Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 4

Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 4

 Môn: Tập đọc

 Bài:MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I/Mục tiêu:.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm một đoạn văn

-Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

II/ Đồ dùng dạy và học:Tranh minh hoạ bài tập đọc (trang 36 SGK phóng to)

Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.

III/Các hoạt động dạy và học:

 

doc 11 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày tháng năm 2009
 Môn: Tập đọc
 Bài:MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/Mục tiêu:.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm một đoạn văn
-Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II/ Đồ dùng dạy và học:Tranh minh hoạ bài tập đọc (trang 36 SGK phóng to)
Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III/Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ:HS đọc bài Người ăn xin và trả lời các câu hỏi của bài( 5p)
2.Bài mới:gt –ghi đề
GV treo tranh cho HS xem
Hoạt động 1: Luyện đọc.( 15p)
Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 2 lượt
Y/c HS luyện đọc theo cặp.
Gv đọc mẫu
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.( 10p)
Đoạn này kể chuyện gì?
Em hiểu “chính trực” là gì? 
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
Tô Hiến Thành cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
Y/c HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm( 5p )
Y/c 1 HS đọc toàn bài
GV đưa bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc- y/c HS tìm cách đọc
Gv đọc mẫu đoạn văn: Một hôm Trần Trung Tá
3.Củng cố - dặn dò: 5p
Liên hệ: Qua bài này em học tập được gì ở Tô Hiến Thành?
Dặn dò: chuẩn bị bài: Tre Việt Nam
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi SGK.
-3 hs đọc nối tiếp bài
HS nêu và đọc từ khó ,câu văn dài
HS đọc theo cặp
1,2 HS đọc toàn bài
Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
Chính trực: ngay thẳng
-Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua
Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông
-Quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá
Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành ..
Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình
Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng.Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
Nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành
3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
HS tìm những từ ngữ cần nhấn giọng, nêu cách ngắt nhịp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn ( luyện đọc theo nhóm)
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm đoạn đối thoại trên theo cách phân vai
Tuần 4 Thứ ba ngày tháng năm 2009
 Môn: Tập đọc
 Bài : Tre Việt Nam
I/Mục tiêu:.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm 
-Hiểu nội dung- :Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người VN giàu lòng thương yêu ngay thẳng, chính trực. Học thuộc lòng 8dòng thơ 
II/ Đồ dùng dạy và học:Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:HS đọc bài Một người chính trực lời các câu hỏi của bài( 5p)
2.Bài mới:gt –ghi đề
Hoạt động 1: Luyện đọc.(15p)
-GV phân đoạn bài thơ
Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 2 lượt
-GV giải thích từ ở phần chú thích
Y/c HS luyện đọc theo cặp.
Gv đọc mẫu
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.( 10p)
-Câu hỏi 1 sgk
Câu hỏi 2 sgk
Y/c HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm( 5p)
Y/c 1 HS đọc toàn bài
GV đưa bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc- y/c HS tìm cách đọc
Gv đọc mẫu đoạnơth: Nòi tre.xanh màu tre xanh.
-GV nhận xét-tuyên dương
-Cho hs thi HTL khoảng 8 dòng thơ
3.Củng cố - dặn dò :(5p)
GV nhận xét tiết học
Xem bài: Những hạt thóc giống
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi SGK.
-4 hs đọc nối tiếp bài
HS nêu và đọc từ khó ,ngắt nhịp câu thơ
HS đọc theo cặp
1,2 HS đọc toàn bài
-Cần cù: Ở đâu..bạc màu.Rể siêng .bấy nhiêu cần cù
-Đoàn kết: Tay ômmọc thành luỹ.
Lưng trầncho con
-Ngay thẳng: Tre già cho con. Nòi tre thân trò của tre
-Các hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong.Có manh áo cộc,tre nhường cho con.
-HS nêu nội dung bài
-Vài hs nhắc lại
4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
HS tìm những từ ngữ cần nhấn giọng, nêu cách ngắt nhịp thơ
HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ ( luyện đọc theo nhóm)
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm ớH xung phong đọc
Tuần 4: Thứ ba ngày tháng năm 2009
 Môn: Luyện từ và câu
 Bài:TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.
I/ Mục tiêu: :Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng việt; ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)
-Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy9 BT1), tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản chứa tiếng đã cho ( BT2)
