Giáo án Tin học Lớp 3 - Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tin học Lớp 3 - Nguyễn Bá Ngọc

I. Giới thiệu máy tính

 - Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.

- Các bộ phận quan trọng của một máy tính để bàn :

• Màn hình

• Phần thân máy

• Bàn phím

• Chuột

- Cấu tạo của các bộ phận máy tính:

• Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dáng như màn hình tivi.

• Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí.

• Bàn phím của máy tính bao gồm nhiều phím.

• Chuột của máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.

II. Làm việc với máy tính :

 1. Bật máy :

 Để bật máy tính cần thực hiện hai thao tác sau đây :

1. Bật công tắt màn hình

2. Bật công tắt trên thân máy

 2. Tư thế ngồi :

 Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa.

 Khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm, không nên nhìn quá lâu vào màn hình.

 3. Ánh sáng :

 Máy tính nên đạt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em.

 4. Tắt máy :

 Khi không làm việc nữa, cần tắt máy tính.

 

doc 58 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 4401Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1,2
Chương 1 : LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1 : NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Muïc tiêu :
	- Giúp học sinh làm quen với máy tính và các bộ phận của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính.
- Giúp các em biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, bố trí ánh sáng.
- Giúp các em tiếp cận máy tính như một người bạn. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học
- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
- Giới thiệu nội dung bài mới
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
I. Giới thiệu máy tính
 - Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Các bộ phận quan trọng của một máy tính để bàn :
Màn hình
Phần thân máy
Bàn phím
Chuột
- Cấu tạo của các bộ phận máy tính:
Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dáng như màn hình tivi.
Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí.
Bàn phím của máy tính bao gồm nhiều phím.
Chuột của máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
II. Làm việc với máy tính :
 1. Bật máy : 
 Để bật máy tính cần thực hiện hai thao tác sau đây :
Bật công tắt màn hình
Bật công tắt trên thân máy
 2. Tư thế ngồi :
 Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa.
 Khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm, không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
 3. Ánh sáng :
 Máy tính nên đạt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em.
 4. Tắt máy :
 Khi không làm việc nữa, cần tắt máy tính. 
 Giới thiệu về người bạn mới đó là chiếc máy tính và các chức năng của máy tính
 GV hỏi hs thường thấy các loại máy tính nào?
 Gv hướng dẫn hs làm quen với từng bộ phận của máy tính và làm quen với chúng.
 Gv hướng dẫn hs cách bật máy
 Gv hướng dẫn hs ngồi đúng tư thế và khoảng cách giữa máy tính và mắt người sử dụng.
 Gv hướng dẫn hs cách tắt máy theo đúng qui trình. 
Start à Turn off computer à Turn off
 HS quan sát chiếc máy tính để bàn.
 Hs trả lời cầu hỏi : máy tính để bàn và máy tính xách tay.
 Hs quan sát Gv gõ phím, điều khiển chuột máy tính và theo dõi sự thay đổi trên màn hình.
 Hs chú ý bật máy theo giáo viên.
 Hs chú ý nghe gv hướng dẫn cách tắt máy đúng qui trình.
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
BÀI TẬP
- Điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng và S vào ô vuông cuối câu sai nghĩa dưới đây.
Máy tính giúp em học làm toán, học vẽ	1
Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè	1
Có nhiều loại máy tính khác nhau	1
Em không thể chơi trò chơi trên máy tính	1
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (..) để được câu hoàn chỉnh.
a. Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống như .
b. Người ta coi  là bộ não của máy tính
c. Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên ..
