Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 1 đến tuần 10

I. Mục đích, yêu cầu:

- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác

- Bước đầu biết lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được có ý nghĩa. (mục III)

 - GDHS yêu thích tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

 - Giấy khổ to ghi sẵn bài tập 1 (phần nhận xét)

- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện : Sự tích hồ Ba B

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

 - GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV để củng cố nề nếp học tập cho hs

3. Bài mới: - Giới thiệu bài: SGV

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn......./........./.......... Ngày dạy......./........./.......... 
TUẦN : 01 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 01 BÀI: : THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác 
- Bước đầu biết lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được có ý nghĩa. (mục III)
 - GDHS yêu thích tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
 - Giấy khổ to ghi sẵn bài tập 1 (phần nhận xét)
- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện : Sự tích hồ Ba B
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV để củng cố nề nếp học tập cho hs
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: SGV
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Nhận xét
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện
Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác 
Bài 1: - Gọi 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài 1
Đọc
- Gọi 1 hs khá, giỏi kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Kể
- GV chia lớp làm 4 tổ. Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy khổ to rồi yêu cầu cả tổ thực hiện 3 nội dung của bài tập
- Gọi đại diện các tổ lên bảng trình bày ý kiến thỏa thuận của tổ mình trình bày
- GV cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi 1 hs đọc toàn đoạn văn yêu cầu của bài Hồ Ba Bể
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi sau (SGV)
- Gv chốt ý đúng 
Bài 3: Cho hs trả lời câu hỏi
Theo em thế nào là kể chuyện ?
- Gv chốt ý đúng 
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hs hiểu và thuộc lòng ghi nhớ
- Gọi 3-4 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK (Nhắc các em cần phải thuộc lòng)
- Cho hs lấy thêm ví dụ
Hoạt động 3: Luyện tập
- Bước đầu biết xây dựng 1 bài văn kể chuyện
Bài 1: gọi 1 hs đọc yêu cầu, sau đó cho hs kể theo cặp. Cho 1 số hs thi tự làm bài
Bài 2: Yêu cầu hs tự làm bài 
GV sửa bài
- 1 hs đọc
- 2 hs kể
- Chia nhóm 4, cả nhóm làm, cử thi ký viết
- Trình bày ý kiến
- 1 hs đọc
- 3-4 hs trả lời
- 3-4 hs đọc
- 2 hs nêu
- 1 hs đọc
- Hs làm vở
4. Củng cố 
 - Thế nào là kể chuyện? 
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Nhân vật trong truyện
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn......./........./.......... Ngày dạy......./........./.......... 
TUẦN : 01 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 02 BÀI: : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ)
- Nhận biết tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mụcIII)
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III)- GDHS yêu thích tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
3-4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu bài tập 1
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp:: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bài văn kể chuyện khác bài văn không kể chuyện ở những chỗ nào?
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: SGV
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Nhận xét
- HS biết văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, con vật, cay cối, đồ vật
Bài 1: - GV nêu yêu cầu sau đó gọi hs nói tên những truyện các em vừa
- Cho hs làm bài vào vở ( 2hs làm vào tờ phiếu khổ to)
- GV cùng hs sửa bài. Chốt lại lời giải đúng
Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu hs trao đổi theo cặp rồi phát iểu ý kiến
- Gọi hs khác bổ sung
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hs hiểu và thuộc lòng ghi nhớ
- Gọi 3-4 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK (Nhắc các em cần phải thuộc lòng)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói suy nghĩ của nhân vật
Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản
Bài 1: gọi 1 hs đọc nội dung bài tập 1 (Đọc cả câu chuyện ) 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh linh hoạt để thấy hành động rất khác nnhau của 3 anh em sau bữa ăn
- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi SGK
- GV chốt ý
Bài 2: Gọi hs nêu nội dung
- Gv hướng dẫn cách làm bài. Cho cả lớp thi kể , gọi hs nhận xét cách kể của từng bạn
- 2, 3 hs nêu
- HS làm vở, 2 hs làm phiếudán bảng
- 1 HS đọc, trao đởi theo cặp
- 3-4 hs đọc
- 1 hs đọc