II/ Đồ dùng dạy và học:Bảng lớp viết sẵn ví dụ của phần nhận xét
-Giấy khổ to kẻ 2 cột và bút dạ, một vài trang từ điển (phô tô)
III/ Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ: ( 5p)Từ đơn khác từ phức ntn?
Tìm từ phức có 2 tiếng, 3 tiếng ?
2.Bài mới:GT- ghi đề
Hoạt động 1: nhận xét.( 15p)
-GV gt câu thơ như sgk
Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
Vậy những từ phức do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ gì?
Thế nào là từ ghép?
Cho VD
Những từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
Vậy những từ phức do các tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành gọi là từ gì? Thế nào là từ láy? 
Qua các VD trên, em biết có mấy cách chính để tạo từ phức? Đó là những cách nào?
GV kết luận.
*Cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 15p)
Bài 1/39: Y/c Thảo luận rồi làm vào vở.
*Xác định các tiếng từ phức (in nghiêng) có nghĩa hay không? Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép mặc dù chúng giống nhau âm đầu hay vần.
Bài 2/40:Y/c HS tra từ điển và làm theo nhóm.
3.Củng cố - dặn dò: 5p. Nhận xét tiết học
-Xem bài Luyện tập về từ ghép và từ láy
HS trả bài
-HS tìm
1 em đọc, lớp đọc thầm
Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im (truyện+cổ; ông+cha;)
Từ ghép
Là từ gồm những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau
HS tự nêu
Chầm chậm, cheo leo, se sẽ, thầm thì
Từ láy. Từ láy là từ có tiếng, hay âm đâu, vần lặp lại nhau tạo thành
HS nêu thêm ví dụ
Có 2 cách : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau( từ ghép). Phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần (cả âm đầu và vần) giống nhau(từláy)
-2 em đọc
HS trao đổi và làm vào vở. 1 em làm trên bảng, lớp nhận xét.
4 nhóm thực hiện. Đại diện trình bày
-HS tìm được từ ghép, từ láy chứa từng tiếng đã cho của bài tập
Tuần 4: Thứ năm ngày tháng năm 2009
 Môn: Luyện từ và câu
 Bài:LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.
I/ Mục tiêu: Qua bài tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)-BT1, BT2
-Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)- BT3
II/ Đồ dùng dạy và học: Bảng lớp viết sẵn ví dụ của phần nhận xét
III/ Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũL 5p)-Thế nào là từ ghép? Cho VD
-Thế nào là từ láy? Cho VD
2.Bài mới:GT- ghi đề
Hoạt động 1: ( 10) HS nắm được mô hình cấu tạo từ ghép Bài 1/43:
Y/c thảo luận theo cặp
So sánh từ ghép: bánh trái, bánh rán
Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại?
Kết luận: Có 2 loại từ ghép: Ghép tổng hợp và ghép phân loại
Bài 2/44: ( 10p)
Thảo luận nhóm đôi và làm vào vở bài tập
*Xác định đúng 2 loại từ ghép
Hoạt động 2: Nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ( 10p)
Đọc nội dung bài 3/44
Cho HS thảo luận nhóm
Gợi ý: Xác đinh từ láy lặp lại bộ phận nào?
3.Củng cố - dặn dò: 5p
Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ
Từ láy có những loại nào ? Cho ví dụ
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị tiết sau: Trung thực, tự trọng
 -2HS trả bài
-2 em trao đổi, trình bày, lớp nhận xét.
Bánh trái: chỉ chung các loại bánh
Bánh rán: chỉ loại bánh nặn bằng bột
gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn
-Bánh trái có nghĩa tổng hợp (bao quát chung).Bánh rán có nghĩa phân loại
2 em trao đổi rồi làm vào vở
Các nhóm thảo luận rồi trình bày
-HS biết xác định đúng từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại
-Lặp lại âm đầu, bộ phận vần, hay cả âm đầu và vần.
HS phân tích một số ví dụ
-Nhút nhát là lặp lại âm đầu (nh)
-Lạt xạt, lao xao là lặp lại vần
-Rào rào lặp lại cả âm đầu và vần 
Tuần 4 : Thứ ngày tháng năm 2009
 Môn : Chính tả(nhớ -viết)
 Bài :TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH.
I/ Mục tiêu :Nhớ- viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình. Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát
-Làm đúng BT2 a / b. HS khá giỏi viết đúng 14 dòng thơ đầu bài thơ
II/ Đồ dùng dạy học :Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2a .
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 5p
Gv gọi 2 nhóm HS lên bảng thi viết những con vật bắt đầu bằng tr, ch ; 
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ND bài thơ.10p
Gọi HS đọc đoạn thơ 
Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết từ khó
Y/c HS tìm những từ khó dễ lầm khi viết chính tả.
Y/c HS đọc những từ vừa tìm được.
Hoạt động 3 : Viết chính tả.( 15p)
GV lưu ý HS cách trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa.
Gv cho hs viết theo trí nhớ
Gv chấm chữa 5-10 bài.
Hoạt động 4 :Luyện tập ( 8p)
Gọi 1 HS đọc y/c bài 2a,.
Nhắc HS : tiếng có âm đầu cần điền vào ô trống phải hợp với nghĩa của câu.
Gv gọi những HS làm bài tập trên phiếu trình bày kết quả bài làm. Đọc lại những đoạn văn (khổ thơ) đã điền đầy đủ tiếng hoặc vần cho cả lớp nghe.
GV chốt lại lời giải đúng như SGV
3. Củng cố- dặn dò :
Nhận xét tiết học
Bài sau :Những hạt thóc giống
Hai đội chơi thi đua.
-HS đọc
