Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thẻ hiện ng

2. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệuphù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.

3. Thái độ: có tinh thần thông cảm và chia sẻ với người không may

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK.

- bảng phụ viết câu cần hướng dãn HS đọc

 

doc 18 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thẻ hiện ng
2. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệuphù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
3. Thái độ: có tinh thần thông cảm và chia sẻ với người không may
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK.
- bảng phụ viết câu cần hướng dãn HS đọc
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ:
- Một HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm” trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1), nói ý nghĩa truyện
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ nội dung bài phần 1 sang
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài
 +HS tiếp nối nhau đọc đoạn của bài ( 2 lần)
Đoạn 1: Bốn dòng đầu( trận địa mai phục của bọn nhện)
Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo( Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
Đoạn 3: Phần còn lại( kết cục câu chuyện)
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm :lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: chóp bu, nặc nô luyện đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm : Ai đứng chóp bu bọn này?, Thật đáng xấu hổ!, Có phá hết các vòng vây đi không?
 + HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài - thể hiện ngữ điệuphù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện( từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn ( một người nghĩa hiệp lời lẽ đanh thép dứt khoát).
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một tìm hiểu trận địa mai phục của bọ nhện đáng sợ như thế nào? 
GV chốt ý: trận địa mai phục của bọn nhện
HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?.
GV chốt: Dế Mèn ra oai với bọn nhện
HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn: 
Gv chốt: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử rất đáng xấu hổ. 
Gv chốt ý :Bọn nhện nhận ra lẽ phải trái.
HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK
GV giảng: các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 12- 15 phút
3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm:
+ Giọng đọc cần thể hiện sự kkhác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh.
+ Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh từng chi tiết. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm: Sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quya phắt , phóng càng, co rúm, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn. 
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra ....Có phá hết các vòng vây đi không?
 HS luyện đọc theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích các em tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
Tập đọc
Truyện cổ nước mình
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc toàn bài với giọng tự hào, trầm lắng.
2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
- Học thuộc lònh bài thơ
3. Thái độ: Tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ trong bài học SGK.
- Tranh minh hoạ về các truyện : Tấm Cám, Thạch Sanh, cây khế...
- Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần tiếp theo). Hỏi sau khi đọc song truyện em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? 
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ và giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 12- 15 phút
a..Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ. Có thể chia bài thành 5 đoạn như sau: ( 2 lần)
+ Đoạn 1: từ đầu đến phật, tiên độ trì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình,
+Đoạn 4 : Tiếp theo đến chăng ra việc gì.
+ Đoạn 5 : còn lại
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc, chú ý bài thơ cần đọc với giọng chậm rãi, ngắt hơi nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ.
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: vàng cơn nắng, trắng cơn mưa; nhận mặt luyện đọc khổ thơ 1,2 ( từ đầu đến nghiêng soi.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng tự hào trầm lắng
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt đoạn thơ 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
GV chốt ý: Truyện cổ nước mình rất nhân hậu ý nghĩa sâu xa.
HS đọc lướt đoạn 4 để trả lời câu hỏi 2 SGK.
GV chốt:Các truyện cổ tiêu biểu trong kho tàng cổ tích Việt Nam.
- GV kể tóm tắt nội dung chuyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường
HS thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn: 
-HS đọc 2 dòng thơ cuối trả lời câu 4 SGK
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 12- 15 phút
3HS nối tiếp đọc 5 đoạn thơ( mỗi em đọc 2 khổ, em cuối đọc 1 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm1,2 khổ và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: Khổ 1,2
Gv đọc mẫu
HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
GV hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh.
3. Củng cố, dặn dò
- Các em học được điều gì qua bài thơ trên? 
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị học bài Thư thăm bạn
Chính tả
nghe – viết: mười năm cõng bạn đi học,phân biệt s/x, ăng/ăn
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Mười năm cõng bạn đi học” 
2. Kỹ năng:
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/ x; ăng/ ăn
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết yêu thương giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 2
- HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào gấy nháp những tiếng có âm đầu là l/n trong bài tập 2 tiết chính tả tuần trước.
