Giáo án Toán 4 - Tiết 38, 39, 40

Giáo án Toán 4 - Tiết 38, 39, 40

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- BT cần làm: BT 1,2 ;* HSKG:BT3

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài toán

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc 7 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tiết 38, 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày tháng năm
Toán Tiết38: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- BT cần làm: BT 1,2 ;* HSKG:BT3
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài toán
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài cũ: 
HS1: Kết quả của phép cộng gọi là gì?
Hãy tìm tổng của hai số sau 169 và 35?
HS2: Kết quả của phép trừ gọi là gì?
Hãy tìm hiệu của hai số sau 89 và 25
Hoạt động 2: Bài mới: Giới thiệu bài 
1.Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
a.Giới thiệu bài toán:
Gọi 2 HS đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
b.Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán
c.Hướng dẫn giải bài toán.
GV hướng dẫn HS làm bằng 2 cách
Cách 1: Tìm hai lần số bé - Tìm số bé bằng cách:
Số bé = (tổng - hiệu):2
Cách2:Tìm hai lần số lớn - Tìm số lớn bằng cách: Số lớn = (tổng + hiệu):2
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề ; phân tích đề
-Gọi 1HS lên bảng tóm tắt đề
-1HS giải.
- Giáo viên nhận xét-ghi điểm
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề ; phân tích đề
-Gọi 1HS lên bảng tóm tắt đề
-1HS giải.
- Giáo viên nhận xét-ghi điểm
Bài 3(HSKG):
GV hướng dẫn HS làm 
HS lên bảng làm
GV nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau: “ Luyện tập ”
HS trả lời và tính
HS lắng nghe
-HS đọc đề
Tổng của hai số là 70
Hiệu của hai số là 10
Bài toán yêu cầu tìm hai số đó
HS chú ý theo dõi
HS nhắc lại
HS nhắc lại
-HS đọc và phân tích đề
-HS lên bảng tóm tắt và giải
-Lớp làm vào vở
-HS đọc và phân tích đề
-HS lên bảng tóm tắt và giải
-Lớp làm vào vở
- Lớp quan sát nhận xét
Toán: Tiết 38: LUYỆN TẬP (Tr 48)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài tập cần làm: Bài 1 a, b; Bài 2; Bài 4.
* HS khá, giỏi làm thêm BT 1C, BT5.
II. ĐDDH: Bảng con, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: Tính bằng cách thuận tiện nhất
HS1: 408 + 100 + 92 
 HS2: 677 + 123 + 200
Nhận xét ghi điểm
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề.
Bài 1a, b (HS khá, giỏi làm thêm câu c): yêu cầu HS đọc đề.
Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
YC HS làm trên bảng, lớp thực hiện vào BC
Bài 2: yêu cầu 2 HS đọc đề ® phân tích đề
Bài toán cho biết gì?
Bài toán cần tìm gì?
Hướng dẫn HS làm bài theo nhóm 4 và trình lên bảng.
Nhận xét sửa chữa
Bài 4: Hướng dẫn HS phân tích đề
Bài toán cho biết gì?
Bài toán cần tìm cái gì?
Tổ chức cho HS làm cá nhân.
Chấm một số bài và nhận xét
* Bài 5: HS khá, giỏi làm thêm
Hướng dẫn cho HS khá, giỏi làm thêm
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
BTVN: Hoàn thành các bài tập SGK
Bài sau: Luyện tập chung
-HS lên bảng thực hiện
Bài 1: HS nêu và thực hiện theo cá nhân.
Số lớn: 15; Số bé: 9
Số lớn: 36; Số bé: 24
Số lớn: 212; Số bé: 113
Bài 2: Thực hiện theo YC
Tóm tắt và giải
Tuổi em là: (36 - 8): 2 = 14 (tuổi)
Tuổi chị là: (36 + 8) : 2 =22(tuổi)
ĐS: Tuổi em: 14 tuổi; tuổi chị 22 tuổi.
Bài 4: Làm việc cá nhân
Số sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm:
(1200 - 120) : 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng thứ hai làm:
(1200 + 120) : 2 = 660 (sản phẩm)
* Bài 5: HS khá, giỏi làm
5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất: (52 + 8) : 2 = 30 (tạ)
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất: (52 - 8) : 2 = 22 (tạ)
