Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Phạm Minh Trí

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Phạm Minh Trí

A.Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS lên bảng chữa bài về nhà

GV chấm một số vở. Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. HD tính và so sánh giá trị hai biểu thức

-GV viết lên bảng hai biểu thức:

 4 x (3+5) và 4 x 3+4 x 5

-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.

-Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?

3. Quy tắc nhân một số với một tổng

 4 x 3 + 4 x 5

-GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào?

-GV: Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c)

-GV: Vậy ta có: a x (b+c) = a x b + a x c

-Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Phạm Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU
 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II. CHUẨN BỊ
 - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài về nhà 
GV chấm một số vở. Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. HD tính và so sánh giá trị hai biểu thức
-GV viết lên bảng hai biểu thức:
 4 x (3+5) và 4 x 3+4 x 5
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
-Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
3. Quy tắc nhân một số với một tổng
 4 x 3 + 4 x 5
-GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào?
-GV: Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c)
-GV: Vậy ta có: a x (b+c) = a x b + a x c
-Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng
4. Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
-HS tự làm bài.
-GV nhận xét
-Nếu a=4, b =5, c= 2 thì giá trị của hai biểu thức a x (b + c) và a x b + a x c luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c ?
Bài 2: a(ý 1); b(ý 1). HS khá-giỏi làm hết
- Đề yêu cầu gì?
- Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng.
-HS tự làm bài
- Trong hai cách trên, cách nào thuận tiện hơn?
GV viết lên bảng 
-HS làm theo hai cách
Bài 3: Bài 3 yêu cầu gì?
-Giá trị của hai biểu thức này thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào?
+Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể làm thế nào?
Bài 4: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Sử dụng tính chất nhân 1 số với 1 tổng để tính.
- Chốt: Khi nhân một số với 11; 101 ta đưa về dạng 1 tổng nhân với một số.
3 Củng cố, dặn dò:
+ HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số.
Nhận xét, dặn Hs CBB: Nhân một số với một hiệu
-2 Hs lên bảng.
-HS nhắc lại đề.
1 HS lên làm cả lớp làm bảng con.
 4 x (3+5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
-Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
ta có: 4 x (3+5) = 4 x 3 + 4 x 5
-Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
HS viết: a x (b + c) = a x b + a x c
+ HS viết và đọc lại công thức trên
+ HS nêu như phần bài học trong SGK
+ Tính giá trị rồi viết vào chỗ trống.
+ Biểu thức a x (b + c) và biểu thức
 a x b + a x c.a
b
c
a x (b+c)
a xb+a xc
3
4
5
3x(4+5)=27
3x4+3x5=27
6
2
3
6x(2+3)=30
6x2+6x3=30
-1HS lên bảng lớp làm vở
+Cách 1 thuận tiện hơn.
a, C1: 36X(15+5) =36X20= 720
 C2: 36x(15+5)=36x5+36+15
 =540+ 180
 =720
b, C1: 5 x 38+5 x 62=190+ 310
 =500
 C2: 5 x 38+5 x 62 =5x(38+62) 
 =5x 100 
 =500
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
 (3+5) x 4= 8 x 4= 32
3 x 4+5 x 4= 12 + 20 = 32 
+Giá trị của chúng bằng nhau.
+ Có dạng là một tổng (3+5) nhân với một số (4)
+ Là tổng của hai tích.
-Khi thực hiện nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau 
-HS nêu cách làm bài
-HS làm bài vào vở và nhận xét bài bạn 
MỘT SỐ NHÂN VỚi MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU 
-Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số
-Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ để viết sẵn nội dung bài tập 1 trang 67 SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ:
-Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 159 x 54 + 159 x 46
 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 
GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài 
2/ Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 
GV viết lên bảng hai biểu thức 
 3 x (7-5) và 3 x 7 –3 x 5 
-Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau ? 
GV nêu : Vậy ta có 
 3 x (7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 
3/ Quy tắc một số nhân với một hiệu 
GV chỉ vào biểu thức 3 x (7 – 5) và nêu: 
