trước .vặt cách ăn thịt em “
- GV theo dõi , uốn nắn .
- Nêu nội dung bài muốn nói lên điều gì ?
- HS nhắc lại
- HS đọc 2 – 3 lượt 8 -10 em đọc 
- HS hiểu : ngắn chùn chùn ,thui thủi , mai phục 
- 2 em ngồi cùng bàn đọc 
- 1 - 2 em đọc to 
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì .gục đầu khóc bên tảng đá cuội
- Thân hình chị bé nhỏ , gầy yếu , người bự những phấn .nghèo túng . 
- Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn đe doạ bắt chị ăn thịt 
- lời nói : em đừng sợ  ăn hiếp kẻ 
+ cử chỉ : xoè cả hai càng ra dắt Nhà Trò đi .
- ( HS khá giỏi )
- HS tự trả lời 
- 4 em đọc 4 đoạn 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Lớp nhận xét bạn đọc 
- 1 - 2 em trả lời .
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ :
- Em học đựoc điều gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn , chuẩn bị cho bài sau .
 DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy 12 tháng 8 năm 2009
 Tên bài dạy : Mẹ ốm ( Chuẩn KTKN: 6 ; SGV : 9 )
A .MỤC TIÊU : (Giúp học sinh )
- Đọc rành mạch , trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 ,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm .
-Hiểu ND bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ ( trả lời được các CH 1 , 2 ,3 ; thuộc ít nhất 1 khổ trong bài ) 
B .CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ SGK 
-Đoạn văn hướng dẫn luyện đọc
C ,CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I /kiểm tra: 
- Đọc bài Dếù Mèn bênh vực kẻ yếu ,trả lời về nội dung bài học .
- GV nhận xét 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc :
+ Đọc nối tiếp nhau đọc bài thơ 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm , cách đọc ,chú ý nghỉ hơi đúng chổ câu 3,4 ,5 , 6 nhịp 2 /4 câu 14 nhịp 4 / 4 
-Giúp HS tìm hiểu từ khó trong bài ở lượt đọc thứ 2 .( từ : cơi trầu , y sĩ , truyện kiều )
+ Luyện đọc theo cặp 
+ Đọc cả bài .
+ GV đọc diễn cảm cả bài :khổ 1, 2 giọng trầm buồn , khổ 3 lo lắng khổ 4, 5 vui hơn
khỏ6 ,7 thiết tha 
b. Tìm hiểu bài :
 - Đọc thành tiếng 2 khổ đầu :
Trả lời câu hỏi ; Em hiểu những câu thơ trên muốn nói điều gì ? ‘lá trầu .cây sớm trưa “?
- Đọc khổ 3 : Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu tơ nào ?
- Đọc thầm bài thơ trả lời :Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- Nêu nội dung của bài thơ ?
c.Hướng dẫn HS đọc diẽn cảm và thuộc lòng bài thơ .
- HS đọc nối tiếp nhau đọc lại bài GV nhận xét .
- GV hướng dẫn tìm đúng giọng đọc và thể hiện đúng nội dung trọng tâm của người con .
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 ,2 khổ.
+ GV đọc mẫu trước .
+ GV theo dõi , uốn nắn .
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng .
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn thuộc tốt .
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
- 2 HS nhắc lại
 - HS đọc 2 - 3 lượt mỗi em đọc 1 khổ thơ 
8 - 10 em đọc 
- Lá trầu / khô giữa cơi trầu 
- Truyện kiều / gấp lại trên đầu 
- 2 HS đọc câu 14 
- Đọc phần chú giải cuối bài 
- 2 em ngồi cùng bàn đọc 
- 1 - 2 em đọc to 
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Lá trầu nằm giữa cơi trầu gì mẹ không ăn được . truyện kiều gấp lại vì mẹ không đọc được ruộng vườn sớm trưa vắng bóng vì me ốm không làm lụng được. 
- Cô bác xóm làng đến thăm ,người cho trứng người cho cam ,anh y sĩ đã mang thuốc vào .
+ Bạn nhỏ xót thương mẹ chịu nắng mưa...
+ Mong mẹ chóng khoẻ “con mong mẹ 
+ Không quản ngại :làm mọi việc cho mẹ vui “Mẹ vui con có quản gì .
+ Bạn nhỏ là người có ý nghĩa .
- 1- 2 em phát biểu 
- HS mỗi em đọc 1 khổ 
- Lớp lắng nghe 
- ( HS khá , giỏi )
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Lớp nhận xét bạn đọc 
- HS nhẩm thuộc lòng khổ 1,2 
 - Ba tổ thi đua với nhau .
