Giáo án Toán 4 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường TH An Đức

Giáo án Toán 4 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường TH An Đức

I - MỤC TIÊU

 - Đọc , viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 142 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường TH An Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 1
 TIẾT : 1
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
-----------------------------
I - MỤC TIÊU
 - Đọc , viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
9’
22’
2’
1 - Ổn định 
2 - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm.
3 - Bài mới
+ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Giới thiệu nhanh gọn, gây sự chú ý của học sinh về chương trình Toán lớp 4 và bài học đầu tiên.
+ Hoạt động 2 : Ôn lại cách đọc, viết các số và các hàng
- Viết số 83 251, yêu cầu học sinh đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là những chữ số nào?
- Tương tự, giáo viên thực hiện với các số : 
83 001; 80 201; 80 001.
- Giáo viên cho học sinh nêu lên mối quan hệ giữa 2 hàng liền kề :
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
+ 1 trăm bằng mấy chục ? 
+ Hãy nêu các số tròn chục.
+ Những số nào là số tròn trăm ?
+ Còn những số tròn nghìn ?
+ Số tròn chục nghìn là các số nào ?
+ Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Câu a :
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trong tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Câu b :
+ Các số trong dãy số là những số gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, xác định yêu cầu.
- Hướng dẫn phân tích mẫu.
- Cho học sinh nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm bài.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.	
- Cho học sinh phân tích mẫu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào tập.
- Trước khi tiến hành câu b, giáo viên cần cho học sinh thấy sự khác nhau về yêu cầu so với câu a. (Câu a : phân tích cấu tạo số còn câu b viết tổng thành số).
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4 ( Dành HS khá, giỏi)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, nêu yêu cầu đề.
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm sao ?
- Giúp học sinh yếu làm bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào tập.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
4) Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương học sinh học tập tốt.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết học sau: Ôân tập các số đến
 100 000 (tiếp theo)
- Lớp trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh đọc số và phân tích số.
- Học sinh nêu, học sinh khác nhận xét.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Số tròn chục nghìn.
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1 000 đơn vị.
- 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm vào tập.
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
- Viết số, phân tích cấu tạo số, đọc số.
- Lớp theo dõi.
- 3-4 học sinh nêu.
- 1 học sinh nêu.
- Học sinh làm nháp.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 học sinh, lớp đọc thầm.
- Trả lời.
- Tự làm bài.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp. 
- Nhận xét, chữa bài.
 - Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 1
 TIẾT : 2
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(Tiếp theo)
-----------------------------
I - MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng ,phép trừ các số có đến 5 chữ số ; nhân (chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số.
- Biết so sánh , xếp thứ tự ( đến 4 số ) các số đến 100 000 .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 5 vào bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
5’
27’
2’
1 - Kiểm tra bài cũ 
+ Muốn tính chu vi của hình chữ nhật, ta làmsao ?
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
2 - Bài mới
+ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
+ Luyện tập tính nhẩm
+ Giáo viên cho học sinh tính nhẩm các phép tính đơn giản dưới hình thức tổ chức trò chơi: “Tính nhẩm truyền”. Giáo viên nêu cách chơi: Khi cô đọc phép tính, cô sẽ chỉ định một em trả lời; Tiếp theo đến phép tính thứ 2, em bên cạnh sẽ trả lời; Cứ như thế 
- Cho học sinh chơi “Tính nhẩm truyền”
- Nhận xét chung qua phần trò chơi.
+ Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1( Cột 1)
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2a
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét sữa chữa, thống nhất kết quả.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 2 học sinh làm bài bảng phụ.
- Nêu kết quả làm bài, nêu cách so sánh một số cặp số trong bài.
Bài 4 b
- Yêu cầu đọc bài tập.
- Gọi 2 học sinh làm bài bảng lớp
- Nhận xét chữa bài, thống nhất kết quả.
Bài 5 ( Dành HS khá, giỏi)
- Treo bảng số liệu lên bảng, gọi học sinh đọc.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài toán.
+ Gợi ý :
+ Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những loại hàng gì ? 
+ Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ? Ta cần tìm gì trong bảng thống kê này ?
+ Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát ? 
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi.
-GV tho dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Giáo viên nhận xét, thốngnhất kết quả.
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài giải.
3) Củng cố, dặn dò 
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh các số khác nhau ở các trường hợp sau :
+ Trường hợp các số có số chữ số khác nhau.
+ Trường hợp các số có số chữ số bằng nhau. 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo)
- 2 học sinh trả lời.
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe giới thiệu bài.
- Lắng nghe cách chơi.
- Học sinh thực hiện.
- Đọc nội dung, nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh nêu kết quả tính nhẩm.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- 4 học sinh làm bài trên bảng lớp, học sinh còn lại làm bài vào tập.
- Nhận xét, chữa bài. 
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài vào tập.
- Nhận xét, chữa bài.