3 là 1số, (7 – 5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 x (7 – 5) có dạng tích của 1 sô (3) nhân với một hiệu (7 – 5) 
GV yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng (=) 
 3 x 7 – 3 x 5 
-GV hỏi : Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào? 
-GV : Gọi số đó là a, hiệu là (b – c) hãy viết biểu thức a nhân với hiệu (b – c) 
-GV nêu vậy ta có 
 a x (b – c) = a x b – a x c 
-GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu 
4/ Luyện tập, thực hành 
 Bài 1: 
 -GV hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng 
-GV hỏi: Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức nào ? 
-GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài 
-GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một hiệu 
-Nếu a= 6, b = 9, c = 5 thì giá trị của 2 biểu thức a x (b – c) và a x b – a x c như thế nào với nhau ? 
-GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại 
-GV: Như vậy giá trị của 2 biểu thức 
 a x (b – c) và a x b – a x c 
luôn như thế nào với nhau ?
Bài 2: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Vận dụng quy tắc nhân 1 số với 1 hiệu.
- M: 26x9=26x(10 - 1) = 26x10–26 x 1
 = 260 – 26 
 = 234.
=> Nêu quy tắc nhân một số với một hiệu.
Bài 3:
 -Gọi HS đọc đề
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
-Muốn tìm được số trứng còn trước hết ta phải tìm gì?
-Y/c hs làm bài vào vở
Bài 4: Bài 4 yêu cầu gì?
HS lên bảng tính 
-Gía trị của hai biểu thức như thế nào ?
-Vậy khi thực hiện nhân một hiệu với một số ta làm thế nào?
3 / Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại tính chất nhân một số với một hiệu
-Nhận xét giờ học.
-Dặn Hs về nhà làm bài 4 và CBB: Luyện tập 
-2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vở nháp
HS nghe Gv giới thiệu bài 
-1HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào nháp 
3 x ( 7 – 5) = 3 x 2 = 6 
3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 
Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau 
3 x ( 7- 5 ) = 3 x 7 -3 x 5 
Quy tắc
Khi nhân một số với một hiệu ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ , rồi trừ hai kết quả với nhau.
Công thức
 a x (b – c)=a x b – a x c 
-HS viết và đọc lại công thức bên 
Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu 
HS đọc thầm 
Biểu thức a x (b – c) và biểu thức 
 a x b – a x c 
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
a
b
c
a x ( b-c)
a x b-a x c
6
9
5
6x(9-5)=24
6x9-6x5=24
8
5
2
8x(5-2)=24
8x5-8x2=24
-Giá trị của 2 biểu thức này bằng nhau và cùng bằng 24 
HS nêu quy tắc và vận dụng làm bài và chữa bài
+ Tìm số trứng cửa hàng còn lại sau khi bán.
 Bài giải:
 Số giá để trứng còn lại sau khi bán là:
 40 –10 = 30 (giá)
 Số quả trứng còn lại là:
 175 x 30 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả 
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
 (7 – 5) x 3 = 6
	7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6
-Gía trị của hai biểu thức bằng nhau
-Khi nhân một hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ , số trừ của hiệu với số đó rồi trừ hai kết quả với nhau
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 -Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh 
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà- TB
-GV nhận xét
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu - Ghi đề lên bảng
2. Luyện tập
Bài 1:
-Gọi hs nêu y/c bài
+Nêu cách tính nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu ?
-Y/c hs tự làm bài
GV nhận xét 
Bài 2:
-Bài tập a yêu cầu làm gì?
-Bài 2a áp dụng tính chất gì để tính ?
Hướng dẫn cách làm
-GV nhận xét
Bài 3: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Củng cố nhân một số nhân một hiệu, tổng. 
- Nêu t/c giao hoán và t/c kết hợp của phép nhân.
Bài 4: 
-Gọi HS đọc đề
Bài toán cho biết gì ?
+Yêu cầu tìm gì ?
+Nêu cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật ?
-HS tự làm bài
GV nhận xét ghi điểm 
3/ Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn Hs CBB: Nhân với số có 2 chữ số. 
2 HS chữa bài
Tính bằng cách thuận tiện
 12 x 156 – 12 x 56
-Tính giá trị biểu thức
a. 135 x (20+3) = 135 x 20 + 135 x 3 
 = 2700 + 405
 = 3105
b. 642 x (30 - 6) = 642 x 30 - 642 x 6
 = 19260 - 3852
 = 15408 
+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
HS thực hiện
 134 x 4 x 5 5 x 36 x 2
= 134 x (4 x 5) = (5 x 2) x 36
= 134 x 20 = 10 x 36
= 2680 = 360
