Giáo án: Tập đọc lớp 4 – Kì II

Giáo án: Tập đọc lớp 4 – Kì II

I. MỤC TIÊU

* Đọc lưu loát toàn bài :

- Đọc đúng các từ và câu, đoạn. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn giọng khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé.

* Hiểu các từ ngữ trong bài.

* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.

* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. ĐỒ DNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa SGK trang 4.

- Bảng phụ ghi câu hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 81 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1301Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Tập đọc lớp 4 – Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19	 Ngày dạy : 
TIẾT 37
BỐN ANH TÀI
Truyện cổ dân tộc Tày 
I. MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài : 
- Đọc đúng các từ và câu, đoạn. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn giọng khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé.
* Hiểu các từ ngữ trong bài. 
* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 4.
- Bảng phụ ghi câu hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
3’
20’
10’
2’
Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm SGK TV 4 – Tập II.
A. Kiểm bài cũ : không kiểm.
B. Hướng dẫn bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu chủ điểm : Người ta là hoa đất.
- Nêu tên đoạn trích và ghi tựa.
2. HDLĐ và tìm hiểu bài
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.
- Chia đoạn : 5 đoạn.
Đoạn 1 :  võ nghệ.
Đoạn 2 :  lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đoạn 3 :  đi diệt trừ yêu tinh.
Đoạn 4 :  hai bạn còn lại.
Đoạn 5: còn lại.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 :
* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó).
* Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi.
* HD ngắt nghỉ hơi một số câu dài.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2 :
* Rút ra các từ cần giải nghĩa ở cuối bài theo từng đoạn.
- Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. 
Tìm hiểu bài 
* Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH:
Đoạn 1, 2: 
- Sức khỏe và tài năng Cẩu Khây có gì đặc biệt?
- Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương Cẩu Khây?
Đoạn 3, 4, 5:
- Cẩu Khây lên đường diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Cho HS đọc lướt toàn truyện:
- Truyện ca ngợi ?
Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Mời 5 HS đọc nối tiếp đoạn – nhắc lại cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1, 2 (viết sẵn bảng phụ) : Đọc mẫu hoặc 1 HS giỏi đọc và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng một số từ ngữ một cách tự nhiên : chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cặp.
- Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn đọc bài và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Mở SKG xem mục lục và đọc 5 chủ điểm.
- Nghe – xem SGK trang 3.
- Mở SGK trang 4.
- 1 HS đọc – cả lớp dò theo.
- 5HS đọc nối tiếp.
* Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai : Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng và một số lỗi phát âm (nếu có).
* Lưu ý những chỗ nghỉ hơi.
* Lưu ý đọc câu: Đến một cánh đồng khô cạn. Cẩu Khây thấy một cậu bé đang dùng tay làm vồ đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng.
Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé lấy vành ray tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
- 5 HS khác đọc nối tiếp đoạn.
* Đọc thầm chú giải và nêu giải nghĩa : Cẩu Khây, tin thông, yêu tinh.
* Đọc theo cặp.
- Dò bài trong SGK theo GV.
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Tài năng: 15 tuổi tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có` chí lớn quyết trừ ác.
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc: dùng tay làm vồ đóng cọc; Lấy Tay Tát Nước: dùng tai tát nước; Móng Tay Đục Máng: dùng móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng; 
- Đọc lướt toàn truyện, Phát biểu:
- Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân làng của 4 anh em Cẩu Khây.
- Đọc nối tiếp – nhận xét.
- Nghe và theo dõi gợi ý của GV à Hiểu cách đọc.
- Theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi và nhận xét.
	Ngày dạy :
TIẾT 38
chuyện cổ tích về loài người
Xuân Quỳnh – 
I. MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài : 
- Đọc đúng các từ do ảnh hưởng của địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ – với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở câu kết bài.