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ :
- Hãy nêu lên ý nghĩa của bài thơ trên ?
- GV nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị cho bài sau : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 2
 Ngày dạy 17 tháng 8 năm 2009
 Tên bài dạy : Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( Chuẩn KTKN : 7 ; SGK :15 )
A .MỤC TIÊU : (Theo Chuẩn KTKN )
- Đọc rành mạch , trôi chảy , giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhận vật Dế Mèn 
- Hiểu ND bài : C a ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối 
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn ( trả lời được các CH trong SGK )
B .CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ SGK 
-Đoạn văn hướng dẫn luyện đọc
C ,CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I Kiểm tra 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm trả lời câu hỏi về nội dung bài : 
- GV nhận xét ghi đểm
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : 
 - GV ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc :
+ Đọc nối tiếp nhau từng đoạn 
 - Đoạn 1: 4 dòng đầu 
- Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo 
- Đoạn 3 : phần còn lại .
-GV kết hợp khen ngợi đọc đúng và sửa lỗi phát âm sai : lủng củng , nặc nô , co rúm , béo múp béo míp ,quang hẳn 
-Giúp HS tìm hiểu từ khó trong bài ở lượt đọc thứ 2 ( chóp bu , nặc nô )
+ Luyện đọc theo cặp 
+ Đọc cả bài .
+ GV đọc diễn cảm cả bài :đọc chậm rải giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện .
b. Tìm hiểu bài :
 -Đọc thầm đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
-Đọc thầm đoạn 2 : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
- Đọc thầm đoạn 3 : Dế Mèn đã nói cách nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
- Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
- Trao đổi thảo luận câu 4 SGK chọn danh hiệu 
cho Dế Mèn ?
- c.Hướng dẫn HS đọc diẽn cảm : 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc lại bài GV nhận xét khen ngợi em đọc tốt .
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài ( từ trong đi không ) 
- GV đọc mẫu đoạn văn 
- Thi đọc diển cảm trước lớp .
- GV theo dõi , uốn nắn .
- Nêu nội dung bài muốn nói lên điều gì ?
- GV chốt lại ghi bảng .
- 2 - 3 HS thực hiện yêu cầu
- 2HS nhắc lại
 - 8 -10 em đọc 
- đọc 2 – 3lượt 
- HS đọc phần chú giải SGK 
- 1 - 2 HS đọc ( khá , giỏi ) 
- Lớp lắng nghe 
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện gộc cach gác..-
- Chủ động hỏi lời lẽ rất oai giọng thách thức của một kẻ mạnh .
- Phân tích :Bọn nhện giàu có Nhà Trò thì bé tẹo , đã mấy đời , nhện béo tốt Nhà Trò yếu ớt .
- Chúng sợ hải .. tơ chăng lối .
- ( HS khá , giỏi )
- HS trao đổi chọn danh hiệu hiệp sĩ 
- 3 HS đọc nối tiếp
- ( HS khá , giỏi )
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Lớp nhận xét bạn đọc 
- 1 - 2 em nêu 
- HS ghi vào tập . 
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ :
- Qua bài tập đọc em thích nhân vật Dế Mèn không ? vì sao ?
- GV nhận xét chung giờ học về nhà tập đọc lại nhiều lần , tìm đọc truyện : Dế Mèn phiêu lưu kí.
- DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy 19 tháng 8 năm 2009 
 Tên bài dạy : Truyện cổ nước mình ( Chuẩn KTKN : SGK: 8 )
A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
 - Đọc rành mạch , trôi chảy , bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với lòng tự hào tình cảm 
- Hiểu ND bài : Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu , thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của ...  đọc – lớp đọc thầm.
- Lớp nhận xét.
- 5 Hs đọc theo vai của câu truyện.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ 
- GV: câu chuyện này muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai, có thể dựng thành hoạt cảnh.
DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Ngày dạy 6 tháng 05 năm 2009
 Tên bài : Con chim chiền chiện ( SGV : 263 SGK :148)
A .MỤC TIÊU : (Giúp học sinh )
- Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh cho chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
B.CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I/ Kiểm tra
- Gọi 3 HS đọc truyện Vương Quốc vắng nụ cười (phần 2) theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét ghi điểm 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1:
- Gọi học sinh đọc 6 khổ thơ
- GV kết hợp sửa lỗi về đọc cho các em, giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải sau bài (cao hoài, cao vọi, thì, lúa tròn bụng sữa).
