Giáo án Tập đọc - Lớp 4 - Trường TH An Đức

Giáo án Tập đọc - Lớp 4 - Trường TH An Đức

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

*********************

I - MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

- Phát hiện được những lờl nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa).

+ Kĩ năng sống

-Thể hiện sự thông cảm.

-Xác định giá trị.

-Tự nhận thức về bản thân

 

doc 114 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Lớp 4 - Trường TH An Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 1
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
*********************
I - MỤC TIÊU : 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Phát hiện được những lờl nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa).
+ Kĩ năng sống
-Thể hiện sự thông cảm.
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài học.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
- Tập truyện Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
12’
10’
9’
3’
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Kiểm tra dụng cụ học tập đầu năm. 
3. Dạy bài mới
a) Khám phá:
- Giới thiệu nhanh gọn, gây sự chú ý, hấp dẫn học sinh về chương trình Tiếng Việt 4.
- Giới thiệu chủ điểm và bài học đầu tiên. 
b) Kết nối
b1) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm chia đoạn.
- Giáo viên thống nhất cách chia đoạn :
+ Đoạn 1 : 2 dòng đầu.
+ Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3 : 5 dòng tiếp.
+ Đoạn 4 : phần còn lại.
- Đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
+ Lượt 1 : Chú ý chữa lỗi phát âm sai.
+ Lượt 2 : Cho học sinh đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ khó có trong đoạn văn vừa đọc.
+ Lượt 3 : Yêu cầu học sinh đọc tốt hơn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Một, hai học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
(Tham khảo SGV Tập I trang 31)
b2) Tìm hiểu bài
+ KNS: -Thể hiện sự thông cảm. 
 -Tự nhận thức về bản thân
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn, cho biết :
+ Truyện có những nhân vật chính nào ?
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Yêu cầu đọc đoạn 1, trả lời :
 + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trả lời :
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy dưới con mắt của nhân vật nào?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 :
+ Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ ?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì ?
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
+ Hãy đọc thầm lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích và cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lướt toàn bài, hỏi :
+ Theo em, câu chuyện ca ngợi Dế Mèn thế nào ?
- Viết nội dung bài lên bảng lớp.
b3) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 học sinh lần lượt đọc từng đoạn của bài. 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại giọng đọc đoạn.
- Giáo viên treo đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Chốt lại giọng đọc, gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- Giáo viên chốt lại giọng đọc cho đoạn này.
- Gọi học sinh đọc lại. Giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm trước lớp.
- Gọi ý kiến nhận xét của học sinh khác và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương trước lớp.
c) Vận dụng
- Gọi học sinh nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, yêu về luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài : Mẹ ốm
- Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo. 
 - Quan sát sách giáo khoa.
- Nghe giới thiệu.
- Đọc thầm và chia đoạn bài văn. 
- Lắng nghe
- Học sinh đọc tiếp nối 3 lượt.
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm.
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện.
- Chị Nhà Trò.
- lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời.
- lớp đọc thầm.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm.
- Chị Nhà Trò bị ức hiếp, đe doạ.
- lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu hình ảnh nhân hoá mình thích, sau đó giải thích.
- Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công.
- Học sinh tìm giọng đọc từng đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
-1 học sinh phát biểu, cả lớp nhận xét. 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2 học sinh nêu.
 - Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 2
Tập đọc
MẸ ỐM
*******************
I - MỤC TIÊU :
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một hai khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn sâu sắc của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- Học thuộc lòng ít nhất một khổ thơ trong bài (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)
- Biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Kĩ năng sống
-Thể hiện sự thông cảm.
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
10’
9’
3’
1) Kiểm tra bài cũ :
+ Đọc đoạn văn mình thích trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, nói rõ vì sao mình thích đoạn văn đó.
- Đọc toàn bài và nêu nội dung. 
- Nhận xét, ghi điểm.
2) Dạy học bài mới : Bằng tranh sách giáo khoa.
a) Khám phá 
b) Kết nối
b1) Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, chia đoạn.
- Giáo viên thống nhất :
Bài thơ chia thành 7 khổ thơ như hướng dẫn SGV trang 44.
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc nối tiếp bài thơ. 
