Giáo án Tập làm văn 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Giáo án Tập làm văn 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU :

 - Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.

 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Bảng lớp viết sẵn đề bài.

 Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có ghị lực, ý chí vươn lên.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 4 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU : 
 - Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Bảng lớp viết sẵn đề bài.
	Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có ghị lực, ý chí vươn lên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 cặp học sinh lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài:
a) Phân tích đề bài:
- Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng.
+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
+ Trao đổi về nội dung gì?
+ Khi trao đổi cần chú ý điều gì?
- Giảng và dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: em với người thân, cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai.
b) Hướng dẫn tiến hành trao đổi:
- Gọi 1 học sinh đọc gợi ý.
- Gọi học sinh đọc tên các truyện đã chuẩn bị.
- Treo bảng phụ tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
- Gọi học sinh nói nhân vật mình chọn.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2.
- Gọi học sinh khá giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 3.
- Gọi 2 cặp học sinh thực hiện hỏi đáp.
- Người nói chuyện với em là ai?
- Em xưng hô như thế nào?
- Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gọi chuyện?
c) Thực hành trao đổi.
- Trao đổi trong nhóm.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS gặp khó khăn.
- Trao đổi trước lớp.
- Viết nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Nội dung trao đổi đã đúng chưa? Có hấp dẫn không?
+ Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa?
+ Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao?
- Gọi học sinh nhận xét từng cặp trao đổi.
- Nhận xét chung và cho điểm từng học sinh. 
+ 2 cặp học sinh lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu.
+ Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Lắng nghe.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Cuộc trao đổi diễn ra giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, ông, bà, . . . . 
- Trao đổi về một người có ý chí nghị lực vươn lên. 
- Khi trao đổi cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Kể tên truyện, nhânvật mình đã chọn.
- Đọc thầm, trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi.
- Một vài em phát biểu.
+ Em chọn đề tài trao đổi về nhà giáo Nguyễn Ngọc Kiù.
+ Em chọn đề tài trao đổi về Rbin – xơn.
+ Em chọn đề tài trao đổi về giáo sư Hốc – king. . . . . 
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh làm theo yêu cầu của GV.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Là bố em / là anh em . . . . 
Em gọi bố, xưng con/ anh xưng em. . . 
- Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối, ví bố rất khâm phục nhân vật trong truyện./ em chủ động chuyện với anh khi hai anh em đang trò chuyện trong phòng.
- 2 HS đã chọn nhau cùng trao đổi, thống nhất ý kiến và cách trao đổi. Từng học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Một vài cặp HS tiến hành trao đổi. Các học sinh khác lắng nghe.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
3. Củng cố, dặên dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------
Tập làm văn: 
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1,BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Bảng phụ ghi sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ. Tranh minh hoạ truyện Rùa và thỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 cặp học sinh lên bảng thực hành trao đổivới người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Tìm hiểu ví dụ:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Em biết gì qua bức tranh này?
- Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài 1, 2:Trả lời miệng.
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Gọi học sinh đọc mở bài mà mình tìm được.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Thảo luận nhóm 3.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài.
- Gọi học sinh phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập:
Bài 1: Thảo luận nhóm 4.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. §ó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Gọi học sinh phát biểu.
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
- Gọi 2 học sinh đọc lại hai cách mở bài.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu truyện Hai bàn tay. 
+ Câu truyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- Gọi học sinh trả lời,nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
- Yêu cầu HS tự là bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng học sinh (nếu có).
- Nhận xét cho điểm những bài viết hay.
+ 2 cặp học sinh lên bảng thực hành trao đổivới người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Đây là câu chuyện Rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện.
+ HS1: Trời thu mát mẻ . . . đến đường đó.
+ HS2: Rùa không . . . đến trước nó.
 Học sinh đọc thầm theo dùng bút chì đánh đấu đoạn mở bài của truyện vào SGK.
- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung, 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để đẫn vào truyện mình định kể.
- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
- Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyệnđịnh kể.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp nhẩm theo để thuộc ngay tại lớp.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
a) Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện Rùa đang tập chạy trên bờ sông.
b) , c), d) Là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa, hay những truyện khác để vào truyện.
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê.
- HS tự làm bài: 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành một nhóm đọc cho nhau nghe phần làm bài của mình. Các học sinh trong nhóm cùng lắng nghe nhận xét, sửa cho nhau.
3. Củng cố, dặên dò :
- Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van tuan 11.doc