* Hiểu ý nghĩa của bài : Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
* Học thuộc lòng bài thơ (ít nhất 3 khổ thơ).
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 9.
- Bảng phụ ghi hai khổ thơ hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
17’
13’
2’
A. Kiểm bài cũ
- Bốn anh tài.
B. Hướng dẫn bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và HS xem tranh minh họa SGK.
- Nêu và ghi tựa.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 :
* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó).
* Hướng dẫn nghỉ hơi :
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người”trước / nhất.
- Cho HS đọc nối khổ thơ lượt 2 :
* Rút ra các từ cần giải nghĩa.
* Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài (Cách đọc như đã nêu ở mục tiêu)
Tìm hiểu bài 
 Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
Hai khổ thơ 1 : 
- Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?
* Các khổ thơ còn lại:
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
- Bố giúp trẻ em những gì?
- Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
* Cho HS đọc thầm toàn bài : Ý nghĩa của bài thơ này là gì ?
Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
- Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm (viết sẵn bảng phụ) :
Nhưng còn cần cho trẻ
Bố dạy cho biết nghĩ.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp.
- Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn.
- Cho HS học thuộc lòng bài thơ – thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn đọc bài tiếp theo và tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài. Và đoạn trích trang 15.
- 2 HS đoạn và trả lời câu hỏi SGK.
- Nghe – xem SGK trang 9.
- 1 HS đọc – cả lớp dò theo.
- 7 HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ.
* Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai : trước nhất, toàn là, sáng lắm, lời ru, biết nghĩ, 
* Lưu ý những chỗ nghỉ hơi .
- 7 HS khác đọc nối tiếp khổ thơ.
* Cho HS tự nêu và tập giải nghĩa.
Đọc theo cặp.
- Dò bài trong SGK theo GV.
- Trẻ em được sinh ra trước nhất, trái đất lúc ấy trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
- Để trẻ em nhìn cho rõ.
- Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng chăm sóc.
- Hiểu biết, bảo ban trẻ, dạy cho trẻ biết nghĩ.
- Dạy trẻ học hành.
* Phát biểu: Ca ngợi trẻ em, , thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em.
- 3 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ, em cuối cùng 3 khổ thơ.
- Nghe và theo dõi gợi ý của GV.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng à thi đọc thuộc khổ thơ – cả bài.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 20	 Ngày dạy :
TIẾT 39
BỐN ANH TÀI
(tiếp theo)
Truyện cổ dân tộc Tày 
I. MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài. 
* Đọc đúng các từ và câu, đoạn. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chốnh yêu tinh, chậm rải khoan thai ở lời kết bài.
* Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, núng thế.
* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lục quyết chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 13.
- Bảng phụ ghi câu hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
3’
20’
10’
2’
A. Kiểm bài cũ 
- Chuyện cổ tích về loài người.
B. Hướng dẫn bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Cho xem tranh – Nêu tên đoạn trích và ghi tựa.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.
- Chia đoạn : 2 đoạn.
Đoạn 1 : bắt yêu tinh đấy.
Đoạn 2 : còn lại.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 :
* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó đọc) + nhắc nhở vài chỗ nghỉ hơi.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2 :
* Rút ra các từ cần giải nghĩa ở cuối bài theo từng đoạn.
* Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. 
Tìm hiểu bài 
* Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH:
Đoạn 1 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ những gì?
Đoạn 2
- Yêu tinh có phép thuật đặc biệt gì?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh.
- Vì sao anh em Cẩu Khây chống lại được yêu tinh?
- Ý nghĩa của câu chuyện?
Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Mời 2 HS đọc nối tiếp đoạn – nhắc lại cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc đoạn chiến đấu của của 4 anh em Cẩu Khây chống yêu tinh (viết sẵn bảng phụ) :
* Đọc mẫu hoặc 1 HS giỏi đọc và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng một số từ ngữ một cách tự nhiên đoạn “Cẩu Khây hé cửa  đất trời tối sầm lại”.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn trên theo cặp.
