Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 10, 11

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 10, 11

 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút)

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 * HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ.

 - Hiểu ND chính của từng đoạn, Nd của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. Chuẩn bị:

 - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

 - Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 26 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 10, 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút)
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
 * HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ.
 - Hiểu ND chính của từng đoạn, Nd của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
 - Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL. (16-18’)
Cách tiến hành:
a/ Số lượng HS kiểm tra: khoảng 1/3 số HS trong lớp.
b/ Tổ chức cho HS kiểm tra.
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài.
- GV cho điểm .
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV cần nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau. 
HĐ3: HD HS làm BT. (13-15’)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân và ghi lại những điều cần nhớ vào bảng theo mẫu trong SGK.
- Những bài TĐ như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Cho HS đọc thầm lại các truyện.
- GV phát bảng phụ đã kẻ sẵn bảng theo mẫu cho 3 HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Tìm trong các bài TĐ trên đoạn văn có giọng đọc:
a/ Thiết tha, trìu mến.
b/ Thảm thiết.
c/ Mạnh mẽ, răn đe.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những em chưa có điểm kiểm tra đọc và những em đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Dặn HS xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
- Lắng nghe
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút.
- HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm.
- Đó là những bài có một chuỗi sự việc, liên quan đến một hay một số nhân vật; mỗi truyện nói lên một điều có ý nghĩa.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1 + phần 2), Người ăn xin.
- HS đọc thầm lại bài đã nêu.
- 3 HS làm bài vào bảng.
- Cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- 3 HS làm bài vào bp lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
a/ Đoạn văn có giọng thiết tha, trìu mến là đoạn cuối truyện Người ăn xin từ “Tôi chẳng biết làm cách nào ... của ông lão”
b/ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là đoạn Nhà Trò kể nỗi thống khổ của mình (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1, từ “Năm trước gặp khi trời làm đói kém ... ăn thịt em ...”)
c/ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2) từ “Tôi thét ... đi không?”
- Lần 1: 3 HS cùng đọc 1 đoạn.
 Lần 2: 3 HS khác, mỗi em đọc 1 đoạn.
Chính tả: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Nghe - viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 75 chữ/15’), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
 *HS khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả; hiểu nội dung của bài.
 2. Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng(VN và nước ngoài);Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II. Chuẩn bị:
 - Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2.
 - 4, 5 tờ giấy kẻ bảng ở BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Nghe – viết. (18-20’)
a. Hướng dẫn chính tả. 
- GV đọc cả bài một lượt.
- Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao.
- GV nhắc lại: cách trình bày bài, cách viết các lời thoại, viết tên bài vào giữa dòng. Khi viết lời thoại nhớ xuống dòng, lùi vào và gạch ngang.
b. GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. 
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
c. Chấm chữa bài:
- GV chấm 7 -10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
HĐ3: HD HS làm BT. (10-12’)
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Bài3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
HĐ4: Củng cố, dặn dò. ( 2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
- HS theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm bài Lời hứa.
- HS luyện viết các từ ngữ.
- HS viết chính tả.
- HS rà soát lại bài.
- Những HS không nộp bài chấm đổi vở cho nhau để kiểm tra lỗi + ghi lỗi ra bên lề trang vở.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo cặp. Các cặp trao đổi với nhau về câu trả lời.
- Đại diện các cặp trình bày trước lớp:
a/ Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b/ Trời tối rồi mà em vẫn không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
c/ Các dấu ngoặc kép trong câu được dùng để báo trước bộ phấnau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d/ - Không đưa được những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- Vì: những lời trong ngoặc kép là lời thoại của em bé với các bạn chơi đánh trận giả mà em bé đã thuật lại với người khách chứ không phải là lời thoại trực tiếp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- 2 HS làm bài trên bảng. Lớp làm vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét.
Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút)
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
 * HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ.
 - Hiểu ND chính nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu thăm ghi bài tập đọc + câu hỏi .
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Kiểm tra (thực hiện như ở tiết 1). (18-20’)
HĐ3: HD HS làm BT. ( 12-14’)
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Em hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng trong tuần 4, 5, 6.
- GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng.
(GV dán tờ giấy to đã kẻ sẵn bảng với lời giải đúng lên bảng lớp)
- GV cho HS đọc diễn cảm một đoạn văn để minh hoạ cho giọng đọc.
Bài 3: Củng cố, dặn dò. (2’)
- Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau ...
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS kể tên:
.T4: Một người chính trực (T36)
.T5: Những hạt thóc giống (T46)
