Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2007

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2007

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.

 - Đọc hiểu: + Nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.

- Giáo dục ý thức học tập, biết hướng tới những ước mơ cao đẹp.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc khổ thơ 1, khổ thơ 4 (SGK/tr 76).

3.Hoạt động dạy học chủ yếu

doc 27 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 8	
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ (SGK/tr76).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
 - Đọc hiểu: + Nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
- Giáo dục ý thức học tập, biết hướng tới những ước mơ cao đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc khổ thơ 1, khổ thơ 4 (SGK/tr 76).
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc bài ở vương quốc Tương lai.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính: (qua tranh)
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
Giọng đọc diễn cảm, hồn nhiên, ngây thơ, nhấn giọng ở cá từ ngữ : nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom....
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Câu hỏi 1/tr 77.
- Việc lặp lại rất nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì?
( GV cho HS thảo luận )
- Câu hỏi 2/tr 77.
- Câu hỏi 3/tr 77.
- Câu hỏi 4/tr 77 (GV cho HS nêu ý kiến của mình).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng (B.P).
*Chú ý : Giọng toàn bài hồn nhiên, ngây thơ.
GV cho HS nói lên mơ ước của mình và những suy nghĩ về mơ ước ấy.
HS quan sát tranh, mô tả một số hình ảnh chính của tranh, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo khổ thơ lần1.
Sửa lỗi phát âm : nảy mầm, ngọt lành, thuốc nổ..
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 77.
-...Nếu chúng mình có phép lạ
-...ước muốn của các bạn rất tha thiết.
- Khổ thơ 1 : ...Cây mau lớn để cho quả
- Khổ thơ 2 : ..thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ thơ 3 : ..trái đất không còn mùa đông.
- ...trái đất không còn bom đạn...
-...ước không còn mùa đông : ước thời tiết dễ chịu, không còn tai hoạ đe doạ con người....
Mục 1.
HS luyện đọc lại theo từng khổ thơ, phát hiện cách đọc, thi đọc thuộc . HSTB đọc một hai khổ thơ, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Biết ước mơ cao đẹp
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Đôi giầy ba ta màu xanh.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 Luyện tập(SGK tr 46)
1.Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về tổng của các số, vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện nhát.
- Rèn kĩ năng thực hành đặt tính, tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS làm bài 1/tr 46 để kiểm tra kiến thức cũ.
HS thực hành, nêu cách làm.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
GV cho HS thi tính nhanh, nêu cách làm.
Bài 3 : Tìm x:
GV cho HS thực hành, nêu tên thành phần và kết quả của phép tính, cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?(HSKG)
Bài 5 : -Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
GV cho hai HS lên bảng chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
HS làm trong vở, thi giải toán nhanh, 3 HS chữa bài trên bảng, nêu lại cách làm.
VD : 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 = 178
VD : x – 306 = 504 
x : số bị trừ ; 306 : số trừ.
504 : hiệu số
x = 504 + 306 
x = 816
HS đọc, phân tích đề toán, giải toán trong vở , hai HS tóm tắt bài toán ( bằng lời, sơ đồ) , HS nêu lại đề toán , nêu lại cách làm.
- Tìm tổng của nhiều số.
* Đáp số : a, 150 người.
b, 5406 người.
* Đáp số : a, 36 cm ; b, 120 m.
C. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài , chuẩn bị bài sau:Biểu thức có chứa hai chữ.
 Chiều : Đ/C Phương dạy
	Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nghe – viết)
Bài viết: Trung thu độc lập (SGK tr 77)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn trích trong bài Trung thu độc lập.
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 77.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ láy,từ ghép có tiếng có âm đầu ch/tr.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc đoạn bài viết : “Ngày mai... to lớn, vui tươi”. 
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
GV hướng dẫn HS viết từ khó( dựa vào nghĩa của từ).
- Nêu cách trình bày đoạn văn?
GV đọc cho HS viết bài : mỗi cụm từ ngữ, hoặc bộ phận câu đọc hai lần.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm và điền những chữ còn bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.( một HS làm trên bảng phụ).
*Đáp án : giắt...rơi..dấu...rơi...gì....dấu ...rơi...dấu.
-Nêu nội dung đoạn truyện ?
Bài 3a: GV cho HS tìm từ theo cách hỏi đáp thi.
VD : Có giá thấp hơn bình thường ?