- Lớp đọc thầm , quan sát 
Trao đổi nhóm 2
- Thi kể chuyện trước lớp nhận xét kể
4. Củng cố 
 - Nhân vật trong truyện gồm những ai? 
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ: 
 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học.nhắc hs học thuộc lòng bài ghi nhớ SGK
 - Chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn......./........./.......... Ngày dạy......./........./.......... 
TUẦN : 02 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 03 BÀI: : KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật
- Nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào tính cách để x.định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích)
- Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước- sau để thành câu chuyện.
 - GDHS yêu thích tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to viết sẵn
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp:: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 hs trả lời câu hỏi Thế nào là kể chuyện ? -1 hs khác nói về nhân vật trong truyện
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Nhận xét
- Giúp hs biết hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật
Bài 1: - Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc bài văn 2 lần (Phân biệt rõ lời đối thoại)
Bài 2: Cho HS trao đổi theo nhóm 2 để tìm hiểu YC bài tập 2,3 ( Gọi 1 hs đọc to yêu cầu)
- Cho 1 hs giỏi lên bảng làm mẫu ý 1 của bài tập 2.
- GV cùng hs nhận xét mẫu
- Cho hs tiếp tục làm bài tập còn lại (theo nhóm)
-Gọi hs trình bày kết quả
Kết luận: GV giảng bài cho HS hiểu thêm (SGV)
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hs hiểu và thuộc lòng ghi nhớ
- Gọi 3-4 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK (Nhắc các em cần phải thuộc lòng)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong 1 bài văn cụ thể
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 
Gv hướng dẫn hs cách làm bài. Y/c hs trao đổi theo cặp rồi làm bài trên phiếu. GV gọi hs trình bày trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng
Gọi 2 hs kể lại câu chuyện đã sắp xếp theo thứ tự hợp lý
- 2 hs đọc
- Trao đổi nhóm 2
- 1 HS làm mẫu
- Lớp làm theo nhóm 2
- 3-4 hs đọc ghi nhớ
- HS thực hiện.
- Trao đổi theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày
- 2 hs kể
4. Củng cố 
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ: 
 5. Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.nhắc hs học thuộc lòng bài ghi nhớ SGK
 - Chuẩn bị bài: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn......./........./.......... Ngày dạy......./........./.......... 
TUẦN : 02 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 04 BÀI: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT 
 TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thực hiện tính cách nhân vật (ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III)
- Kể lại một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2)
 - GDHS yêu thích tiếng Việt.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin- Tư duy sáng tạo
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Một vài tờ giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi của phần nhận xét 
 Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao ( phần luyện tập )
 - Học sinh:SGK;vở tập làm văn
III. PP/ Kĩ thuật dạy học tích cực :
-Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin -Trình bày 1 phút-Đóng vai
IV.Các hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 hs nhắc lại ghi nhớ của bài TLV trước 
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1/ Khám phá:
 - Cho HS quan sát tranh Dế Mèn.
 - Ngoại hình Dế Mèn như thế nào?
 - Dế Mèn có tính cách như thế nào?
 - Giáo viên dẫn vào bài học.
 2/ Kết nối: 
Hoạt động 1: Nhận xét
- Giúp hs trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thực hiện tính cách nhân vật
- GV gọi hs nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3 cho cả lớp đọc thầm đoạn văn để từng em ghi vắn tắt vào cở đặc điểm ngoại hình của chị nhà trò (ý 1) (2 hs làm bài trên phiếu
GV cùng cả lớp sửa bài
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi của ý 2 (1hs làm bài trên phiếu)
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hs hiểu và thuộc lòng ghi nhớ
- Gọi 3-4 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK (Nhắc các em cần phải thuộc lòng)
c. Thực hành:
Hoạt động 3: Luyện tập
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
Bài 1:
- GV gọi 1 hs đọc bài tập 1. Cả lớp đọc thầm đoạn văn ghi nhanh ra vở nháp những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc và trả lời câu hỏi
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? (1 hs làm vào phiếu) 
- GV cùng hs sửa bài. Chốt lại lời giải đúng. Cho hs sửa bài vào vở
Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu và hướng dẫn hs làm bài theo cặp. 