+ Lượt 1 : Chú ý chữa lỗi phát âm sai.
+ Lượt 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Lượt 3 : Yêu cầu học sinh đọc tốt hơn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Một, hai học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
(Tham khảo trang 43 - SGV)
b2) Tìm hiểu bài 
+ KNS: -Tự nhận thức về bản thân
- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng bài thơ, hỏi :
+ Bài thơ cho ta biết chuyện gì ?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 2, hỏi :
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3, hỏi :
+ Em hãy hình dung nếu mẹ không ốm thì lá trầu, ruộng vườn, Truyện Kiều sẽ như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của hàng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ thể hiện qua những câu thơ nào ?
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lướt toàn bài thơ.
+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
- Giáo dục học sinh : Bài thơ thể hiện tình yêu sâu nặng: tình làng xóm, tình máu mủ. Vậy thương người trước hết là phải biết thương yêu những người ruột thịt trong gia đình.
b3) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
- Gọi 3 học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ. 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại giọng đọc đoạn.
- Giáo viên treo đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Chốt lại giọng đọc, gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- Gọi học sinh đọc lại. Giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thơ -> Bài thơ trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
c) Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lướt toàn bài, trả lời :
+ Theo em, qua câu chuyện, nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo).
- 2 học sinh.
- 1 học sinh.
- Học sinh nghe Khám phá.
- Lớp đọc thầm, chia đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lần lượt đọc tiếp nối 3 lượt.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm, trả lời.
- cả lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời -> HS khác nhận xét.
- Lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời.
-lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc thầm toàn bài thơ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh tìm giọng đọc từng khổ thơ. 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc -> HS khác nhận xét.
- Đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- 3-4 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh thi đọc.
- Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
 - Ngày dạy: / / 20 Tuần 2 – tiết 3
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
*******************
I - MỤC TIÊU :
- Giọng đọc phù hợp, tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngơi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi SGK).
-GD HS có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
+ Kĩ năng sống
-Thể hiện sự thông cảm.
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng d ... úa ?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Trước lời yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ?
+ Các vị thần và các nhà khoa học nói với vị vua như thế nào ?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ?
+ Ý đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
-Yêu cầu 1 học sinh đọc to đoạn 2, trả lời :
+ Nhà vua đã than phiền với ai ?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng khác với cách nghĩ của người lớn ?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì ? 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, trả lời :
+ Chú hề đã làm gì để có được “ mặt trăng “ cho công chúa ?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ?
+ Nội dung chính đoạn 3 là gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lướt toàn bài :
+ Câu chuyện “ Rất nhiều mặt trăng” cho em biết điều gì ?
- Viết nội dung bài lên bảng. 
b3) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS lần lượt đọc tiếp nối toàn bài.
- Giáo viên chốt lại giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Treo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
- Giáo viên gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Thi đọc phân vai.
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
c) Vận dụng
+ Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?
- Yêu cầu HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài :
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
- 4 học sinh đọc phân vai và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe Khám phá.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm chia đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lần lượt đọc tiếp nối 3 lượt.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh nêu ý đoạn 1.
- Lớp đọc thầm, trả lời :
- Mặt trăng của nàng công chúa.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú hề mang đến cho cô công chúa nhỏ một “mặt trăng” mà cô mong muốn.
- Cách nghĩ của trẻ em và thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, dáng yêu.
- Tìm giọng đọc diễn cảm mỗi đoạn.
- Cả lớp ghi nhớ.
- Học sinh quan sát.
- Tìm giọng đọc, từ cần nhấn giọng, 
- Học sinh theo dõi.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- 2-3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 2 tốp thi đọc phân vai.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu.