 42 x 2 x 7 x 5 137 x 3 + 137 x 97
= (42 x 7) x (5 x 2) = 137 x (97 + 3)
= 294 x 10 = 137 x 100
= 2940 = 13700
428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12 - 2) = 428 x 10
 = 4280
-HS nêu quy tắc và vận dụng làm bài 
-HS nhắc lại t/c giao hoán và t/c kết hợp 
Cả lớp làm vào vở
Giải
Chiều rộng của sân vận động:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
Diện tích của sân vận động
180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số : 16200 m2
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
 -Biết cách nhân với số có hai chữ số 
 -Biết cách giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số 
II. CHUẨN BỊ :
 Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
-Treo bảng phụ ghi đề toán: Một bếp ăn có 45 bao gạo, mỗi bao đựng 50 kg gạo. Bếp đã nấu hết 15 bao. Hỏi bếp ăn còn lại mấy tạ gạo?
-GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu - Ghi đề lên bảng
2. Phép nhân 36 x 23
GV viết: 36 x 23
Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính
- Để tính 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân là 36 x 20 và 36 x 3 sau đó thực hiện một phép tính cộng 720 + 108 như vậy rất mất công
-Để tránh thực hiện nhiều bước ta tiến hành đặt tính nhân theo cột dọc. Em nào có thể đặt tính 
36 x 23?
-GV: Nêu cách đặt tính theo cột dọc và hướng dẫn thực hiện
-Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
3. Luyện tập:
Bài 1:
-Bài tập yêu cầu làm gì?
-HS làm bảng con 
Hướng dẫn cách đặt cho đúng ở tích 
Bài 2: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ. Vận dụng nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Chốt: Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ?
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề 
-Lớp tự làm 
-GV chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn Hs CBB: Luyện tập
-1Hs lên bảng làm, lớp làm vở nháp
Giải
Số tạ gạo còn lại là:
(45 – 15) x 50 =1500 (kg) = 15 (tạ)
Đáp số: 15 tạ
-HS nhắc lại đề.
-HS tính: 
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
-1HS lên bảng đặt tính. Cả lớp làm vở nháp
+ HS theo dõi
x
 36 tích thứ nhất 36 x 23 = 108
 23 tích thứ hai 36 x 2 = 72
 108 cộng hai tích 108+72 = 828
 72
 828 
36 x 23 = 828
1 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
+ Đặt tính rồi tính.
x
x
x
a. 86 33 157
 53 44 24
 258 132 628
 430 132 314
 4558 1452 3768
-HS nêu cách làm bài 
-Vận dụng làm bài và chữa bài 
-1HS lên bảng cả lớp làm vở.
Giải
Số trang của 25 vở cùng loại là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số 
 - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số 
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng
-GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
 -Nêu mục tiêu bài học - Ghi đề lên bảng
2. Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi hs đọc y/c bài
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi làm
-Chữa bài - Y/c 3 Hs lần lượt nêu cách tính của mình
Bài 2: Bài 2 yêu cầu làm gì?
GV kẻ bảng như SGK
-Y/c Hs nêu nội dung từng dòng trong bảng 
-Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng?
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề.
-Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu tìm gì?
-Một giờ là bao nhiêu phút ?
-1 phút 75 lần, 60 phút là bao nhiêu ?
-24 giờ là bao nhiêu lần đập? 
-Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài 
Bài 4: 
- Giải bài toán có liên quan nhân với số có hai chữ số.
- Muốn tìm số tiền bán đường ta làm thế nào?
Bài 5: 
- Giải bài toán có liên quan nhân với số có hai chữ số.
- Muốn tìm số học sinh của 12 lớp em làm thế nào?
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn Hs chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
-HS thực hiện phép nhân
 89 x 16 , 78x 32
-HS nhắc lại đề.
- Đặt tính rồi tính
-3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
x
x
x
a 17 b. 428 c. 2057
 86 39 23
 102 3852 6171
 136 1284 4114
 1462 16692 47311
-Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới cho biết giá trị của biểu thức m x 78
m
3
30
m x 78
3 x 78 = 243
30 x 78 = 2430
+ Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính.
-Hs nêu
-Theo dõi 
-Hs làm bài vào vở 
Bài giải Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
4500 x 24 = 108 000 (lần) 
 Đáp số: 108 000 (lần)
-Đọc đề 
-HS nêu 
-Làm bài và chữa bài 
-Đọc đề 
-HS nêu 
-Làm bài và chữa bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4_t12.doc