- Gv gọi vài hs thi kể chuyện trước lớp
- GV cùng hs nhận xét và bình chọn người kể hay nhất, đúng với y/c đề bài
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc.
+Lớp đọc thầm.
+ 2 hs làm phiếu.
- Sửa bài.
- Trao đổi theo cặp.
- 3-4 hs đọc ghi nhớ.
- 1 hs đọc.
- Lớp đọc thầm ghi nhanh.
- 1 hs làm phiếu.
- Hs thi kể.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, biết kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật. 
 4. Củng cố: 
 - GV hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
 - Ngoại hình nhân vật thể hiện điều gì của nhân vật?
 5. Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.nhắc hs học thuộc lòng bài ghi nhớ SGK
 - Chuẩn bị bài: Kể lại lời nói ý nghĩa của nhân vật. 
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn......./........./.......... Ngày dạy......./........./.......... 
TUẦN : 03 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 05 BÀI: KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ 
 CỦA NHÂN VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp (BT mục II) - GDHS yêu thích tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
Giấy khổ to 
III. Hoạt động dạy học c ... tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau).
Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: Em chọn câu chuyện nào để kể?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm 4.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp theo hình thức: Kể cá nhân; kể theo tổ.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất (chấm điểm cho một số HS kể hay, phù hợp với đề bài).
- HS trả lời.
- 1 HS đọc; cả lớp lắng nghe quan sát tranh.
 - Viết 4 câu mở đầu vào nháp.
- Trả lời theo từng gợi ý.
- Lần lượt đọc. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc toàn truyện, 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện trước lớp.
- Bình chọn bài hay.
 HS khá, giỏi thực hiện đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK.
 4. Vận dụng: 
 - Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
 - Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian có lợi như thê nào?
 5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học:, khen ngợi những HS phát triển câu hay.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện GV đã sữa và kể lại cho người thân nghe. 
Điều chỉnh, bổ sung
 Ngày soạn......./....../....... Ngày dạy......./....../....... 
TUẦN : 08 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT : 16 BÀI: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở vương quốc tương lai (bài TĐ tuần 7)- BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự góp ý cụ thể của GV ( BT2, BT3). - Ham thích môn học.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán-Thể hiện sự tự tin-Xác định giá trị.
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III. PP/ Kĩ thuật dạy học tích cực :
-Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin-Trình bày 1 phút-Đóng vai
IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp:	Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GHI CHÚ
a. Khám phá:
- Tiết học hôm nay, ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian.
- Hỏi” “Em hiểu không gian nghĩa là gì?”
- Ghi tựa lên bảng.
b. Kết nối:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 và 2.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 - Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
- Treo tranh minh họa và hỏi:
+ Bức tranh minh họa cho truyện gì?
+ Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện đó?
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho HS yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn, 4 nhóm làm xong trước mang nộp phiếu.
- Yêu cầu HS sắp xếp các phiếu cho hoàn chỉnh theo đúng trình tự thời gian.
- Gọi HS nhận xét, phát biểu ý kiến.
- Kết luận về những câu mở đoạn hay
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
 + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
 + Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Sắp xếp các phiếu cho hoàn chỉnh.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi.
c. Thực hành:
Hoạt Động 2: HS kể chuyện.
- Áp dụng những kiến thức đã học để kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh. 
Bài 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện, yêu cầu HS nhận xét xem bạn kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian chưa.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Đọc yêu cầu.
- Trả lời.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện.
 4. Vận dụng: 
 +Có những cách nào để phát triển câu chuyện. + Những cách đó có gì khác nhau?
 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tuần 9 Môn: Tập làm văn
Tiết 17 Bài: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (TT)
 I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Củng cố lại kiến thức đã học của bài Luyện tập phát triển câu chuyện tuần 8