d. Em điều khiển máy tính bằng ..
3. Em hãy thay các từ màu đỏ bằng các từ đúng nghĩa.
	a. Máy tính làm việc rất chậm chạp
	b. Máy tính luôn cho kết quả không chính xác.
4. Em hãy chọn và gạch dưới từ hoặc cụm từ thích hợp (trong ngoặc) để được câu đúng :
	a. Nếu thường nhìn gần màn hình, em dễ bị (ho, cận thị, sổ mũi).
	b. Ngồi thẳng với tư thế thoải mái, em sẽ không bị (vẹo cột sống, đau mắt, buồn ngủ)
Tuần 3	
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. Muïc tiêu:
	Giúp học sinh :
Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản.
Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau, cho mục đích khác nhau.
Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
 - Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Giới thiệu nội dung bài mới.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Thông tin dạng văn bản
 Sách giáo khoa, truyện tranh, báo chí và cả những tấm bia cổ chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số).
 VD : Tấm bảng khi vào cổng trường có ghi hàng chữ : Trường Tiểu Học Trần Nhân Tông hoặc một bài báo ghi thông tin dạng văn bản.
2. Thông tin dạng âm thanh
 Tiếng chuông, tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc  chứa đựng thông tin dạng âm thanh.
 VD : Tiếng trống trường cho biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc.
3. Thông tin dạng hình ảnh
 Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo cho em hiểu thêm nội dung của bài học, bài báo. Các biển báo giao thông  đó là những thông tin dạng hình ảnh.
 VD : Đèn giao thông lúc xanh, lúc đỏ cho chúng ta biết khi nào được phép đi qua đường.
 Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được ba dạng thông tin trên.
Gv lấy ra một số tranh ảnh, báo chí, hình vẽ.
Gv yêu cầu hs cho một số ví dụ về thông tin dạng âm thanh. 
Đặt câu hỏi cho hs đưa thêm thông tin trên các tư liệu được giới thiệu.
Giới thiệu bộ sưu tập nhiều văn bản dùng cho các mục đích khác nhau
Hs phân biệt đâu là thông tin dạng văn bản.
Hs cho một vài ví dụ về thông tin dạng âm thanh.
Hs đưa ra một vài ví dụ về thông tin dạng hình ảnh và dạng kết hợp giữa các dạng thông tin với nhau.
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
Bài tập :
1. Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống (.)
	a. Khi xem phim hoạt hình, em nhận được thông tin dạng .. và dạng .. 
	b. Truyện tranh cho em thông tin dạng . và dạng .
	c. Tiếng hát cho em thông tin dạng 
 2. Bộ phận nào của cơ thể nhận biết mỗi thông tin dưới đây ?
	‏Mũi
‏Lưỡi
‏Tai
‏Mắt
‏Da
‏Nặng
‏Ngọt
‏Thơm
‏Ầm ĩ
‏Đỏ
‏Nóng
Tuần 3,4	
Bài 4, 5 : BÀN PHÍM MÁY TÍNH - CHUỘT MÁY TÍNH
I. Muïc tiêu :
Học sinh bước đầu làm quen với bàn phím, nhận biết được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím.
Học sinh làm quen với thiết bị vào phổ biến nữa là chuột máy tính. Các em biết cách cầm chuột đúng và thực hành được một số thao tác với chuột.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học :
Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp
Giớ thiệu nội dung bài mới,
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
BÀN PHÍM MÁY TÍNH
1. Bàn phím
Làm quen với bàn phím
2. Khu vực chính của bàn phím.
 Bàn phím gồm có bốn phần chính.
 Khu vực chính của bàn phím gồm các hàng sau đây :
Hàng cơ sở : hàng phím thứ ba tính từ dưới lên được gọi là phím cơ sở. hàng này gồm có các phím: A,S,D,F,G,H,J,K,L,;,:,",'
Trên hàng cơ sở có hai phím có gai là F và J.
Hàng phím trên gồm các phím : Q,W,E,R,T,Y,U,I,O,P, {,}
Hàng phím dưới gồm các phím : Z,X,C,V,B,N,M,,,,?,/
Hàng phím số : Hàng phím trên cùng của khu vực chính gồm các phím : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,0,_,-,=,+,\
Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
CHUỘT MÁY TÍNH
1. Chuột máy tính :
 Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính được thuận tiện nhanh chóng.
 Mặt trên của chuột thường có hai nút : nút trái và nút phải.
2. Sử dụng chuột :