4 327 > 3 742 28 676 = 28 676
5 870 < 5 890	 97 32 1< 97 400
6 5300 > 9 530 100 000 > 99 999
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp tự làm bài vào tập.
- Nhận xét, chữa bài.
b) 62 978 ; 79 862 ; 82 697 ; 2 678
- Học sinh quan sát và đọc bảng số liệu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
 - Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 1
 TIẾT : 3
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(Tiếp theo)
-----------------------------
I - MỤC TIÊU
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 2,3,4 viết sẵn trên bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
33’
1’
1 - Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức (biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn và biểu thức không có dấu ngoặc đơn).
- Nhận xét, ghi điểm.
2 - Bài mới 
+ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
+ Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức chơi trò chơi Đố bạn. 
- Giúp học sinh yếu tham gia trò chơi.
- Giáo viên nhận xét ở mỗi phép tính. 
Bài 2 b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b.
- Giáo viên đến từng bàn học sinh kiểm tra, chấm một số tập, giúp đỡ học sinh yếu làm bài. 
- Nhận xét, thống nhất kết qủa.
- Thăm dò kết quả làm bài cả lớp.
Bài 3:a,b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét thống nhất kết quả bài làm.
- Thăm dò kết quả làm bài của cả lớp.
-Nếu có TG cho HS làm bài c, d
Bài 4 ( Dành HS khá, giỏi)
- Gọi học sinh đọc đề toán, xác định yêu cầu.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- Lưu ý cách trình bày bài làm của học sinh. 
Bài 5 ( Dành HS khá, giỏi)
- Gọi học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán thuộc dạng gì ?
+ Đề bài cho biết gì và hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Giúp đỡ học sinh yếu làm bài.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
3) Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết học sau: Biểu thức có chứa một chữ
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính.
-1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Học sinh tự làm bài vào tập.
- 4 học sinh làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- 3-4 học sinh nêu.
- Học sinh tự làm bài vào tập, 4 học sinh làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Thống nhất kết quả bài làm:
a) 3 257+ 4 659 -1 300 = 
 7 916-1300 = 6616 b) 6 000 -1 300 ×2 = 
 6 000 - 2 600 = 3 400
- Đọc đề rồi nêu yêu cầu đề : Tìm x.
- 4 học sinh làm bài bảng lớp, học sinh còn lại tự làm bài vào tập. 
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm. 
- Dạng toán rút về đơn vị.
- Cho biết 4 ngày nhà máy sản xuất được 680 chiếc ti vi (số ti vi sản xuất mỗi ngày là như  ... äp. 
- Lớp nhận xét.
- HS nêu cách vẽ.
- Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.
- Đường cao AH là đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC tại điểm H.
- 3 HS lên bảng vẽ, mỗi em vẽ 1 trường hợp. 
 - Cả lớp vẽ vào tập. 
- HS vẽ hình vào tập, 2 HS vẽ trên bẻng lớp. 
- Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 9
 TIẾT : 44
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
---------------------------
I - MỤC TIÊU: 
 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và êke ).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ê ke, thước thẳng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
15’
18’
2’
1) Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 3 HS lên bảng thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc.
+ Hai đường thẳng vuông góc có tính chất gì?
2) Bài mới
a) Giới thiệu bài: bằng lời.
b) Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với đường thẳng cho trước:
- Giáo viên thực hành thao tác vẽ như SGK, vừa thực hành, vừa nêu cách vẽ.
-Vẽ từng bước:
- GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm nằm ngoài AB.
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN cho trước.
+ Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về CD và AB?
- Kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
- GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học SGK.
c) Hướng dẫn thực hành:
Bài 1
- Giáo viên vẽ đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
-Yêu cầu HS thực hiện các bước vẽ vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD là đường thẳng MN.
+ Sau khi đã vẽ được đường thẳng MN , chúng ta tiếp tục vẽ gì?
-Yêu cầu HS vẽ hình.
+ Đường thẳng vừa vẽ như thế nào với đường thẳng CD?
Bài 2 ( Dành HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC
- GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC.
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng AB đi qua A, vuông góc với cạnh BC.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng AB đi qua A, vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ.
-Yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với AB.
-Yêu cầu HS quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD. 
Bài 3
- Gọi đọc bài, HS tự vẽ hình.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
+ Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì song song với AD?
+ Góc đỉnh E của tứ giác BEDA có là góc vuông hay không?
- Hỏi thêm: 
+ Hình tứ giác BEDA là hình gì? Vì sao?
+ Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3) Củng cố – Dặn dò 
+ Nêu cách vẽ một đường thẳng qua 1 điểm và song song với đường thẳng cho trước?
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2 HS trả lời.
- Theo dõi các thao tác của giáo viên. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào nháp.
- Hai đường thẳng này song song với nhau.
- 2-3 HS nêu trình tự các bước vẽ.
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
- Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD.
-Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng MN.
- Tiếp tục vẽ hình.
-1 HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào tập. 