GV cho HS tìm từ trái nghĩa với từ vừa tìm (HSKG)
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- ...dưới ánh trăng , dòng thác nước đổ làm chạy máy phát điện, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn....
HS luyện viết từ dễ sai vào bảng con. VD : Cụm từ : mươi mười lăm năm, nông trường
-..bắt đầu đoạn lui vào đầu dòng một ô.
HS đổi vở, soát lỗi.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
HS đọc thầm lần 1, định hướng nội dung khái quát của đoạn. Đọc lần hai, đọc từng câu, chọn chữ điền vào chỗ trống, đọc lại toàn bài lần ba, nêu nội dung đoạn sau khi đã điền hoàn chỉnh.
- Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông, đánh dấu...chẳng có ý nghĩa gì vì thuyền rời chố, dấu chỉ là trên thuyền..,..
- ...rẻ.
HSKG thực hiện thêm yêu cầu đặt câu.
- VD : Trái nghĩa với rẻ là đắt.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Thợ rèn
Tiết 2: Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (SGK/tr 47).
1.Mục tiêu: - HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Rèn kĩ năng thực hành phân tích đề toán, dạng toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực. 
* Điều chỉnh : Bỏ bài 4/tr 47.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn đề bài toán/ tr 47.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chữa bài 5 tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học:( Ghi lại biểu thức tính tổng chiều dài, chiều rộng, hiệu của chiều dài, chiều rộng, đặt vấn đề ngược lại để tìm chiều dài, chiều rộng).
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
GV đưa đề toán , cùng HS phân tích đề toán kết hợp tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (phân tích đến đâu, GV vẽ sơ đồ đến đó). 
GV hướng dẫn HS giải toán theo hướng dẫn SGK/tr 47. ( GV dùng miếng bìa che, mở phần hơn một cách hợp lí để HS nhận biết hai lần số bé).
- Nêu cách giải bài toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành
Bài 1 GV cho HS đọc, phân tích đề toán, nêu cách làm, thực hành trong vở, chữa bài trên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào? Nêu cách giải toán?
Bài 2: Bài toán hai có gì giống với bài toán 1?
GV cho HS tự làm trong vở, chữa bài, nhắc lại cách làm.
GV khuyến khích HSKG làm bài theo cả hai cách trong cùng một khoảng thời gian.
Bài 3 Cách tiến hành như bài 1 + 2.
GV chấm một số bài, đổi vở, kiểm tra kết quả.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
a + b = 16 + 12 = 28 (tổng)
a – b = 16 -12 = 4 (hiệu)
HS đọc bài toán, xác định yêu cầu, cùng thực hiện yêu cầu của bài toán. 
*Cách 1 :
Số lớn: 
 10	70
Số bé:
Hai lần số bé là : 70 -10 = 60
Số bé là : 60 : 2 = 30
Số lớn là : 30 + 10 = 40.
** Nhận xét : 
Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2
Phần tiếp theo ( tương tự)
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2
HS trình bày cách làm.
1 HS đọc thành tiếng, HS đọc thầm, phân tích đề , thực hành. HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, 1 , 2 HS đọc lại đề toán từ phần tóm tắt.
- Tuổi bố và con : 58 tuổi, bố hơn con : 38 tuổi.
- Tính tuổi mỗi người.
- ...tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó
2 HS thi giải toán trên bảng lớp, HS nhận xét kết quả bài làm, cách trình bày.
* Đáp số : Lớp đó có : 16 em trai; 12 em gái.
** Đáp số : 
Lớp 4A trồng số cây là : 275 cây 
Lớp 4B trồng được số cây là :325 cây
C. Củng cố,dặn dò: - Nêu cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số?
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết3: Luỵên từ và câu.
 Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài (SGK tr/78).
1.Mục tiêu: - HS nắm được cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Rèn kĩ năng xác định và viết đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng khách nước ngoài.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ để HS ghép đúng tên nước với tên thủ đô các nước, quả cầu địa lí .
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cho VD?
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : Lê Thị Ngọc Quý ( tên riêng của người). Hải Dương ( tên địa lí)
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (từ nội dung kiểm tra, bằng cách đặt câu hỏi đặt vấn đề)
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định và thực hành các yêu cầu trong phần nhận xét ( SGK/tr 78).
I – Nhận xét :
1.- Đọc tên người, tên địa lí nước ngoài.