Toán: Tiết 39 : LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 48)
I. MỤC TIÊU: 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ; Vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài tập cần làm: BT1a; BT2 dòng 1; BT3; BT4.
* HS khá, giỏi làm thêm bài 5. 
II. ĐDDH: Bảng con, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: YC HS lên bảng làm bài tập
HS1: BT 2; HS2: BT4 (SGK/ 48)
Nhận xét ghi điểm
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề.
Bài 1a: Yêu cầu HS làm vào bảng con
2 HS lên bảng thực hiện
Hướng dẫn sửa bài 
Bài 2 dòng 1: Nêu cách tính giá trị của các biểu thức đó.
Yêu cầu HS làm vào BC, 2 HS lên bảng
Nhận xét sửa chữa
Bài 3: Nêu YC của bài tập
YC HS lên bảng làm, lớp thực hiện trong BC
Nhận xét sửa chữa
Bài 4 : Hướng dẫn phân tích đề
Bài toán cho biết gì?
Bài toán cần tìm gì?
Dựa vào dạng toán nào để giải
YC HS lên bảng, lớp làm vở
Chấm một số vở, nhận xét
* Bài 5: Hướng dẫn cho HS khá, giỏi làm
C.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
BTVN: Hoàn thành các bài tập SGK
Bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
HS thực hiện theo yêu cầu
Bài 1a: thực hiện theo yêu cầu
Kết quả: 62154; 34607
Bài 2: HS nêu cách làm
570 – 225 - 167 + 67 = 345 – 167 + 67= 178 + 67 = 245
468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200
Bài 3: HS thực hiện theo yc
98 + 3 + 97 + 2 = (98 + 2) + (97 + 3) = 100 + 100 = 200
56 + 399 + 1 + 4 = (56 + 4) + (399 + 1) = 60 + 400 = 460
364 + 136 + 219 + 181 = (364 + 136) + (219 + 181) = 500 + 400 = 900
Bài 4: Làm bài theo cá nhân
Số lít nước chứa trong thùng bé là:
(600 - 120) : 2 = 240 (l)
Số lít nước chứa trong thùng to là:
(600 + 120) : 2 = 360 (l)
ĐS: Thùng bé : 240 lít nước; thùng to: 360 lít nước.
Bài 5: HS khá, giỏi làm
x x 2 = 10 x : 6 = 5
x = 10 : 2 x = 5 x 6
x = 5 x = 30
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán: Tiết40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT (Tr 49)	
I. MỤC TIÊU: 
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng êke).
Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (Chọn ý 1)
* HS khá, giỏi làm thêm bài 2 (2 ý còn lại). 
II. ĐDDH: Êke,Bảng con, bảng nhóm, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: YC HS lên bảng làm bài tập
HS1: BT 3a; HS2: BT4 (SGK/ 48)
Nhận xét ghi điểm
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề.
a) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Bước 1: Giới thiệu góc nhọn và dùng ê ke kiểm tra góc nhọn. 
GV đính bìa đã vẽ góc nhọn lên bảng (phần bài giảng) và nói: “ Đây là góc nhọn”. Đọc là: “góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB”
 A
B
Yêu cầu HS nêu tên góc, đỉnh và các cạnh của góc?
Yêu cầu HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra so sánh với góc vuông và đưa ra kết luận.
Để khắc sâu kiến thức GV lấy giấy hướng dẫn HS gấp góc nhọn.
Đây là góc gì? Làm thế nào em biết đây là góc nhọn? GV đính bìa vẽ góc được kiểm tra lên bảng
 A
 O B
 Ghi bảng: Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA; OB; góc nhọn < góc vuông.
Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc nhọn
Bước 2: Giới thiệu góc tù và dùng ê ke kiểm tra góc tù: Các bước tiến hành giống phần giới thiệu góc nhọn
GV đính hình lên bảng và YC HS quan sát trả lời:
Yêu cầu HS nêu tên góc, đỉnh, cạnh của hình vẽ.
M M
 O N O N
GV ghi bảng góc tù đỉnh O cạnh OM; ON - Góc tù > góc vuông.
Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc tù.
Bước 3 : Giới thiệu góc bẹt và dùng ê ke kiểm tra góc bẹt: 
GV hướng dẫn HS dùng giấy gấp 2 lần để có 1 góc vuông và hướng dẫn HS mở nếp gấp góc vuông để có 1 góc bẹt - Hướng dẫn dùng ê ke kiểm tra. GV đính góc bẹt vẽ sẵn. 