-Vì những truyện cổ nước mình rất nhân hậu, có ý nghĩa rất sâu xa. Được truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông....
truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng...
-1 hs lên bảng- lớp bc
HS nghe.
HS viết
-HS soát lại bài
-HS làm vào vở BT. Một số em làm vào phiếu.
-HS nhận xét bài làm trên phiếu.
Tuần 4 	Thứ ba ngày tháng năm 2009
 Kể chuyện : MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu : Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyệntheo câu hỏi gợi ý ,kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính( do GV kể)
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi nhà thơ chân chính ,có khí phách cao đẹp thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền
II Tài liệu và phương tiện :	-Tranh minh hoạ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ:Kể lại chuyện đã nghe,đã đọcvề lòng nhân hậu ( 5p)
2.Bài mới: GT – ghi đề
Hoạt động 1: tìm hiểu truyện ( 10)
GV kể lần 1- Kể lần 2 có tranh
Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể( 20)
Y/c kể nối tiếp câu chuyện theo nhóm
Y/c kể lại cả câu chuyện
Câu chuyện có ý nghĩa gì?
3. Củng cố- dặn dò : 5p
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện 
-Xem bài: Kể chuyện đã nghe , đã đọc
-2 hs kể
-HS quan sát tranh và lắng nghe
Truyền nhau hát 1 bài hát lên án thói hống hách tàn bạo của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân ta
-Ra lệnh lùng bắt cho được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
-Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
-Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
 -Mỗi nhóm 4 em kể
 -Vài em kể - đối thoại với các bạn
-Lớp bình chọn bạn kể hay 
-HS nêu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu không chịu khuất phục cường quyền
Tuần 4 Thứ ba ngày tháng năm 2009
 Môn: Tập làm văm
 Bài:CỐT TRUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu : Hiểu được thế nào là cốt truyện. Cấu tạo của cốt truyện có 3 phần cơ bản:mở đầu, diễn biến, kết thúc
-Sắp xếp được các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó( BT mục III)
II/ Đồ dùng:Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ:Gọi hs đọc bức thư tiết trước. 5p
2. Bài mới:GT- ghi đề
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhận xét ( 15p)
Cho HS thảo luận nhóm phần nhận xét 1
*Mỗi sự việc chỉ ghi một câu.
 Chuỗi các sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy cốt truyện là gì?
Nhậnxét 3: Cốt truyện gồm những phần nào?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập ( 15)
Bài 1/43:Y/c đọc nội dung bài tập
Thảo luận nhóm đôi và sắp xếp các sự việc thành cốt truyện
Bài 2/43
Y/c HS kể theo nhóm
Tổ chức thi đua kể
-GV nhận xét
3.Củng cố- dặn dò : ( 5p)
Câu chuyện cây khế khuyên chúng ta điều gì?
Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện.
-HS đọc
-HS hoạt động 4 nhóm
Sự việc 1 : Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Sự việc 2 : Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khổ bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt
Sự việc3:Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
Sự việc 4 : Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai bắt chúng phá vòng vây 
Sự việc5 : Bọn nhện sợ hãi nghe theo.
-Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
-mở đầu, diễn biến, kết thúc
-HS đọc
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
2 em trao đổi. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
Kết quả: b, d, a, c, e, g
HS tập kể theo nhóm
-Đại diện kể trước lớp
-Lớp nhận xét
HS trả lời
Tuần 4	Thứ sáu ngày tháng năm 2009
 Môn: Tập làm văn
 Bài:LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu : -Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK) ,xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó 	
II Tài liệu và phương tiện :
Bảng lớp viết sẵn đề tài và câu hỏi gợi ý
Giấy khổ to + bút dạ
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ:5p -HS đọc ghi nhớ bài cốt truyện
2. Bài mới:
Hoạt động 1: tìm hiểu đề bài ,( 5p)
Y/c HS đọc đề.
Phân tích đề bài: Gạch dưới những từ ngữ: 3 nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
Muôn xây dựng cốt truyện cần chú ý những điều gì?
Gv kết luận
Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện ( 10p)
Y/c chọn chủ đề: 
Cách 1: Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì?
Người con đã quyết tâm như thế nào?
Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào?
Hoạt động 3: Kể chuyện ( 15p)
Cho HS kể trong nhóm
HS kể theo từng tình huống
-GV nhận xét
3.Củng cố- dặn dò : 5p)
-GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị tiết sau: Viết thư ( kt viết)
2 HS đọc
-HS đọc 
Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyên, kết thúc câu chuyện
-2 hs đọc gợi ý 1- 2 sgk
Chủ đề 1: HS trả lời theo ý mình, 
( cảm động về tình mẹ con, bà tiên bỗng hiện ra giúp)
Chủ đề 2: HS trả lời theo ý mình
( người con vượt qua rất nhiều khó khăn đi tìm bà tiên)
HS kể theo nhóm
2 em thi đua kể, lớp nhân xét, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TV 4 tuan 4.doc