- Đường thẳng này song song với CD.
- HS đọc đề bài.
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện vẽ hình:
- Vẽ đường thẳng CG đi qua C và vuông góc với AB.
- Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với CG, đó chính là đường thẳng CY cần vẽ.
- Đặt tên giao điểm của AX và CY là D.
- Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BE, AB và DC. 
-1 HS vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở.
- Chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì song song với AD vì theo hình vẽ đã có BA vuông góc với AD.
- Góc đỉnh E của tứ giác BEDA có là góc vuông.
- Hình tứ giác BEDA là hình chữ nhật .
- BA vuông góc AD; AD vuông góc DC; DC vuông góc EB, EBvuông góc BA.
- 2 HS nêu cách vẽ.
- Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 9
 TIẾT : 45
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
--------------------------
I - MỤC TIÊU: 
- Vẽ được hình chữ nhật ( bằng thước kẽ và êke ).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ê ke, thước thẳng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
15’
18’
2’
1) Kiểm tra bài cũ
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua E và song song với đường thẳng AB cho trước.
+ Vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và song song với cạnh BC.
2) Bài mới 
a) Giới thiệu:bằng lời. 
b) Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài của các cạnh:
- Giáo viên vẽ hình chữ nhật MNPQ và hỏi:
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật có là góc vuông không?
+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
- Giáo viên: Dựa vào các đặc điểm của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
-Nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
-Yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK:
+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 40 cm) trên bảng.
-Vẽ đoạn thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA= 2cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2cm. 
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
c) Thực hành:
Bài 1a
- GV yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật, sau đó đặt tên cho hình đó.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
- Gíup HS yếu làm bài.
 Bài 2a
- Yêu cầu HS đọc đề rồi xác định yêu cầu đề.
- Cho HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và yêu cầu HS rút ra kết luận:
+ Em có nhận xét gìø về độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật?
- Giáo viên chốt lại, gọi HS nhắc lại.
3) Củng cố – Dặn dò
- Nhắc lại đặc điểm về độ lớn của các cạnh trong hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết học sau: Thực hành vẽ hình vuông.
- 2 HS thực hiện yêu cầu: vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với đường thẳng cho trước.
- Các góc ở các đỉnh M, N, P, Q của hình chữ nhật là góc vuông.
- Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ: MN vàØ QP, MQ và PN.
- Nhắc lại yêu cầu.
- Học sinh vẽ vào tập nháp.
- Thực hiện theo yêu cầu.
a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dàïi 5 cm, chiều rộng 3 cm
-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu đề.
-Cho HS tự vẽ cá nhân.
- Hai đường chéo trong hình chữ nhật ABCD bằng nhau.
- 2-3 HS nhắc lại.
- Ngày dạy: / / 20 TUẦN : 9
 TIẾT : 45
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
---------------------------
I - MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ê ke, thước thẳng có vạch chia xăng ti mét, com pa.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
15’
18’
1’
1) Kiểm tra bài cũ
+ Vẽ hình chữ nhật ABCD có AD = 5 dm, AB= 7 dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
+ Vẽ hình chữ nhật MNPQ có MN = 9 dm, 
PQ = 3 dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
2) Bài mới 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn vẽ hình vuông: bằng lời.
+ Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau?
+ Các góc ở đỉnh hình vuông là các góc gì?
- Giáo viên: Chúng ta sẽ dựa vào đặc điểm các hình trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
- Nêu ví dụ: vẽ hình vuông có độ dài cạnh 3 cm.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như SGK.
- Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và C, trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB= 3 cm.
- Nối A với B để tạo thành hình vuông ABCD.
c) Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1 a
- Gọi HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình đó.
- Giúp HS yếu làm bài.
- Chấm một số tập.
- Nhận xét chữa bài, thống kết quả làm bài.
Bài 2 a
-Yêu cầu HS xem hình vẽ SGK thật kĩ rồi vẽ vào tâp.
Bài 3 ( Dành HS khá, giỏi)
-Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh 5 cm, và kiểm tra hai đường chéo có bằng nhau hay không, có vuông góc với nhau hay không.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình.
- Kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
3) Củng cố – Dặn dò
+ Hình vuông có những đặc điểm nào?
- Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập.
-2 HS lên bảng vẽ hình và tính chu vi hình chữ nhật, lớp theo dõi.
- Hình vuông có các cạnh bằng nhau.
- Các góc ở đỉnh hình vuông là các góc vuông.
- Học sinh vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh 3 cm theo hướng dẫn GV.
a) Hãy vẽ hình vuông có cạnh 4 cm.
- HS thực hiện
- HS tự vẽ hình vuông ABCD. Sau đó dùng thước thẳng có vạch chia xăng ti mét để đo độ dài hai đường chéo 
- Dùng ê ke để kiểm tra góc được tạo bởi 2 đường chéo đó
- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng và vuông góc với nhau.
-HS lăïp lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 1-9.doc