Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2009

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2009

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được bài ca ngợi tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu cuả Dế Mèn.

 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài , đọc dúng các từ, câu , giọng đọc phù hợp với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật( Dế Mèn, Nhà Trò)

 3.Thái độ: Giáo dục HS tình đoàn kết, lòng yêu thương biết giúp đỡ và bảo vệ những người khó khăn.

II. Đồ dùng:

 

doc 35 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : ( Từ ngày 24 / 8 đến 28 / 8/ 2009)
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: Tiết 1
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 ( Tô Hoài )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được bài ca ngợi tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu cuả Dế Mèn.
 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài , đọc dúng các từ, câu , giọng đọc phù hợp với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật( Dế Mèn, Nhà Trò)
 3.Thái độ:	Giáo dục HS tình đoàn kết, lòng yêu thương biết giúp đỡ và bảo vệ những người khó khăn.
II. Đồ dùng:
GV:	- Bảng phụ: Viết sẵn đoạn 2. Tranh(SGK) phóng to
- Tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: ( 1P) - KT sĩ số - Hát 
2. Kiểm tra: (2P) 
GV: KTra sách , vở đồ dùng học tập
3. Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
1P
GV: - GT chủ điểm
 - Treo tranh minh họa phóng to - GT bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
HS: 1 HS đọc cả bài
CH: Bài chia làm mấy đoạn?
HS: Trả lời
GV: Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp (3 lượt) 
10P
- 4 đoạn :
Đoạn 1: "Từ đầu ... đá cuội "
Đoạn 2: " Chị Nhà Trò... Mới kể"
Đoạn 3: "Năm trước... ăn thịt em"
Đoạn 4: Phần còn lại
GV: Theo dõi kết hợp sửa cách phát âm và giảng từ chú giải.
HS: L. đọc trong nhóm 4 - 2 nhóm đọc - lớp nhận xét
GV: Tuyên dương - chấm điểm GV: Đọc mẫu 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
HS: Đọc thầm toàn bài
CH: Truyện có những n.vật nào?
CH: Kẻ yếu được Dế Mèn bênh
12P
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
- Chị Nhà Trò
vực là ai?
GV: GTừ: Nhà Trò (SGk)
HS: Đọc thầm đoạn 1.
CH: Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
HS: Nêu ý đoạn 1 
GV: Chốt lại - ghi ý lên bảng:
ý 1: H/cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
HS: Nhắc lại ý 1
HS:1Hs đọc, cả lớp đọc thầm Đ.2.
CH: Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà Trò rất yếu ớt?
GV: GTừ: Ngắn chùn chùn: Ngắn quá mức.
+ Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự phấn... cánh mỏng như cánh bướm, ngắn chùn chùn - lâm vào cảnh nghèo túng.
CH: Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của ai?
+ Dế Mèn.
CH: Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
+ Sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
HS: Nêu ý đoạn 2
GV: Chốt lại - ghi ý lên bảng:
HS: Nhắc lại ý 2
CH: Đoạn 2 đọc với giọng như thế nào?( Chậm thể hiện sự yếu ớt ).
HS: Thể hiện đọc
GV: Nhận xét - cho điểm
ý 2 Hình dáng yếu ớt đến tội nghịêp của chị Nhà Trò.
HS: Đọc thầm đoạn 3.
CH: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ ntn?
+ Đánh, chăng tơ bắt, doạ sẽ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
CH: Đoạn này là lời của ai? 
+ Chị Nhà Trò
CH: Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
ý 3: Tình cảnh đáng thương của chị Nhà Trò.
GV: Chốt lại - ghi bảng ý 3
HS : Nhắc lại.
CH: Giọng đọc đoạn này?(Kể lể, đáng thương ).
HS: Thể hiện giọng đọc.
GV: Nhận xét - cho điểm
HS: 1 em đọc Đ.4 cả lớp đọc thầm
CH: Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Xoè 2 càng, nói với chị NhàTrò: " Em đừng sợ... cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu"
CH: Lời nói và việc làm của Dế Mèn cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
+Có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, bênh vực người yếu hơn mình.
CH: Đoạn cuối baì ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
ý 4: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
GV: Kết luận - ghi ý lên bảng:
HS: nhắc lại.
CH: Cách đọc câu nói của Dế Mèn?( Giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình).