- Mời HS thi đọ ... yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).
- Bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ơn tập.
II. Đồ dùng dạy học 
 Phiếu (bảng phụ) cho HS làm bài tập 2.
III . Các hoạt động dạy – học 
TG
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động thám hiểm
Đồ dùng cần cho cuộc th. hiểm
La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, điện thoại, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, 
Kh.khăn, ng. hiểm cần vượt qua
Bão, thú dữ, độ cao, vực sâu, mưa, gió, tuyết, sóng thần, rừng rậm, 
Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm
Kiên trì, dũng cảm, táo bạo, bền gan, thông minh, hiếu kì, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khó khăn, 
Khám phá thế giới
Hoạt động du lịch
Đồ dùng cần cho chuyến d.lịch
Va li, lều trại, cần câu, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, 
Phương tiện giao thông
Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu điện, xe buýt, sân bay, bến e, xe đạp, xe máy, 
Tổ chức nhân viên ph.vụ d.lịch
Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tuyến du lịch, 
Địa điểm tham quan, du lịch
Bãi biển, Đà lạt, Nha Trang, phố cổ, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm 
18’
10’
Phần 1: Ôn tập và kiểm tra phần đọc thành tiếng và đọc hiểu:
- Gọi khoảng 10 HS lên bốc thăm ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Cho HS xem lại bài vừa bốc được.
- Gọi lần lượt HS lên đọc và trả lời 1 câu hỏi cuối bài – GV nhận xét và ghi điểm theo tiêu chuẩn đã nêu ở mục tiêu.
Phần 2: HD nắm yêu cầu bài tập.
- Chia nhóm – phát phiếu.
Tình yêu cuộc sống
Những từ có tiếng lạc (vui mừng)
Lạc quan, lạc thú.
Những từ phức chứa tiếng vui
Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui thú, vui tính, vui tươi, vui nhộn, 
Từ miêu tả tiếng cười
Cười khanh khách, cười rúc rích, cười ha hả, cười hi hí, cười khúc khích, 
Phần 3: Bài tập 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS giải nghĩa một trong số từ đã thống kê và đặt câu với từ đó.
Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn xem nội dung và chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo (tiết 3).
- Bốc thăm.
- Xem lại bài 3 phút.
- Đọc một đoạn bài tập đọc đã chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi SGK do GV nêu.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Thực hiện theo nhóm – báo cáo kết quả – nhận xét + bổ sung.
- HS đọc.
- Phát biểu:
Ví dụ: từ góp vui (Làm cho mọi người thêm vui).
 Đặt câu: Bạn An kể câu chuyện cười đã thật sự góp vui cho buổi tiệc sinh nhật của bé Mai.
* Rút kinh nghiệm:
	Ngày dạy:
Tiết 3
I. Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tit61 1.
- Dựa vào đoạn văn nĩi về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loại cây, viết được đoạn văn miêu tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
- Tranh vẽ cây xương rồng.
- HS sưu tầm ảnh cây xương rồng.
III. Các hoạt động dạy – học 
TG
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
18’
17’
Phần 1: Ôn tập và kiểm tra phần đọc thành tiếng và đọc hiểu:
- Gọi khoảng 1/6 số HS trong lớp lên bốc thăm ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Cho HS xem lại bài vừa bốc được.
- Gọi lần lượt HS lên đọc và trả lời 1 câu hỏi cuối bài – GV nhận xét và ghi điểm theo tiêu chuẩn đã nêu ở mục tiêu.
Phần 2: Viết đ.văn tả cây xương rồng
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
- Nêu: Dựa theo những chi tiết mà bài văn SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác tả cây xương rồng.
+ Đoạn văn tả tỉ mỉ cây xương rồng về các bộ phận nào của cây?
+ Theo yêu cầu của đề bài các em phải làm gì?
- Chú ý: Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn à nhận xét,.
- Thu bài về nhà chấm điểm tiếp.
Củng cố – dặn dò
- Dặn viết lại đoạn văn vào VBT.
- Tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi cuối kì.
- Bốc thăm.
- Xem lại bài.
- Đọc một đoạn bài tập đọc đã chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi SGK do GV nêu.
- 2 HS đọc.
- Cả lớp xem tranh.
- Nghe, ghi nhớ.
+ Thân, cành, lá, hoa, quả, nhựa, 
+ Viết một đoạn văn tả một cây xương rồng cụ thể mà em đã thấy.
- Nghe.
- Viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp.
* Rút kinh nghiệm:
	Ngày dạy:
Tiết 4
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn.	
- Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy học 
 Phiếu để HS làm bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy – học 
TG
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