- Các HS khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận và đánh giá. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả 8 -10phút :
- GV đọc toàn bài chính tả trong sách giáo khoa1 lượt
- HS theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, 
GV định hướng, bổ sung và chốt từ cần luyện viết: khúc khuỷu, gập ghềnh kilô-mét, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh.
- HS viết các từ trên vào nháp, 2 HS lên bảng viết
- HS khác nhận xét.
3. Viết chính tả: 12 - 15 phút
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết, mỗi cụm từ đọc 2 lần.
- GV đọc lại toàn bài chính tả, HS soát lỗi.
4. Chấm, chữa bài chính tả 4-5 phút
GV chấm 5-7 bài
- GV nêu nhận xét chung.
5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4-5 phút
- Bài tập 2: 
 + GV nêu yêu cầu của bài tập.
+ cả lớp đọc thầm lại chuyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
+ HS khác nhận xét 
+ GV hướng dẫn HS phân biệt chính tả:sao/ xao; chăng/ chăn;
+ HS tìm từ ngữ có chữ sao/xao; chăng/ chăn.
- HS đọc lại toàn chuyện tìm hiểu về tính khôi hài của chuyện.
Bài 3( 17)
- Thi giải nhanh viết đúng chính tả
- 2 HS đọc câu đố
- cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải câu đố
- GV chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu các kiến thức cần nhớ.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : nhân hậu - đoàn kết
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2. Kỹ năng: Sử dụng từ đúng văn cảnh, đúng nghĩa.
3. Thái độ: giáo dục tình thương yêu đồng loại
II. Đồ dùng dạy – học
- phiếu học tập kẻ phân loại bài tập 1, 2
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm, 2 âm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
.Bài tập 1: Thảo luận theo cặp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Từng cặp hS thảo luận, làm bài vào vở. GV phát phiếu cho 4 nhóm đại diện làm và trình bày kết quả trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm đúng và nhiều nhất.
( a.: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm...
 b.: hung ác, lanh ác, tàn ác, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn....
 c.: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ...
d.: ăn ...  giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận nói nội dung khuyên bảo hoặc chê bai trong từng câu.
- Đại diện các nhóm nói trước lớp. 
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ Câu a: khuyên người ta sống hiền lành nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp được điều tốt đẹp, may mắn.
+ Câu b : chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc may mắn.
+ Câu c: khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
- GV liên hệ giáo dục
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ
Luyện từ và câu
Dấu hai chấm
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận dứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
2. Kỹ năng: biết dùng đúng dấu hai chấm khi viết văn.
3. Thái độ:
II. Đồ dùng dạy – học
- bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm lại bài 1,4 ở tiết trước( Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết )
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn hình thành khái niệm( 5-10 phút)
a. Phần nhận xét:
- Ba HS nói tiếp đọc phần nhận xét
- HS lần lượt đọc từng câu văn câu thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
+ câu a: báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép.
+ câu b. báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn, dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ Câu c: báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
b. phần ghi nhớ:
- Hai, ba HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 23
3.Hướng dẫn luỵên tập:( 20-25 phút )
Bài tập 1: Hai HS nối tiếp đọc nội dung bài tập 1
- HS thảo luận theo cặp trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
- Đại diện một số em phát biểu trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: Làm việc cá nhân
- Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS : để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng. Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
- cả lớp viết bài vào vở bài tập.
- Một số em đọc đoạn viết trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm.
- cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi củng cố Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- HS về tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm. Chuấn bị bài sau.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đọc bài thơ Nàng tiên ốc rồi kể lại bằng lời của mình
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã đọc
2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu giúp dỡ lẫn nhau.
3. Thái độ: Có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong trường, lớp.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kẻ lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Sau đó nói ý nghĩa câu chuyện
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. HS nghe kể chuyện( 3-5 phút)
- GV đọc diễn cảm bài thơ lần 1, HS nghe.
- GV đọc lần 2 ( kết hợp sử dụng tranh) HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ lần lựơt trả lời câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn.
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? 
+ Sau đó, bà lão dã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào? 
3. HS tập kể chuyện ( 20-25 phút)
 a. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
- GV hỏi: thế nào là kể lại chuyện bằng lời của em?
b. HS kể chuyện theo cặp( kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ). Sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- kể từng đoạn tiép nối nhau câu chuyện thơ trước lớp
c. HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu truyện nhất, bạn nghe kể chăm chú nên có lời nhận xét chính xác nhất.