HS: Thể hiện đọc.
GV: Nhận xét- cho điểm
CH:Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
HS: Tự chọn - TL.
CH: Qua câu chuyện tác giả muốn nói với ta điều gì?
GV: Kết luận- ghi bảng.
HS: Vài em nhắc lại
Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm: 
GV: Treo bảng phụ - HD đọc diễn cảm
HS: 4 HS đọc nối tiếp bài -1 HS đọc, lớp theo dõi , nx - nêu cách đọc
GV: Nhận xét , cho điểm
GV: HD đọc phân vai 
HS: 3 HS thi đọc diễn cảm
HS: Đọc phân vai : dẫn truyện, Nhà Trò, Dế Mèn.
GV Nhận xét , cho điểm
6P
4. Củng cố: (2P)
CH: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? ( Học được tấm lòng nghĩa hiệp , sẵn lòng bênh vực kẻ yếu . xóa bỏ bất công...)
GV: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1P):
 - VN học bài - Chuẩn bị bài Mẹ ốm (T.9).
 ..................................................................................................................
Toán: Tiết 1
Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: HS ôn : Cách đọc, viết số đến 100 000. Phân tích cấu tạo số . Chu vi của một hình.
2. Kỹ năng: Rèn đọc , viết thành thạo các số đến 100000. 
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Phiếu BT 2, Bảng phụ kẻ sẵn hình BT.4
 HS: SGK 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức: (1P): Hát
2. Kiểm tra : (1P)
GV: KTra sách vở đồ dùng học tâp 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập 
CH: Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề?
HS: Nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,Số 
 83 251? 
HS: Nêu tương tự với các số: 83 001; 80 201; 80 001.
CH: Nêu các số tròn trăm, tròn chục, ...?
Hoạt động 3: Thực hành 
GV: Vẽ tia số lên bảng- HD. 
CH: Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đv?
 Vạch thứ nhất viết số ?
HS: 1 em lên làm tiếp.
HS: Làm phần b tương tự
GV: Nhận xét - chữa bài
GV: Treo bảng -Hướng dẫn- chia nhóm 
HS: Làm PBT theo nhóm 4 - Đại diện trưng bài
GV: Nhận xét , chữa bài.
HS: Nêu Y/ cầu
GV: Hướng dẫn mẫu 
HS: Làm vào vở.
HS: 2 em lên bảng chữa bài
GV: Chấm chữa bài
HS: Nêu yêu cầu.
GV: Treo b/ phụ-Hướng dẫn
HS: 3 em lên bảng làm.-Lớp làm nháp.
1P
7P
20P
(5P)
- 1 chục = 10 đv
- 1 trăm = 10 chục...
83251 = 80000 + 3000 + 200 + 50+ 1
- 1 trăm , 2 trăm, 3 trăm;1chục, 2 chục
Bài 1 ( 3 ): 
0 10 000 ... 30 000 ... ...
- 10 000. 
- 20 000.
b.36 000; 37 000; 38 000; 39000; 
40 000; 41 000; 42 000.
Bài 2(3) : Viết theo mẫu
Số
C N
N
trăm
chục
ĐV
42571
 4
2 
 5
 7
 1
63850
 6
3 
 8
5
 0
Bài 3 (4 ):a, Viết số sau thành tổng
 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 80 + 2
b. 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
Bài 4 ( 4 ) (HS K-G)
+ Chu vi hình ABCD là; 
 6 + 4 +3 + 4 = 17( cm )
+ Chu vi hình MNPQ là:
 ( 4 + 8) x 2 = 24 ( cm )
GV: Nhận xét, chữa bài
 + Chu vi hình GHIK là : 
 5 x 4 = 20 (cm)
4. Củng cố: (2P)
CH: Muốn tính chu vi một hình ta làm như thế nào?(Tính tổng độ dài các cạnh.)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà xem trước bài ôn tập tiếp theo.
 .....................................................................................................
Khoa học: Tiết 1 
Con người cần gì để sống ?
I - Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Sau bài học, Hs có khả năng : Nêu được những yếu tố mà con 
người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
2.Kĩ năng: Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ những yếu tố cần cho sự sống của con người.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: 6 phiếu học tập, 4 bộ phiếu dùng cho trò chơi.
HS: SGK..
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
GV: KT sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Động não.
CH: Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
HS: Tiếp nối nhau phát biểu.