.T6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T55); Chị em tôi (T59).
- HS cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng.
 Luyện từ và câu: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
 1. Nắm được một số từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
 2. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết sẵn lời giải BT1.
 - Bảng phụ khổ nhỏ kẻ bảng để HS các nhóm làm BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: HD HS làm BT. (32-34’)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
- GV phát giấy đã kẻ sẵn các cột theo chủ điểm cho các nhóm.
- GV nhận xét + tính điểm và chốt lại (GV dán lên bảng lớp tờ giấy to đã ghi lời giải đúng).
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
- GV nhận xét + chốt lại những thành ngữ, tục ngữ.
- YC HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- YC HS đặt câu với 1 thành ngữ tự chọn (hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng của một trong các câu tục ngữ).
- GV nhận xét.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
- GV phát bảng đã kẻ bảng theo mẫu cho 3 HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
HĐ3: Củng cố, dặn dò. ( 2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Các nhóm nhận giấy, trao đổi bàn bạc và ghi các từ ngữ vào cột thích hợp.
- Theo hiệu lệnh, đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS tìm và ghi ra giấy nháp.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- HS đặt câu ra giấy nháp.
- Một số HS đọc câu mình đặt hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài . Các HS còn lại làm vào giấy nháp.
- 3 HS lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
 Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút)
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
* HS khá giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn, kịch, thơ. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
 - Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; Bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là chuyện kể đã học..
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu ghi tên từng bài TĐ, HTL trong 9 tuần đầu, sách TV4, tập 1.
 - Bảng phụ viết sẵn lời giải BT2 + BT3.
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng cho các nhóm HS làm BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Kiểm tra TĐ. (16-18’).
- Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm.
- Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT. (15-16’)
Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- GV phát bảng phụ đã kẻ sẵn các bảng theo mẫu trong SGK (trang 98) cho các nhóm.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
(GV đưa lên bảng lớp tờ giấy to đã chuẩn bị sẵn kết quả đúng).
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV: Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể đã học, sau đó ghi chép tên nhân vật, tên bài, tính cách của nhân vật.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
HĐ4: Củng cố, dặn dò. (2-3’)
- Các bài TĐ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ vừa học giúp các em hiểu điều gì?
- GV chốt lại: Con người cần sống có ước mơ, c ... iệu về Nguyễn Ngọc Ký.
HĐ3: GV kể lần 2. (6-7’)
- GV kể chuyện kết hợp với việc sử dụng tranh. GV lần lượt đưa từng tranh lên bảng kể cho HS nghe nội dung câu chuyện.
HĐ4: HD HS kể chuyện. (20-22’)
a/ Cho HS kể theo cặp hoặc theo nhóm.
b/ Cho HS thi kể + nêu bài học học được từ Nguyễn Ngọc Ký.
- GV nhận xét + khen những HS kể hay.
HĐ5: Củng cố, dặn dò.(1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài kể chuyện của tuần 12.
- HS lắng nghe.
- HS nghe kể kết hợp quan sát tranh.
- HS kể nối tiếp nhau. Mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn chuyện.
- Một vài tốp HS thi kể từng đoạn.
- 2 - 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện + nêu bài học ...
- Lớp nhận xét.
Tập đọc: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữu vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
 - TL được các câu hỏi trong SGK.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: ( 4-5’) 
- Đọc Đ 1, 2 bài Ông trạng thả diều :
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Đọc đoạn 3 + 4: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều?”
- GV nhận xét + cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: HD HS luyện đọc. (8-10’)
- Cho HS đọc nối tiếp các câu tục ngữ.
- HD đọc một số từ ngữ dễ đọc sai: sắt, quyết, tròn, keo, vững, sóng ...
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng ở từ ngữ: quyết, hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ.
HĐ3: HD HS tìm hiểu bài. ( 7-9’)
- Cho HS đọc lại cả 7 câu tục ngữ.
- Dựa vào nội dung các từ ngữ hãy xếp các câu tục ngữ vào 3 nhóm sau:
a/ Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công.
b/ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
c/ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Em hãy chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây để trả lời:
a/ Ngắn gọn có vần điệu.
b/ Có hình ảnh so sánh.
c/ Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.
- GV chốt lại: ý c là đúng + phân tích vần điệu, hình ảnh trong các câu tục ngữ.
- Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí.
- GV chốt lại ý đúng.
HĐ4: HD HS đọc diễn cảm + HTL.
( 9-10’)
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV nhận xét + khen những HS thuộc lòng + đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả 7 câu tục ngữ
- Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách trong 1 ngày ...
- Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền rất thích chơi thả diều.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từ theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc lại 7 câu tục ngữ một lần nữa.
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- HS học thuộc lòng (học nhẩm)
- 3, 4 HS thi đọc (có thể thi đọc từng câu, có thể thi cả bài).
- Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN 
 VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
 1. Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