 C O D
Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra (GVHD) - yêu cầu HS lên chỉ góc, đỉnh, cạnh.
 C O D
GV tiếp tục đính hình vẽ.
Em có nhận xét gì về 2 cạnh của góc bẹt? (GV ghi bảng)
Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học
b) Luyện tập
Bài tập 1/49: Yêu cầu HS nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. (Sinh hoạt nhóm 4)
GV đính 6 góc lên bảng - gọi đại diện nhóm lên bảng dùng ê ke đo
Bài 2/49: phát phiếu học tập - sinh hoạt nhóm đôi. (ý 1)
GV gọi 3 HS đại diện 3 nhóm nêu kết quả.
* HS khá, giỏi làm thêm 2 ý còn lại.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: So sánh góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông?
BTVN: Hoàn thành các bài tập SGK.
Bài sau: Hai đường thẳng vuông góc.
- HS thực hiện yêu cầu
HS quan sát và nêu:
Đọc là: “góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB”
HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra - góc nhọn < góc vuông
HS lấy giấy gấp
- Đây là góc nhọn vì giống góc trên bảng và dùng ê ke kiểm tra.
2 HS nhắc lại
HS tìm
Góc tù đỉnh O cạnh OM; ON - Góc tù > góc vuông.
HS tìm các đồ vật có yếu tố góc tù.
HS gấp và dùng ê ke kiểm tra.
HS lên chỉ và dùng ê ke kiểm tra và kết luận:
Góc bẹt = 2 góc vuông
2 cạnh của góc bẹt thẳng hàng.
HS dùng ê ke (thảo luận nhóm 4). Kiểm tra các góc - đại diện lên bảng - HS nhận xét.
HS thảo luận nhóm đôi cả 3 hình và ghi kết quả vào phiếu học tập: Góc nhọn đỉnh A, cạnh AN và AM; góc nhọn đỉnh D, cạnh DV, DU; góc tù đỉnh B cạnh BQ, BP; góc tù đỉnh O, cạnh OG, OH; góc bẹt đỉnh E, cạnh EY, EX; góc vuông đỉnh C, cạnh CI, CK.
Toán
 Hai đường thẳng vuông góc 
Mục tiêu: Giúp HS: 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh .
- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
Đồ dùng dạy học: Ê ke ( cho giáo viên và cho học sinh)
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài cũ: HS1: Góc nhọn so với góc vuông thì như thế nào? Hãy vẽ một góc nhọn và đặt tên góc đó.
HS2: Góc tù so với góc vuông thì như thế nào? Hãy vẽ một góc tù và đặt tên góc ấy.
HS3: Góc bẹt so với góc vuông thì như thế nào? Góc bẹt so với góc tù thì như thế nào?
Hãy vẽ một góc bẹt và đặt tên góc ấy. 
GV nhận xét® ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng 
1.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông
Khi ta kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành 2 đường thẳng 
 A B
 D C
Vậy hai đường thẳng CD và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau
? Em hãy kiểm tra bằng ê ke và nhận xét:“ Hai đường thẳng BC và DC vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông và có đỉnh chung là gì? ”
GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. M
 O N
Vậy hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông và có đỉnh chung là gì?
Em hãy tìm một số đồ vật có dạng hai đường thẳng vuông góc với nhau? 
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau hay không?
GV nhận xét 
Bài 2: Cho HS nêu miệng trước lớp
Bài 3: Hướng dẫn HS dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
Bài 4: Hướng dẫn làm buổi thứ 2.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau: “ Hai đường thẳng song song ”
HS trả lời và vẽ 1 góc nhọn đặt tên góc vừa vẽ
HS trả lời và vẽ góc tù đặt tên góc đó
HS trả lời
Hãy vẽ 1 góc bẹt và đặt tên góc bẹt đó (dùng ê ke kiểm tra)
HS theo dõi
HS trả lời
HS quan sát
HS trả lời
HS tìm
HS kiểm tra và trả lời
(Mỗi HS có thể nêu một hình )
Lớp nhận xét
HS nêu miệng nối tiếp nhau
HS kiểm tra bằng ê ke và nêu tên

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 8 TIENG VIET CHUAN KTKN.doc