Giáo án Tập làm văn 4 tuần 11 tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Giáo án Tập làm văn 4 tuần 11 tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện

TẬP LÀM VĂN:

Tiết 22 : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm đượcấhi cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

 - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III).

 - Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ ghi sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 tuần 11 tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN:
Tiết 22 : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm đượcấhi cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
	- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III).	
 - Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bảng phụ ghi sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- 2 cặp HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi.
- Nhận xét bạn trao đổi.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp.
- Lắng nghe.
2. Tìm hiểu ví dụ
- Treo tranh minh họa và hỏi : Em biết gì qua bức tranh này ?
- Đây là câu chuyện Rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.
- Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
- Lắng nghe.
* Bài 1,2
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Lớp đọc thầm và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
- Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
- Mở bài : Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và trao đổi trong nhóm.
- 1 HS đọc thành tiếng. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
- Cách mở bài thứ nhất kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể.
- Lắng nghe.
- Hỏi : Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ?
- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 em đọc.
4. Luyện tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài, lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi : Đó là những cách mở bài nào ? Vì sao em biết ?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cách a là mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Cách b là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu truyện hai bàn tay. Lớp trao đổi và trả lời câu hỏi : Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ?
- 1 em đọc. Lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Truyện Hai bàn tay mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện : Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.
- Lắng nghe.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- Hỏi : Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai ?
... bằng lời của người kể chuyện hoặc là của bác Lê.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
- HS tự làm bài. Các HS trong nhóm nghe, nhận xét và sửa cho nhau.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS (nếu có).
- 5-7 HS đọc mở bài của mình.
- Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện ?
- Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.
 Bài sau : Kết bài trong bài văn kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctaplamvan22.doc