GV:Nhận xét, kết luận.
HS: Nhắc lại
Hoạt động 3 : Làm việc với phiếu học tập và Sgk.
GV: Chia nhóm 4, phát phiếu, hướng dẫn
HS: Thảo luận nhóm làm bài vào phiếu,2 nhóm dán phiếu.- lớp n/xét, bổ sung
CH: Như mọi sinh vật con người cần gì để duy trì sự sống ?
CH: Hơn hẳn những sinh vật khác của con người còn cần những gì?
GV: Chốt lại ý chính.
HS: Nhắc lại
Hoạt động 4: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác
GV: Chia nhóm, phát bộ đồ chơi 20 tấm phiếu: Những thứ cần có, muốn có - Hướng dẫn.
HS: Thảo luận nhóm - Dán những phiếu đã chọn vào tấm bìa dán lên bản. - Đại diện nhóm, trình bày và giải thích.
GV: Nhận xét -tổng kết
1P
8P
10P
(6p)
10P
(5P)
Kết luận:Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : 
+ Đk vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+ Đk tinh thần, văn hoá, xã hội, như tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập , vui chơi giải trí, ...
Những y/t cần cho sự sống
Con
người
động vật
Thực vật
1.K/ khí
x
x
x
2. Nước
x
x
x
3.ánh
sáng 
x
x
x
4.Nhiệt độ
x
x
x
5.Thức ăn
x
x
x
6. Nhà ở 
x
7.Tình
cảm GĐ
x
8,P/tiện g/ thông
x
-5 yếu tố từ 1-5
- con người còn cần : các yếu tố: 6 - 13.
4.Củng cố:(2P)
CH:Con người cần gì để sống?( thức ăn, nước uống, giải trí, ...)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:(1P)
 Về học bài, Chuẩn bị giờ sau: Giấy khổ A4, bút vẽ.
 ..........................................................................................................
Âm nhạc:
Đ/c Linh dạy
 ..........................................................................................................
Lịch sử : Tiết 1 
Môn lịch sử và địa lí
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết: Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. Nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc. Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí.
2. Kĩ năng: Xác định vị trí nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên.
3.Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN. tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở 1 số vùng.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra: (2P) : KT Sách vở học môn lịch sử và địa lí.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Vị trí, giới hạn dân cư của đất nước ta.
HS: 1 em đọc bài sgk(3).
GV: Treo bản đồ ĐLTN VN,hướng dẫn hs quan sát.
HS: Quan sát -TLCH
1P
10P
CH: Nước Việt Nam gồm những phần nào?
- Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
CH: Nêu hình dạng của nước ta?
- Hình chữ S.
CH: Xác định giới hạn của nước ta?
- Phía Bắc giáp TQ, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía Đông và Nam là vùng biển.
HS: Nhiều hs lên chỉ trên bản ... g,để sống)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
GV:Hướng dẫn qs tranh 1 (sgk)
CH: Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
1P
10P
HS: Thảo luận nhóm 2 (dựa vào tranh trả lời), đại diện nêu kết quả.
GV: Chốt lại ý
HS: Nhiều hs nhắc lại.
- Hàng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xy và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các - bon - níc.
HS: Đọc mục bạn cần biết.
CH: Quá trình trao đổi chất là gì?
GV: Kết luận
- Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước uống,kk từ môi trường và thải ra mt những chất thừa cặn bã.Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất
 Hoạt động 3: Trò chơi :Ai nhanh hơn.
8P
GV: Chia nhóm, hướng dẫn- phát sơ đồ cho các nhóm.
HS: Thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và mt điền vào chỗcác chất lấy vào, thải ra của cơ thể người.
HS: Trưng phiếu nhận xét
Hoạt động 4: Thực hành.
GV: Nêu yêu cầu thực hành
HS:Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.(Làm bài cá nhân)- vẽ vào giấy A4
HS: Trưng một số bài lên bảng.
HS: Nhận xét, bình chọn sơ đồ hợp lý và đẹp nhất.
(5p)
10P
Khí ô xi
Khí các bô-nic
Cơ thể người
Thức ăn
Phân
Nước
Nước tiểu
4. Củng cố: (2P)
CH: Nêu quá trình trao đổi chất của người với mt?(Trong quá trìnhcặn bã.)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:(1P)
 Về nhà học bài,chuẩn bị bài 3.