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng hồn nhiên, vui tươi. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả tiếng hót của chim .
b. Tìm hiểu bài.
Gợi ý trả lời các câu hỏi: 
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? 
- Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
- Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào? 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. 
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ. 
- Gv xóa lần lược các câu thơ để học sinh họcthuộc lòng các câu thơ tại lớp.
- 3 HS thực hiện yêu cầu 
- HS nhắc lại 
- Hs đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ, 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai ,ba em đọc cả bài.
- HS nêu Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.
- Chim bay lượn rất tự do: lúc sà xuống cánh đồng – chim bay, chim sà, lúa tròn bụng sữa,  lúc vút lên cao – các từ ngữ bay vút, bay cao, vút cao, cao vút, cao hoài, cao vợi, hình ảnh cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi, chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời. Vì bay lượn tự do nên lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi.)
- HS tìm những câu thơ nói về tiềng hót của chim chuyền truyện
Khổ 1: Khúc hát ngọt ngào.
Khổ 2: tiếng hót long lang, Như cành sương chói.
Khổ 3: Chim ơi, chim nói, Chuyện chi, chuyện chi?
Khổ 4: Tiếng ngọc trong veo, Chim gieo từng chuỗi
Khổ 5: Đồng quê chan chứa, Những lời chim ca.
Khổ 6: Chỉ còn tiếng hót, Làm xanh da trời.
- HS nêu Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. 
- Lớp thi đua đọc bài.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ 
- Hỏi lại nội dung bài ?
- Gọi 1 hs đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 34 
 Ngày dạy 11 tháng 05 năm 2009
 Tên bài : Tiếng cười là liều thuốc bổ ( SGV : 272 SGK :153)
A .MỤC TIÊU : (Giúp học sinh )
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
- Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
B.CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I/ Kiểm tra
- GV kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK..
- GV nhận xét ghi điểm 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, 2 – 3 lượt.
+ Đoạn 1: Từ đầu  đến mỗi ngày cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  đến làm hẹp mạch máu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ bài; giúp HS hiểu các từ khó (thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài – giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười
b. Tìm hiểu bài: 
+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Người ta tìm cách tạo tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
+ Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất
GV: Qua bài đọc, các em đã thấy: tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Thầy (cô) hy vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình cuộc sống nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
c. Luyện đọc bài:
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn . Giúp các em đọc đúng giọng văn bản phổ biến khoa học. (theo gợi ý mục 2a).
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đúng một đoạn tiêu biểu trong bài. Có thể chọn đoạn sau: “Tiếng cười . hẹp mạch máu.” 
- 3 HS thực hiện yêu cầu 
- HS nhắc lại 
- HS đọc từ 2 – 3 lượt
- HS quan sát tranh 
-2 HS ngồi cung bàn đọc 
- HS đọc cả bài
- HS theo dõi
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 kilômét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước..
- Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
- 3 HS nối tiếp đọc bài
- HS luyện đọc diễn cảm.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ 
- - Gọi HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại tin khoa học trên cho người thân.
DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Ngày dạy 13 tháng 05 năm 2009
 Tên bài : Aên “ mầm đá “ ( SGV : 279 SGK :157)
A .MỤC TIÊU : (Giúp học sinh )
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh).
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thi chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. 
B.CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I/ Kiểm tra
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài 2 – 3 lượt.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (giới thiệu về Trạng Quỳnh). 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ngoài đề hai chữ “đại phong” (câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh).
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến khó tiêu (chúa đói).
+ Đoạn 4: Còn lại (bài học dành cho chúa).
- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện ; giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài văn – giọng vui, hóm hỉnh. 
b. Tìm hiểu bài.
Gợi ý trả lời các câu hỏi.
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn “mầm đá” ? - Trạng 
-Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? 
 - Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? Vì sao?
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? 
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? :
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- Một tốp 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai . GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc lời nhân vật và thể hiện biểu cảm (theo gợi ý ở phần luyện đọc). 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai
- Cả lớp nhận xét tuyên dương bạn đọc tốt 
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
- HS nhắc lại 
- HS đọc 2 – 3 lượt
- HS quan sát tranh.
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
- Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.
- Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
- Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
- Trạng Quỳnh rất thông minh. / Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa. 
- 3 em đọctheo cách phân vai ( người dẩn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh).
- HS thi đọc diễn cảm.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ 
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại truyện vui trẹn cho người thân.
DUYỆT :( Ý kiến góp ý )
 Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2009
 Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 CKTKN.doc