 Em cầm chuột và di chuyển chuột trên một mặt phẳng (thường kà bàn chuột)
a. Cách cầm chuột :
Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột.
b. Con trỏ chuột :
 Trên màn hình, em thường thấy có hình mũi tên. Mũi tên đó chính là con trỏ chuột.
c. Các thao tác sử dụng chuột :
Di chuyển chuột : thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
Nháy chuột : nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
Nháy đúp chuột : nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp.
Kéo thả chuột : nhấn và giữ nút trái của chuột di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
Gv hướng dẫn cho hs về bàn phím.
Gv hướng dẫn đâu là hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới và phím có gai.
Gv hướng dẫn cách điều khiển chuột máy tính.
Gv hướng dẫn cách sử dụng và cách cầm chuột máy tính như thế nào đúng cách.
Hs chú ý nghe giảng về bàn phím.
Quan sát tất cả các phím để phân biệt đâu là phím số, phím trên, phím cơ sở, phím dưới và phím có gai.
Hs chú ý đến cách sử dụng và cách cầm chuột máy tính.
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
	Bài tập :
Tìm các phím chữ cái Q W E R T Y trên bàn phím rồi điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng, điền S vào ô vuông cuối câu sai :
a. Đó là các phím ở hàng phím cơ sở 	1
b. Đó là các phím liên tiếp nhau 	1
c. Đó là các phím ở hàng phím trên 	1
Điền các chữ cái vào ô tương ứng, em sẽ nhận ra nhười bạn của mình.
a	b	c	d	e	f	g
Phím chữ cuối cùng của hàng phím trên
Phím chữ đầu tiên của hàng cơ sở.
Phím thứ 6 của hàng phím trên.
Phím nằm giữa các phím R và Y
Phím chữ thứ ba của hàng phím trên tính từ bên phải.
Phím chữ thứ hai của hàng phím dưới tính từ bên phải
Phím chữ nằm giữa hai có gai và cạnh phím có gai bên phải.
Tuần 5	
Bài 6 : MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học :
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Giới thiệu nội dung bài mới.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Trong gia đình
 Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ xử lí. Với các thiết bị có bộ xử lí giống như máy tính như máy giặt, ti vi, đồng hồ điện tử 
Trong cơ quan, của hàng, bệnh viện.
 Nhiều công việc như soạn và in văn bản, cho mượn sách ở thư viện, bán vé máy bay, rút tiền tự động  được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ có máy tính.
 Trong bệnh viện các thiết bị có gắn bộ xử lí có thể dùng để theo dõi bệnh nhân.
Trong phòng nghiên cứu, nhà máy.
 Trong phòng nghiên cứu và nhà máy, máy tính đã làm thay đổi cách làm việc của con người.
Mạng máy tính.
 Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành mạng máy tính. 
 Rất nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành một mạng lớn. Mạng đó được gọi là mạng Internet.
 Gv hướng dẫn học sinh những thiết bị nào có sử dụng bộ xử lí để hoạt động.
 Hs  ... inh Chính
 Tuần 26	
Bài 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ
I. Mục tiêu:
Biết cách gõ các từ có dấu hỏi và dấu ngã.
Luyện gõ văn bản theo qui tắc mười ngón tay.
Biết khởi động các phần mềm Vietkey/ Unikey và Word.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Nhắc lại qui tắc gõ chữ có dấu.
 Cũng giống như với dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng để gõ từ có dấu hỏi, dấu ngã ta cũng gõ chữ trước, gõ dấu sau theo qui tắc sau :
Gõ hết các chữ trong từ
Gõ dấu.
2. Gõ kiểu Telex.
 Muốn gõ dấu hỏi và dấu ngã theo kiểu Telex ta gõ theo qui tắc sau :
dấu hỏi : r
dấu ngã : x
3. Gõ kiểu Vni.
Muốn gõ dấu hỏi và dấu ngã theo kiểu Vni ta gõ theo qui tắc sau :
dấu hỏi : 3
dấu ngã : 4
Hướng dẫn học sinh gõ dấu theo từng kiểu khác nhau 
Ví dụ : 
Quar vair : quả vải
Dungx camr : dũng cảm
Thoor caamr : thổ cẩm
Ví dụ :
Qua3 vai3: quả vải
Dung4 cam3 : dũng cảm
Tho63 ca6m3 : thổ cẩm.
Chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn.
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành phần mềm Word.
	- Nhắc học sinh về nhà thực hành gõ hai kiểu gõ Telex và Vni cho thành thạo.
	Rút kinh nghiệm và bổ sung.