2.- Nhận xét về cấu tạo, cách viết các tên riêng trong bài?
3. – Nhận xét cách viết các tên riêng trong bài: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử..../tr 79.
II – Ghi nhớ : SGK/tr 79.
III- Luyện tập : 
Bài 1 : Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn.
Bài 2 : Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:
GV ghi lại từ viết sai lên bảng, cho HS chữa bài, nêu cơ sở đúng của việc chữa lỗi chính tả. ... Tiết 2: Toán
 Hai đường thẳng vuông góc (SGK/tr 50).
1.Mục tiêu: - HS nhận biết hai đường thẳng vuông góc, góc vuông, góc không vuông.
- Rèn kĩ năng thực hành nhận biết và kiểm tra góc bằng ê-ke.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Ê-ke dạy học, kẻ sẵn một số hình, góc theo bài học trước.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS nhận biết , nêu tên góc, cạnh đã học (B.P).
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra 
HS thực hiện yêu cầu nhận biết góc , đọc tên góc (góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông, đỉnh.... cạnh...)
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV hướng dẫn như SGK/tr 50.
GV hướng dẫn HS kiểm tra góc vuông bằng ê-ke.
GV cho HS thực hành kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ở bài tập 1.
HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt các bài tập SGK /tr 50.
Bài 2 : GV vẽ lại hình trên bảng, cho HS thực hành đọc và kết hợp chỉ các cặp cạnh vuông góc trên bảng.
- HSKG nhận xét về đặc điểm các cạnh của hình chữ nhật.
Bài 3 : Cách tổ chức như bài 1, nhưng GV cho HS thực hành kiểm tra góc theo cặp trước khi kiểm tra lại hình trên bảng.
Bài 4 : Thực hiện cùng bài toán 3.
-Nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau? ( Có thể thực hiện yêu cầu này với bài tập 3).
GV cho HS kiểm tra lại góc bằng ê-ke
HS quan sát từng thao tác của GV ( chưa mở SGK).
 A B
 D	
	C
- Nhận xét : Kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc.
......SGK /tr 50
A	B 
C	D
- Các cặp cạnh vuông góc với nhau là : AB và AD ; AD và DC ; DC và BC ; AB và BC.
Hình chữ nhật có bốn cặp cạnh vuông góc.
HS thực hành đọc tên hình, các cặp cạnh vuông góc, cắt nhau không vuông góc, kết hợp chỉ trên hình.
*Kết quả : Bài 3 : Cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau là : AE và ED ; ED và CD.
 MN và NP, NP và PQ.( Bài 4 thực hiện tương tự).
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau: Hai đường thẳn song song.
Tiết 3: Khoa học 
Ăn uống khi bị bệnh ( SGK/tr 30).
1. Mục tiêu: - HS biết : Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy, pha được dung dịch ô-rê-dôn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ gia đình và cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
2.Chuẩn bị: 3 ca nước to cho 3 nhóm, 3 gói ô-rê-dôn, gạo, muối, thìa , âu nhựa.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
B. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu : Một số chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
GV cho HS kể tên một số bệnh thường gặp, nêu ý kiến về cách ăn uống, chăm sóc sức khoẻ trong các trường hợp ấy.
- Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Với người bệnh quá yếu cần ăn uống như thế nào?
GV chốt kiến thức : ý 1 phần thông tin cần biết SGK/tr 35.
HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
GV cho HS thảo luận, hỏi đáp theo vai câu hỏi : 
_ Khi bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
GV giới thiệu cách pha dung dịch ô-rê-dôn và tổ chức cho HS thực hành.
GV cho HS giới thiệu công việc chuẩn bị nấu cháo muối (dựa vào tranh SGK/tr35).
* Kết luận : Thông tin cần biết / tr 35.
GV cho HS giỏi thực hiện tuyên truyền
thực hiện ăn uống khi bị bệnh. 
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS liên hệ thực tế, TLCH :
- ...bệnh tiêu chảy, bệnh lị, bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp cao...
VD : Khi bị huyết áp cao: ăn hạn chế thức ăn có mỡ, đường, không ăn mặn...
 -...ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng...để boòi bổ cơ thể...SGK/tr 35.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS thảo luận, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 35, thảo luận theo vai, TLCH, thực hành.
- ...uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối...ăn đủ chất...ăn ccháo, súp,...thức ăn băm nhỏ, dễ tiêu, không ăn mỡ....
