Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

HS đọc lưu loát toàn bài.

Đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních & Ga-li-lê.

Kính trọng & cảm phục những nhà khoa học chân chính.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh chân dung Cô-péc-ních & Ga-li-lê.

 

docx 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2504Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
TUẦN 27 – TIẾT 53
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních & Ga-li-lê.
Kính trọng & cảm phục những nhà khoa học chân chính. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh chân dung Cô-péc-ních & Ga-li-lê. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến lũy 
GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo cách phân vai & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 1
Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 2
Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? 
Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 3
Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních & Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Chưa đầy một thế kỉ sau  trái đất vẫn quay) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
HS đọc bài theo cách phân vai 
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS nói tên bài đọc, truyện kể 
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  phán bảo của Chúa Trời. (Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới) 
+ Đoạn 2: tiếp theo  gần bảy chục tuổi (Ga-li-lê bị xét xử) 
+ Đoạn 3: phần còn lại (Ga-li-lê bảo vệ chân lí) 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng & các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
HS đọc thầm đoạn 2
Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních 
Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. 
HS đọc thầm đoạn 3
Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
Tập đọc
CON SẺ
TUẦN 27 – TIẾT 54
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. 
HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
Biết đọc diễn cảm bài văn – chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu – tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ & chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau – sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ).
Thấy được tình cảm mẹ con thiêng liêng. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Dù sao trái đất vẫn quay
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních & Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại & lùi?
Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
* GV: em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì? 
GV chốt lại: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con. 
Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bỗng từ trên cây cao gần đó  cuốn nó xuống đất) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố Dặn dò: 
GV nhận xét 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại & lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại. 
Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng & thảm thiết; nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con 
HS phát biểu 
Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì (tiết 1) 
TËp ®äc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
TUẦN 28 – TIẾT 55
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, đọc tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. 
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu Sách Tiếng Việt 4, tập 2 (gồm cả văn bản báo chí)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV nêu câu hỏi:
Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 20, 21) GV ghi bảng 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thầm lại các truyện Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa suy nghĩ, làm bài vào phiếu
GV yêu cầu HS nhận xét theo các yêu cầu sau:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
Củng cố - Dặn dò ... i văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng & đoàn thám hiểm. 
Ham học hỏi, ham hiểu biết, rèn luyện ý chí vượt qua khó khăn, thử thách để thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
*GDKNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II.CHUẨN BỊ:
Ảnh chân dung Ma-gien-lăng. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động: 
2Bài cũ: Trăng ơi  từ đâu đến? 
-	GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-	GV nhận xét & chấm điểm
3Bài mới: 
*Giới thiệu bài
Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng 
quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
GV viết lên bảng các tên riêng (Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan); các chữ số chỉ ngày, tháng, năm (ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1083 ngày)
	Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
-	Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
-	Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian; nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, mất mát, những hi sinh đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được: khám phá, mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, ném xác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mười tám thủy thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần hai trăm người bỏ mạng, khẳng định, phát hiện  
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-	Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
-	Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
-	GV hỏi thêm: Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
-	Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? 
GV giải thích: Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha tức là từ Châu Âu.
-	Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
-	GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
-	GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài. 
§Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
-	GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng  đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.) 
-	GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
-	GV sửa lỗi cho các em
4Củng cố 
-	Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện những đức tính gì? 
5Dặn dò: 
-	GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
-	Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. 
-	Chuẩn bị bài: Dòng sông mặc áo. 
-Hát tập thể
-	HS đọc bài
-	HS trả lời câu hỏi
-	HS nhận xét
-Lắng nghe
-Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn 
-	Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
-	Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
-	1, 2 HS đọc lại toàn bài
-	HS nghe
-	Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
-	Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày & thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.
-	Ra đi với năm chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma-tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ sống sót.
-	Chọn ý c
-	Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương & nhiều vùng đất mới. 
-	Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
-	HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
-	Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
-	HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
-	HS đọc trước lớp
-	Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
-	HS nêu. Dự kiến: ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn  
-Hs ghi nhận và thực hiện.
Tập đọc
BÀI: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
TUẦN 30 – TIẾT 60
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-	Hiểu các từ ngữ trong bài.
-	Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 
-	HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng & dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương. 
-	Học thuộc lòng bài thơ. 
-	Yêu quê hương đất nước. Học hỏi cách quan sát của tác giả. 
II.CHUẨN BỊ:
-	Tranh minh hoạ . 
-	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động: 
2Bài cũ: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. 
-	GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
-	GV nhận xét & chấm điểm
3Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bài thơ Dòng sông mặc áo là những 
quan sát, phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương – một dòng sông, rất duyên dáng, luôn đổi màu sắc theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
*	Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
*Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
-	Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. GV kết hợp cho HS xem tranh minh họa. 
-	Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
*	Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
* Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
-Giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông, sự đổi thay sắc màu đến bất ngờ của dòng sông: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhòa  
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-	Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
-	Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
-	Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
-	Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL bài thơ 
§	Bước 1: Hướng dẫn HS đọc diễn 
cảm
-	GV mời HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn thơ. 
-	GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ & thể hiện đúng. 
*	Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn thơ
-	GV treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm (đoạn 2) 
-	GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
-	GV sửa lỗi cho các em
3Củng cố 
-	Nội dung bài thơ này là gì? 
5Dặn dò: 
-	GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
-	Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. 
-	Chuẩn bị bài: Ăng-co Vát
-Hát tập thể.
-	HS nối tiếp nhau đọc bài
-	HS trả lời câu hỏi
-	HS nhận xét
-Hs lắng nghe .
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu (màu áo của dòng sông các buổi sáng, trưa, chiều, tối) 
+ Đoạn 2: 6 dòng còn lại (màu áo của dòng sông lúc đêm khuya, trời sáng) 
-	HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài thơ 
-	1, 2 HS đọc lại toàn bài
-	HS nghe
-	Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo. 
-	HS tìm các từ chỉ màu sắc: lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa ứng với thời gian trong ngày: nắng lên – trưa về – chiều – tối – đêm khuya – sáng sớm
+ Nắng lên: áo lụa đào thướt tha.
+ Trưa: xanh như mới may.
+ Chiều tối: màu áo hây hây ráng vàng.
+ Tối: áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên
+ Đêm khuya: sông mặc áo đen 
+ Sáng ra: lại mặc áo hoa 
-	Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người / Hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây  
-	Dự kiến: Hình ảnh sông mặc áo lụa đào gợi cảm giác mềm mại, thướt tha, rất đúng với một dòng sông. / Sông vào buổi tối trải rộng một màu nhung tím, in hình ảnh vầng trăng & trăm ngàn ngôi sao lấp lánh tạo thành một bức tranh đẹp, nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo  
-	2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn thơ
-	HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
-	Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
-	HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
-	HS đọc trước lớp
-	Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
-	HS nhẩm HTL bài thơ
-	Cả lớp thi HTL từng đoạn, cả bài thơ. 
-	HS nêu: Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình. 
-Hs lắng nghe.
-Ghi Nhận và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxTĐ T27-30.docx