 - HS biết phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II . CHUẨN BỊ:
 1.Học sinh:SGK, vở trắng
 2. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo cách kể 1 và lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định:
 - Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
2 . KTBC: 
 +Kể chuyện ở Vương quốc Tương lai theo trình tự thời gian.
 + Kể câu chuyện trên theo trình tự không gian.
 Nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn ). 
3 . Bài mới:
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
 - Tiết tập làm văn trước các em phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Tiết học hôm nay các em sẽ phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và không gian.
b. Phát triển bài:
* . Hướng dẫn HS làm bài:
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
 +Trong BT1, các em đã kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian: Hai bạn Tin- tin và Mi-tin cùng nhau đi thăm công xưởng xanh, sau đó tới thăm khu vườn kì diệu. Việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
 +BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới thăm khu vườn kì diệu ( hoặc ngược lại).
- HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện trên theo trình tự không gían.
- Vài HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Thực hành:
* BT3: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 ( cách 1 kể theo trình tự thời gian, cách 2 kể theo trình tự không gian ).
- HS nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc: có thể kể đoạn trong phân xưởng xanh trước trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối đoạn một với đoạn hai thay đổi:
- Lắng nghe.
-1HS đọc
-HS tập kể theo nhóm đôi
- HS thi kể
-1 HS đọc
-HS so sánh
4. Củng cố:- Gọi một số em kể lại chuyện đã chuẩn bị.
5. Dặn dò:-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: Ngày dạy: 
TUẦN : 09 MÔN: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT: 18 	 BÀI: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN 
 VỚI NGƯỜI THÂN
I . Mục đích yêu cầu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích .
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dung lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. - Ham thích môn học.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Đặt mục tiêu, kiên định-Thương lượng-Thể hiện sự tự tin-Lắng nghe tích cực
II . Chuẩn bị:
 GV: -Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.- HS: SGK, nội dung trao đổi.
IV . Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu hai HS kể miệng hoặc đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn vở kịch Yết Kiêu ở tiết trước. - Nhận xét 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GHI CHÚ
a . Khám phá:
- Đưa ra tình huống : Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì?
- Khi khéo léo thuyết phục người khác thì họ sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi. 
b. Kết nối:
* Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng .
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng phụ: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,..).
Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh ( chị ) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị ) để thực hiện cuộc trao đổi.
*. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
-GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
 +Nội dung trao đổi là gì ? 
 +Đối tượng trao đổi là ai ?
 +Mục đích trao đổi để làm gì ? 
 +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ? phát biểu lựa chọn môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi.
- HS đọc thầm lại gợi ý 2 (tr.95 SGK ), hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh chị có thể đặt ra.
4 . HS thực hành
- HS chọn bạn ( đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp ( viết ra nháp ).
- Thực hành trao đổi theo từng cặp, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi .
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
c. Thực hành :
* Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ cử chỉ của hai bạn HS có phù hợp với vai đóng không, và giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục nhất.
- HS nêu.
- Lắng nghe 
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm,tìm và nêu những từ ngữ quan trọng.
- 3 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nhiều HS nêu
- Cả lớp đọc thầm
- HS thực hiện
- HS trao đổi theo cặp
- Từng cặp HS lần lượt trình bày trước lớp
- HS nhận xét
- HS bình chọn – tuyên dương
- 2 HS nêu
 4. Vận dụng: - Để người khác nghe theo mình thì chúng ta phải làm gì?
 5. Dặn dò:- Nhận xét tiết học- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV tuần 11 ( Tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên )
 Điều chỉnh, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP LAM VAN lop 4Tuan 1-9.doc