 2. Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra.
II. Chuẩn bị:
 - Sách truyện đọc Lớp 4 (nếu có).
 - Giấy khổ to hoặc bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. KTBC: (4-5’)
- Công bố điểm bài kiểm tra TLV giữa HKI + nêu nhận xét chung.
- Kiểm tra 2 HS.
- Nhận xét + cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Phân tích đề. (4-5’)
- Cho HS đọc đề bài.
- HD HS phân tích đề bài.
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn trên bảng lớp.
- Lưu ý cho HS:
+ Khi trao đổi trong lớp, một bạn sẽ đóng vai bố, mẹ, anh, chị ...và em.
+ Em và người thân phải cùng đọc một truyện cùng nội dung đề bài yêu cầu mới có thể trao đổi được.
+ Phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện khi trao đổi. 
HĐ3: Chuẩn bị cuộc trao đổi. (8-9’)
* Gợi ý 1:
- Giao việc: Các em chọn bạn đóng vai người thân để sau khi chọn đề tài, xác định nội dung chúng ta sẽ thực hành trao đổi.
- Em chọn nhân vật nào? Trong truyện nào?
- Đưa bảng phụ đã viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện ...
* Gợi ý 2:
- Cho HS làm mẫu.
* Gợi ý 3:
- Cho HS làm mẫu.
- Nhận xét.
HĐ3: Cho HS thực hành trao đổi.
( 14-15’)
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Chú ý theo dõi.
- 1 HS đọc gợi ý 1.
- Phát biểu ý kiến, nêu tên nhân vật mình chọn, trong sách nào?
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS khá, giỏi lên nói với nhân vật mình chọn trao đổi và nêu sơ lược nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- 1 HS khá, giỏi làm mẫu.
- Từng cặp HS trao đổi theo yêu cầu của đề bài - viết ra giấy những nội dung sẽ trao đổi.
- HS đổi vai để trao đổi.
- 3 cặp lên thi trao đổi trước lớp.
- Lớp nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TÍNH TỪ
I. Mục tiêu: 
 1. HS hiểu tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
 2. Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a-BT1), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
 * HS khá giỏi thực hiện được toàn bộ BT1.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ viết nội dung BT 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. KTBC: (4-5’)
- Động từ là gì? Cho VD.
- Em hãy tìm 1 động từ và đặt câu với động từ đó.
- Nhận xét + cho điểm.
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Phần nhận xét. (10-12’)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Giao việc: 
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ - Chăm chỉ, giỏi
b/ - Những chiếc cầu: trắng phau
 - Mái tóc của thầy Rơ-nê: màu xám
c/ Hình dáng, kích thước
 - Thị trấn: nhỏ 
 - Vườn nho: con con
 - Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
 - Dòng sông: hiền hoà
 - Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc: 
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
HĐ3: Ghi nhớ. (3’)
- YC HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
- YCHS nêu ví dụ.
HĐ4: Phần luyện tập. (13-15’)
BT1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc: Làm đoạn văn a.
- Dán lên bảng đoạn văn đã được viết sẵn.
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
a/ Các tính từ là: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
* ND mở rông: YC
b/ Các tính từ là: quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
BT2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng, hay.
C. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài.
- 1 HS trả lời + nêu VD.
- 1 HS đặt câu.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm truyện .
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- 3 HS làm bài vào BP, làm xong lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Làm vào giấy nháp.
- Trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS đọc phần nội dung cần ghi nhớ.
- HS nêu 2 VD để giải thích nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS đọc.
- Đọc đoạn văn + làm bài.
- Trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS khá giỏi làm thêm đoạn b.
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS chọn đặt câu theo yêu cầu của ý a hoặc b.
- HS lần lượt đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
 1. Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
 2. Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1,2). Bước đầu biết viết mở bài theo cách gián tiếp (BT3)
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. KTBC: (4-5’)
- Nhận xét + cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ2: Phần nhận xét. (9-10’)
Bài 1, 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 +2.
- Giao việc: 
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Đoạn mở bài trong truyện là: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang tập chạy.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Nhận xét + chốt lại: Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
HĐ3: Phần ghi nhớ. (3-4’)
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Dặn HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
HĐ4: Phần luyện tập. (14-15’)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Cách a: Mở bài trực tiếp.
Cách b, c, d: Mở bài gián tiếp.
- Cho HS kể phần mở đầu theo 2 cách.
- Nhận xét.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc.
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào sự việc của câu chuyện.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc: Các em mở bài theo cách gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê.
- Nhận xét + khen những HS biết mở bài gián tiếp và mở bài hay.
C. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh mở bài, viết lại vào vở.
- 2 HS trao đổi với nhau về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Tìm đoạn mở bài.
- Một vài HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Đọc thầm lại mở bài và tìm lời giải đáp câu hỏi.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình.
- Lớp nhận xét.
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS kể theo cách mở bài trực tiếp.
- 1 HS kể theo cách mở bài gián tiếp.
- Lớp đọc thầm bài Hai bàn tay.
- Suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Làm bài cá nhân.
- Lần lượt đọc đoạn mở bài của mình.
- Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet4 tuan 1011.doc