THỰC HÀNH TUẦN 26
Em gõ các từ sau :
Thẳng thắn
Anh dũng
Giải thưởng
Nghẫm nghĩ
Tuổi trẻ
Cầu thủ
Trò giỏi
Sửa chữa
Đẹp đẽ
Dã ngoại
	2. Gõ đoạn văn sau :
	Rừng cây trong nắng
	Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lênvới tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang vọng mãi lên trời cao xanh thẳm.
	(Trích “Rừng cây trong nắng”, Tiếng việt lớp 3, tập hai, trang 141
Tuần 27
Bài 6: LUYỆN GÕ
Học sinh cần :
Thành thạo việc khởi động các phần mềm Vietkey/ Unikey và Word
Gõ văn bản đơn giản và biết cách sửa văn bản với các phím xoá.
Luyện gõ văn bản theo qui tắc gõ mười ngón tay.
Biết cách gõ các từ có dấu thanh như dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
THỰC HÀNH TUẦN 27
Em hãy gõ các câu ca dao sau :
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn xương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ.
Em hãy gõ đopạn thơ sau đây :
Mình về thương Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo 
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người 
	Tố Hữu
Tuần 28	
Bài 7: ÔN TẬP
Ôn luyện các kĩ năng được học trong toàn chương, bao gồm :
Khỏi động phần mềm Vietkey/ Unikey và Word.
Gõ văn bản tiếng Việt.
Biết cách sửa lỗi với hai phím Delete và Backspace.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
	THỰC HÀNH TUẦN 32
Gõ đoạn văn sau :
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng  Phía bên sông, xóm Cồng Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn 
	(Trích “Chiều trên sông Hương”, Tiếng Việt 3, tập một, trang 94 )
 Gõ đoạn thơ sau :
Đồng quê
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều len lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
Luống cày còn thở sủi tăm
Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao
Có con châu chấu phương nào
Bâng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em
	Trần Đăng Khoa
Tuần 29	
Chương 6 : HỌC CÙNG MÁY TÍNH
	Bài 1 : HỌC TOÁN VỚI PHẦN MỀM 
 CÙNG HỌC TOÁN LỚP 3
I. Mục tiêu:
Sử dụng phần mềm để học và ôn luyện các phép cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên.
Sử dụng phần mềm để tự làm bài kiểm tra trên máy tính có đánh giá.
Sử dụng các thao tác với bàn phím và chuột để giao tiếp với máy tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Khởi động phần mềm :
 Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình để khởi động trò chơi.
2. Cách luyện tập :
 Để luyện tập phải nháy chuột vào trong các biểu tượng trên màn hình để luyện tập.
 Khi làm toán phải trả lời các câu hỏi trên màn hình.
 Hướng dẫn học sinh các luyện tập của phần mềm và cách trả lời câu hỏi trên phần mềm đó.
Chú ý nghe giáo viên hướng dẫn và làm theo các thao tác, trả lời câu hỏi của phần mềm.
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Nhắc học sinh về nhà xem lại bài và làm phép toán trong phần mềm học toán lớp 3.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
THỰC HÀNH TUẦN 29
Sau khi khởi động phần mềm cùng học Toán lớp 3 ta có màn hình chính của phần mềm sau :
	Để bắt đầu bài học, chúng ta nháy chuột tại dòng chữ bắt đầu trên cánh cổng để luyện tập Toán với màn hình cầu vồng.
Trên màn hình Cầu vồng có các biểu tượng nhỏ ứng với các nội dung môn Toán lớp 3.
	Để luyện tập, nháy chuột vào trong các biểu tượng trên màn hình cầu vồng
Đối với phần mềm dạng Toán, sau khi làm được năm câu, phần mềm sẽ hỏi có tiếp tục luyện dạng toán này nữa không. Nếu tiếp tục, nháy chuột lên có. Ngược lại, nháy chuột lên nút không để chuyển sang dạng khác.
 kieåm tra keát quaû laøm baøi cuûa em
	 chuyeån sang baøi laøm tieáp theo
	- ñoùng cöûa soå baøi laøm trôû veà maøm hình chính
	 - trôï giuùp em khi laøm baøi
	- laøm lai baøi taäp ñoù töø ñaàu. 
 Tuần 30	
Bài 2: HỌC LÀM CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH
 VỚI PHẦN MỀM TIDY UP
I. Mục tiêu:
Giới thiệu tính năng chính của phần mềm cũng chính là nhiệm vụ chính của học sinh là cùng dọn dẹp tất cả sáu căn phòng.