4.HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ( 3-5 phút )
- GV hỏi: trong câu chuyện em kể có những nhân vật chính nào?
- Mỗi HS kể xong cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV gợi ý HS đi đến kết luận: câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc.
5. Củng cố, dặn dò( 1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS HTL 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ Nàng tiên ốc , kể lại câu chuyện thơ trên cho người thân.
- Dặn HS chuẩn bị bài tập KC tuần 3 tìm một câu chuyện về lòng nhân hậuTập làm văn
Kể lại hành động của nhân vật
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Giúp HS biết hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật.
2. Kỹ năng: Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
3. Thái độ: có lòng trung thực thật thà, biết chia sẻ cùng bạn. 
II. Đồ dùng dạy – học
- Một vài tờ giấy khổ to viết sẵn: chín câu ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống.
VBT TV
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ: - Một HS trả lời câu hỏi: Thế nào là kể chuyện?
	 	- Một HS nói về Nhân vật trong truyện
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1phút)
 Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật ta càn chú ý những điểm gì?
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút )
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
Hoạt động 1: Đọc truyện Bài văn bị điểm không.
- HS đọc nối tiếp nhau bài 2 lần ( chú ý đọc phân biệt lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ xúc động : Thưa cô, con không có ba - với giọng buồn).
- GV đọc diễn cảm bài văn
Hoạt động 2: từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2,3 
- Tìm hiểu yêu cầu của bài: HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3
- Một HS lên thực hiện thử một ý của bài tập 2 :ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không ( giờ làm bài )
- Gv nhận xét bài làm. Nhấn mạnh: ghi vắn tắt.
- Làm việc theo cặp.
- Một số HS trình bày kết quả bài làm
- GV cử một tổ trọng tài chấm điểm theo 3 tiêu chuẩn sau:
+ Lời giải: đúng/ sai.
+ Thời gian làm bài: nhanh/ chậm.
+cách trình bày của đại diện nhóm: rõ ràng, mạch lạc / lúng túng.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, trọng tài công bố kết quả.
- Gv khẳng định từng câu trả lời đúng. Sau mỗi câu dẫn dắt HS đi đến nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
giờ làm bài: nộp giấy trắng
 Giờ trả bài: im lặng mãi mới nói
lúc ra về: khóc khi bạn hỏi.
ý2 : Mỗi hành động trên của cậu bé đều nói lên tình yêu với cha, tính cách trung thực của cậu.
Yêu cầu 3: thứ tự kể các hành động: a, b, c ( hành động xảy trước kể trước, hành động xảy sau thì kể sau)
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- Hai, ba HS tiếp nối nhau đọc nọi dung phần ghi nhớ.
- GV giải thích nhấn mạnh những nội dung này.
3. Hướng dẫn HS Luyện tập ( 25 phút ) : làm việc cá nhân
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu cảu bài.
- HS làm bài vào vở
- Một số HS trình bày kết quả bài làm.
- cả lớp và GV nhận xét, kết luận
- Một, hai HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. ( 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.
4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút )
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ.
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
2. Kỹ năng: Dựa vào đặc diểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truỵên 
3. Thái độ: trung thực trong học tập
II. Đồ dùng dạy – học
- Ba tờ giấy khổ A4 ghi yêu cầu bài 1( phần nhận xét)
- bảng phụ chép đoạn văn của Vũ Cao (phần luỵên tập)
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại kiến thức cần nhớ trong bài học Kể lại hành động của nhân vật .
- Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1phút)
-ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vậtcó tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Baig học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu việc tả ngoại hình của nhân vậuatrong bài văn kể chuyện,
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút )
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
- ba HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2,3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi
- Đại diện ba dãy bàn làm bài vào phiếu học tập và trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
ý1 :+ Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột
	+ Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở.
	+ Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
 ý 2 : Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, yhân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- Ba, bốn HS đọc phần ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích, nêu thêm ví dụ
3. Hướng dẫn HS Luyện tập ( 25 phút )
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp dọc thầm lại đoạn văn
- HS viết vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé
- GVđưa bảng phụ chép đoạn văn. Một HS lên gạch dưới các chi tiết miêu tả, trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận:
+ Ngoại hình chú bé: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. 
+ Các chi tiết nói nên: chú là con của một nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
	- chú rất hiếu động, đã từng đựng nhiều thứ trong túi áo
	- chú rất nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài tập 2. Nhắc HS có thể kể một đoạn kết hợp tả ngoại hình, không nhất thiết kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể theo cặp
- Hai, ba HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút )
- GV hỏi: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- GV giảng: khi tả chỉ nên tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài viét dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0201 Tieng Viet.doc