20’
10’
5’
Phần 1: Bài tập 1, 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Y/c HS đọc lướt truyện Có một lần.
- Cho HS trao đổi cặp để nêu nội dung bài tập đọc.
- Mời HS thực hiện cá nhân bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc kết quả – nhận xét.
Phần 2: Tìm trạng ngữ
Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân trong phiếu học tập và báo cáo trước lớp.
Nhận xét – dd
- Chuẩn bị ôn tập tiết 5.
- 1 Hs đọc.
- 1 Hs đọc.
- Cả lớp đọc không thành tiếng.
- Phát biểu: Sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn.
Ghi các câu trả lời trong phiếu học tập:
+ Câu hỏi: Răng em đau phải không?
+ Câu cảm: Ôi, răng em đau quá! Bộ răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
+ Câu khiến: Em về nhà đi! Nhìn kìa!
+ Câu kể: Các câu còn lại trong bài.
- Báo cáo – nhận xét.
- 1 Hs đọc.
- Thực hiện BT.
+ Câu có trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.Chuyện xảy ra đã lâu.
+ Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cái cục giấy thấm trong mồm
* Rút kinh nghiệm:
 	Ngày dạy:
Tiết 5
I . Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng cần đọc như ở tiết 1.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), khơng mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Biết trình bày các dịng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
- HSKG: đạt tốc độ viết trên 90chữ/15 phút; bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp.
II . Đồ dùng dạy học 
 Phiếu ghi tên bài tập đọc.
III . Các hoạt động dạy – học 
TG
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
18’
17’
Phần 1: Ôn tập và kiểm tra phần đọc thành tiếng và đọc hiểu:
- Gọi khoảng 1/6 HS lên bốc thăm ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Cho HS xem lại bài vừa bốc được.
- Gọi lần lượt HS lên đọc và trả lời 1 câu hỏi cuối bài – GV nhận xét và ghi điểm.
Phần 2:
- Đọc bài thơ Nói với em SGK tr166.
- Nhắc HS một số từ ngữ cần viết đúng.
- Nêu cách viết từng khổ thơ.
- Nội dung bài thơ?
- Cho HS gấp sách lại – Gv đọc lần lượt từng dòng thơ cho HS viết.
- Chấm chữa bài.
Nhận xét – dd
- Chuẩn bị ôn tập tiết 6.
- Bốc thăm.
- Xem lại bài.
- Đọc một đoạn bài tập đọc đã chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi SGK do GV nêu.
- Theo dõi SGK.
- Tự viết nháp các từ khó viết và KT chéo.
- Phát biểu: cách trình bày bài thơ thành 3 khổ thơ, .
- Phát biểu: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của truyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- Viết bài.
- Soát bài – bắt lỗi.
* Rút kinh nghiệm:
	Ngày dạy :
Tiết 6
I . Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Dựa vào đoạn văn nĩi về con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một lồi vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu SGK.
III. Các hoạt động dạy – học 
TG
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
18’
17’
Phần 1: Ôn tập và kiểm tra phần đọc thành tiếng và đọc hiểu:
- Gọi khoảng 1/6 HS lên bốc thăm ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Cho HS xem lại bài vừa bốc được.
- Gọi lần lượt HS lên đọc và trả lời 1 câu hỏi cuối bài – GV nhận xét và ghi điểm.
Phần 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Dựa theo những chi tiết mà bài văn SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác tả hoạt động của chim bồ câu.
+ Đoạn văn tả tỉ mỉ những hoạt động gì của chim bồ câu?
+ Theo yêu cầu của đề bài các em phải làm gì?
Chú ý: Miêu tả những đặc điểm nổi bật hoạt động của chim bồ câu, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
- Cho HS làm VBT.
- Gọi 2, 3 HS đọc bài làm – nhận xét – chấm điểm.
Nhận xét – dd
- Chuẩn bị ôn tập tiết 7.
- Dặn: chuẩn bị thi học kì II.
- Bốc thăm.
- Xem lại bài.
- Đọc một đoạn bài tập đọc đã chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi SGK do GV nêu.
- 1 HS đọc.
- Nghe và phát biểu:
+ Đi lại, giải thích vì sao bồ câu lắc lưđầu liên tục.
+ Viết một đoạn văn tả hoạt động của những con bồ câu mà em đã thấy được.
- Thực hiện cá nhân.
- Đọc bài làm trước lớp.
* Rút kinh nghiệm:
	Tiết 7	
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
(Bài đọc)
 Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT mơn Tiếng Việt lớp 4, HKII (Bộ GD & ĐT – Đề KT HK cấp TH, lớp 4, tập 2, NXB GD 2008).
Tiết 8
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
(Bài viết)
 Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT mơn Tiếng Việt lớp 4, HKII (Bộ GD & ĐT – Đề KT HK cấp TH, lớp 4, tập 2, NXB GD 2008).

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPDOCKII.doc