Thông qua mềm giáo dục cho học sinh thói quen ngăn nắp, sạch sẽ và giúp đỡ cha mẹ trong các công việc nhỏ trong nhà mà em có thể làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Khởi động phần mềm
 Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình để khởi động phần mềm.
2. Quy tắc chơi :
 Để bắt đầu làm việc nháy chuột vào nút start a new game và gõ tên của em. Sẽ làm lần lượt các phòng sau :
Hall : phòng đợi
Living room : phòng khách
Dining room : phòng ăn
Kitchen : phòng bếp
Barthroom : phòng tắm
Bedroom : phòng ngủ
 Nhiệm vụ của em là dọn dẹp bằng cách di chuyển các đồ vật về vị trí của nó.
3. Cách thực hiện công việc :
 Để thực hiện việc di chuyển các đồ vật, nháy chuột lên đồ vật cần di chuyển, nó sẽ được chuyển đến vị trí đúng.
 Để bắt đầu lượt chơi mới nhấn phím F2.
 Để thoát khỏi phần mềm, nhấn nút x ở góc trên bên phải của màn hình.
 Hướng dẫn hs ôn lại cách khởi động phần mềm và hướng dẫn quy tắc chơi.
Học sinh chú ‎ thao tác các bước theo giáo viên hướng dẫn trên máy. 
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Nhắc học sinh về nhà xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
THỰC HÀNH TUẦN 30
	Sau khi khởi động phần mềm, chúng ta có màn hình chính của phần mềm như sau:
	Để bắt đầu làm việc, nháy chuột vào nút Start A New Game và gõ tên của em. Em sẽ làm việc lần lượt trong các phòng sau : 
Hall : phòng đợi
Living room : phòng khách
Dining room : phòng ăn
Kitchen : phòng bếp
Barthroom : phòng tắm
Bedroom : phòng ngủ
	Trong mỗi phòng, các đồ vật lộn xộn, nhiệm vụ của em là dọn dẹp bằng cách di chuyển các đồ vật về đúng vị trí của nó.
	Để thực hiện việc di chuyển các đồ vật, nháy chuột lên đồ vật cần di chuyển, nó sẽ được chuyển đến vị trí đúng. Khi dọn xong một phòng, phần mềm sẽ yêu cầu chuyển sang phòng tiếp theo.
	Khi đã dọn dẹp xong phòng cuối cùng, em sẽ nhận được một giấy chứng nhận có thành tích lao động tốt.
	Để bắt đầu lượt chơi mới, nhần phím F2
	Để thoát khỏi phần mềm, nháy chuột lên nút X ở góc trên bên phải màn hình.
Tuần 31	
Bài 4: HỌC TIẾNG ANH
VỚI PHẦN MỀM ALPHABET BLOCKS
I. Mục tiêu:
Thông qua phấm mềm này, các em nhận biết được các chữ cái trong bảng tiếng Anh và cách đọc đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : SGK, Tài liệu tin học, giáo án.
- Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
	- Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
Thời gian
Noäi dung 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Khởi động phầm mềm.
 Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình để khởi động phần mềm.
2. Giới thiệu phần mềm :
 Màn hình chính của phần mềm có dòng chữ Alphabet Blocks và hai người dẫn chương trình vui tính và hai bảng đen nhỏ treo trên tường đó là chọn kiểu bài học và người dẫn chương trình.
3. Bài học cả bảng chữ cái.
 Qua bài này các em nhận biết được cách phát âm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh qua giọng nói của người dẫn chương trình.
 Em sẽ nghe người dẫn chương trình đọc một lượt bảng chữ cái tiếng Anh.
 Nháy chuột lên người dẫn chương trình để nghe các câu hỏi và nháy chuột lên các chữ cái tương ứng để trả lời..
 Để nghe lại cách phát âm của chữ cái và một từ chứa nó, nháy chuột lên chữ cái đó.
 Nháy chuột tại công tắc điện trên tường để kết thúc bài học.
4. Bài học theo nhóm chữ cái.
 Trong bài này, nghe câu hỏi của người dẫn chương trình và trả lời bằng cách nháy chuột lên bảng hoặc cái hộp chứa chữ.
 Để nghe lại câu hỏi, nháy chuột lên người dẫn chương trình.
 Để thoát khỏi phần mềm, nháy chuột lên nút Stop ở màn hình chính.
 Hướng dẫn hs ôn lại cách khởi động phần mềm và hướng dẫn quy tắc chơi.
Học sinh chú ‎ thao tác các bước theo giáo viên hướng dẫn trên máy. 
IV.Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Nhắc học sinh về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
THỰC HÀNH TUẦN 31
 Tuần 32
ÔN TẬP – THỰC HÀNH CHƯƠNG 6
Tuần 33,34
ÔN TẬP – THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Tuần 35,36
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TIn hoc lop 3.doc