	.......................................................................................
Kĩ thuật: Tiết 1
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu ( tiết 1).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm, tác dụng của những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt, khâu. 
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng kéo, phân biệt được chỉ thêu và may.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học
GV: 1 số loại vải thường dùng; chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu, kéo.
HS: Bộ đồ dùng kỹ thuật
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1P): Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (1P): KT sách vở
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Nêu y/cầu, mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: HD quan sát, N. xét
GV: Trưng mẫu vải
HS: Quan sát một số mẫu vải thường dùng.
1P
13P
- Hs quan sát.
CH: Kể tên một số vải mà em biết?
- Vải sợi bông, sợi pha, xa tanh, lanh, lụa tơ tằm...
CH: CH: Kể tên một số sản phẩm được làm từ vải?
Quần, áo, chăn, ga, gố, khăn,...
CH: Em có nhận xét gì về màu sắc độ dày, mỏng của các loại vải đó?
- Màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng khác nhau.
CH: Hướng dẫn học sinh chọn vải
để khâu, thêu?
- Vải trắng hoặc màu có sợi thô, dày (sợi bông, sợi pha) không sử dụng lụa , xa tanh ( dễ bị dúm vì mềm, nhũn, khó sử dụng)
. Chỉ: Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh quan sát H1(5)
HS: Quan sát
CH: Nêu tên loại chỉ trong H1?
- Chỉ khâu và chỉ thêu.
CH: Nên nhận xét về màu sắc về
các loại chỉ?
- Màu sắc phong phú đa dạng.
CH: Chỉ được làm từ nguyên liệu nào?
Sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,...
CH: Vì sao chỉ có nhiều màu sắc
như vậy?
- Nhuộm màu.
Hoạt động3: HD tìm hiểu ĐĐ và sử dụng kéo?
9P
HS: Quan sát hình 2
CH: Hình 2 vẽ gì?
- Kéo cắt vải, cắt chỉ.
CH: Nêu cấu tạo của kéo?
- Có 2 bộ phận chính kéo và tay nắm.
CH: So sánh kéo cắt vải và kéo cắt
chỉ?
HS: Tự nêu
GV: HD học sinh quan sát H3 (5).
CH: Nêu cách sử dụng kéo cắt vải?
- Hs dựa vào H3 để nêu.
- 1 số em thực hành cầm kéo trước lớp, cả lớp thực hiện.
Hoạt Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS Q S nhận xét 1 số dụng cụ khác.
HS: Quan sát
7P
CH: Nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ H6?
- Khung thêu dùng để căng vải, khuy cài, khuy bấm, thước may, thước dây, phần may,...
4. Củng cố: ( 2P)
 HS: đọc phần ghi nhớ ( sgk - 8 )
GV: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò.(1P)
 - VN tập sử dụng các dụng cụ-Chuẩn bị dụng cụ cho T2.
 ........................................................................................................
Sinh hoạt: 
 Nhận xét tuần 1
*Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản tham luận của tổ 4 về :
“ Đổi mới cách kiểm tra, hình thức kiểm tra, cách nêu câu hỏi, đánh giá học sinh
 Chúng ta đã biết nhân loại đang đi vào thế kỉ mới với bao điều hi vọng. ở bất kì quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển thì giáo dục luôn luôn ở vị trí tiêu điểmcủa sự phát triển. Chính sách giáo dục được coi là chính sách ưu tiên Quốc gia nhằm tạo ra tốc cho sự phát triển. Nó là chìa khóa để đất nước phát triển về mọi mặt một cách hài hòa, đồng bộ và cân đối với nhau.
 Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kĩ thuật và đem lại thịnh vượng cho nền kinh tế Quốc dân, và có thể khẳng định rằng: Không có giáo dục thì không có thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hóa.
 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại điều 35 quy định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội. Do vậy chất lượng giáo dục phải được nâng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
 Giáo dục nước ta qua 17 năm đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng, từng bước hòa nhập vào xu thế chung của giáo dục thế giới. Tuy nhiên hiệu quả giáo dục còn thấp , chưa đáp ứng được những đồi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công việc đổi mơi kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy mà Chiến lược giáo dục Việt Nam đến 2010 đã coi giải pháp đổi mới quản lí nâng cao chất lượng giáo dục là một giải pháp đột phá.