- Ngày dạy: / / 20 Tuần 17 – tiết 34
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU 
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. 
- Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
10’
9’
3’
1) Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi: 
+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
2) Dạy học bài mới
a) Khám phá : Bằng tranh sách giáo khoa.
b) Kết nối
b1 Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc toàn bài, chia đoạn.
- Giáo viên nhận xét học sinh đọc trước lớp.
- Giáo viên thống nhất :
Bài văn được chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : Nhà vua rất mừng  đều bó tay.
+ Đoạn 2 : Mặt trăng  dây chuyền ở cổ.
+ Đoạn 3 : Làm sao mặt trăng  khỏi phòng.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối bài văn.
+ Lượt 1 : Chú ý chữa lỗi phát âm sai.
+ Lượt 2 : Đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Lượt 3 : Yêu cầu học sinh đọc tốt hơn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Một, hai học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
(Tham khảo SGV trang 341)
b2) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời : 
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?
+ Vì sao lại một lần nữa các vị thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời :
+ Chú hề đặt câu hỏi vơí công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
+ Công chúa trả lời như thế nào ?
- Gọi HS đọc câu 4 sách giáo khoa.
- Giáo viên chốt lại: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Ghi bảng ý chính.
b3) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 học sinh lần lượt đọc tiếp nối toàn bài.
- Giáo viên chốt lại giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Treo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
- Giáo viên gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Thi đọc diễn cảm phân vai.
- Yêu cầu HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương trước lớp.
c) Vận dụng
+ Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về đọc lại bài, chuẩn bị Ôn tập HK I. 
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nghe Khám phá.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm chia đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lần lượt đọc tiếp nối 3 lượt.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
.
- Nỗi lo lắng của nhà vua.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Tìm giọng đọc diễn cảm mỗi đoạn.
- Cả lớp ghi nhớ.
- Học sinh quan sát.
- Tìm giọng đọc, từ cần nhấn giọng, 
- Học sinh theo dõi.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- 3-4 học sinh thi đọc.
- 2 tốp thi đua.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Ngày dạy: / / 20 Tuần 18 – tiết 35
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối HKI 
Tiết 1
I - MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to viếtû sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
24’
12’
3’
1) Khám phá 
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2) Kết nối
2.1 ) Kiểm tra đọc
- Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài đọc.
- Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng /phút).
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.2) Lập bảng tổng kết (các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm : Có chí thì nên, Tiếng sáo diều)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm. 
- Yêu cầu dán phiếu, trình bày.
- Giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng.
(Tham khảo SGV trang 351)
3) Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chưa kiểm tra về xem lại các bài tập đọc và học thuộc lòng chuẩn bị thi học kì I.
- Nghe Khám phá.
- Mỗi lượt 3-4 HS lên bốc thăm.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm. 
- Thảo luận luận nhóm đôi, làm bài.
- Đại diện 3-4 nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung, chữa bài.
- Ngày dạy: / / 20 Tuần 18 – tiết 36
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tiết 2
I - MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ( Như ở tiết 1).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
15’
8’
8’
2’
1) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
2) Kết nối
2.1) Kiểm tra đọc
- Tiếp tục cho học sinh lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.2) Ôn luyện về kĩ năng đặt câu
- Gọi 2 HS đọc yêu bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. 
- Gọi học sinh đọc câu mình vừa đặt.
- GV nhận xét, chữa câu, chữa lỗi dùng từ.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, hay.
3) Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
- Gọi 1 HS đọc bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận nhóm đôi và viết các câu thành ngữ, tục ngữ vào phiếu.
- Gọi trình bày phiếu và nhận xét.
- Nhận xét, thống nhất bài làm đúng.
(Tham khảo SGV trang 353)
4) Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ghi nhớ các câu thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được và chuẩn bị tiết học sau.
- Lắng nghe Khám phá.
- Học sinh lên bốc thăm kiểm tra.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nhận xét. 
- Lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở bài tập. 
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
- HS nhận xét, chữa câu.
- Lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài. 
- Học sinh trình bày, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc ki 1.doc