 Trường Tiểu học Vĩnh Lợi trong những năm gân đây đã liên tục đạt được những thành tích, đặc biệt là công tác dạy học, chất lượng dạy học ngày được nâng cao, số học sinh giỏi ngày một tăng. Do vậy làm thế nào để duy trì và phát huy dược chất lượng dạy và học. Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho các đồng chí ban lãnh đạo nhà trường mà còn cho tất cả các đồng chí giáo viên chúng ta. Tổ 4 chúng tôi mạnh dạn tham luận với hội nghị vè “ Đổi mới cách kiểm tra, hình thức kiểm tra, cách nêu câu hỏi kiểm tra, dánh giá học sinh.” Với hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng các giải pháp “ Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục.” của nhà trường.
 Bất cứ chương trình giáo dục đào tạo nào cũng có phần kiểm tra đánh giá người học. Chỉ có thông qua kiểm tra đánh giá mới nắm được HS có đủ năng lực trình đọ để theo được chương trình đó hay không. Kết quả đánh giá là thước đo sự tiến bộ trong học tập của HS, và qua kết quả đó giáo viên và nhà quản lí giáo dục nhìn nhận quá trình dạy học và quản lí của mình, từ đó rút kinh nghiệm xem phương pháp dạy có phù hợp với HS có mang lại kết quả cho HS theo mục tiêu chương trình quy định không?
 - Kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá. Với một số giáo viên , việc ra đề kiểm tra chỉ đơn giản có điểm số ghi vào sổ điểm. Hiện nạy việc ra đề kiểm tra không chỉ là một trong những phương pháp đánh giá mà thông qua đó chất lượng hoạt động dạy và học được nâng cao.
 - Cần kiểm tra theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, bám sát mục tiêu môn học , bám sát đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa, theo quan điểm tích hợp, chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng, qua đo hình thành năng lực cảm thụ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Tăng kiến , kĩ năng có ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống, phát triển năng lực tự học, nặng lực thích ứng, năng lực giao tiếp của học sinh. Hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. 
 - Tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì phù hợp có hiệu quả giữa các hình thức kiểm tra. Trang bị cho người học kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu với từng chương trình học. (Kiểm tra bài cũ có thể tiến hành vào mọi thời điểm trong giờ học. Kiểm tra những kiến thức đã học). Đặc biệt phải có biện pháp quản lí tích cực, chủ động trong dạy và học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để phản ánh đúng chất lượng dạy và học thục hiện thành công nhiệm vụ năm học theo cuộc vận động “ Nói không với bệnh thành tích trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp.”
 Tổ chức tốt việc ôn tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức người học, chú ý đến đối tượng học sinh yếu.
 - Về cách cho điểm và kiểm tra của mỗi giáo viên đối với học sinh có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ mang tính khoa học thật sự mà nó còn là nghẹ thuật sư phạm. Người giáo viên tài năng biết thông qua các kiến thức kiểm tra vừa sức với học sinh, khích lệ học sinh, động viên tạo niềm tin cho HS vượt qua những rào cản trong quá trình nhận thức.
- Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận.Trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra đánh giá rất khoa học, đánh giá chính xác cho những ai biêt “ học thật”, “ dạy thật”. Với mỗi bài kiểm tra, nên áp dụng 50% trắc nghiệm tự luận cho lượng kiến thức mỗi môn
 Xác lập ma trận đề kiểm tra với mục đích đảm bảo nội dung chương trình quan trọng được đánh giá. Đảm bảo các cấp độ tư duy cần thiết được đánh giá theo các mức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
- Về câu hỏi kiểm tra: Tăng cường các câu hỏi đòi hỏi HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng riêng của mình thay vì học thuộc lòng ghi nhớ máy móc. Phương pháp này thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
 Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các dạng:
 + Đúng, sai
 + Điền khuyết
 + Đối chiếu cặp đôi
 + Câu hỏi nhiều lựa chọn
 - Với câu hỏi tự luận: Nên ra các câu hỏi mở, các câu hỏi gắn với những vấn đề gần gũi, có ích trong thực tế đời sống
 Trên đây là bản tham luận của tổ Khối 4. Rất mong sự đóng góp của các đồng chí. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí. 
 Thay mặt tổ
 Đào Thị Vân Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 1.doc