HS thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn theo nhóm, các nhóm giới thiệu cách pha chế của mình....
Thực hiện tương tự với phần chuẩn bị nấu cháo muối.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS tuyên truyền, kết hợp vừa tuyên truyền vừa giới thiệu hình minh hoạ SGK làm tư liệu.
C. Củng cố, dặn dò: :
- GV cho HS nêu cách chăm sóc người bị bệnh.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Phòng tránh nạn đuối nước.
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 8, đề ra phương hướng hoạt động tuần 9.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Tổ chức tốt hoạt động tập thể : Hội thi “ Đọc hay viết đẹp”, động viên phong trào luyện chữ viết, rèn nết người.
**Kết quả : + Về chữ viết : Đạt giải : Nguyễn Thị Kim Thoa; Bùi Thanh Loan.
+ Về đọc : Đạt giải : Đặng Phương Thảo, Phạm Văn Thạch, Nguyễn Văn Hùng.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến. Tiêu biểu : Thoa- Tiến ; Tạ Thị Thu Hiền – Uyên.
- Nhiều HS học tập tiến bộ, hăng hái phát biểu xây dựng bài : Phúc, Hùng, Thoa, Thảo.
- Thanh toán song tiền BHYT, BHTT.
* Tồn tại:
- Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị 
Lan Hương.
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Vinh, Sơn, Ngọc Long, Lan Hương..
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11.
- Tích cực tham gia hội học, hội giảng.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
- Tiếp tục thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
- Thanh toán các loại quỹ với nhà trường.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
 Luyện tập : Biểu thức có chứa hai chữ
1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về biếu thức có chứa hai chữ.
- Rèn và nâng cao kĩ năng thực hành giải toán dạng biểu thức có chứa hai chữ : thay giá trị chữ bằng số, tính giá trị biểu thức.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Bài ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học	 HS nghe , xác định yêu cầu giờ học
HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập.
Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về biểu thức có chứa hai chữ.
HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
 Bài1 : Khoanh vào ý đặt trước câu trả lời đúng :
Biểu thức chứa hai chữ là : 
A. a + c D. h + t x 32
B . m x n – 324. E. 234 – ( m + n ).
C. e + 45
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : m x n : 4 Với các giá trị của m, n lần lượt là a, n = 6 , m = 8 ; n = 16 , m = 28.
( HSKG tính bằng nhiều cách).
Bài 3 : Tính giá trị biểu thức :
( a + b ) + 24 ; ( a - b ) + 12 
Với a = 42 , c = 26.
( HSKG tính bằng nhiều cách)
Bài 4 : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
Đội 1 : 34567 km đường. ? m
Đội 2 : hơn đội 1 : 345 m đường
*Đáp án : Đội 2 : 34912 m.
 Cả hai đội : 69479 m.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Biểu thức a + b ; c+ d ; a : b.... là biểu thức chứa hai chữ.
- Khi thay chữ bằng số ta tính được giá trị biểu thức.
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành.
HS thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm nhanh.
* Kết quả : A, B, H, E.
HS làm trong vở, chữa bài trên bảng.
VD : Với n = 6, m = 8 ta có giá trị biểu thức : m x n : 4 là :
m x n : 4 = 8 x 6 : 4 = 48 : 4 = 12.
Cách 2 : m x n : 4 = 8 x 6 : 4 = 8 : 4 x 6 = 2 x 6 = 12.
( Tương tự với các phần và bài tập còn lại)
HS nêu đề toán từ phần tóm tắt, HSKG tóm tắt lại bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, phân tích bài toán theo các dạng (ít hơn, tìm tổng của nhiều số), thực hành giải toán trong vở, chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Ngoại ngữ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày 20-11
1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD :
+ Mái trường thân yêu.
+ ở trường cô dạy em thế.
+ Ngày đầu tiên đi học.
+ Hôm qua em tới trường.
+ Những bông hoa, những bài ca.
+ Bông hồng tặng cô......
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chơng trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
VD : Em yêu mái trường vì nơi đó có thầy cô và các bạn. Mái trường đã cùng em vui đùa thoả thích trong những ngày thơ ấu. Mái trường cho em biết bao kỉ niệm êm đềm, đã nâng bước chân tuổi thơ em...
HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ
VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? – Qua lời ca, bạn muốn nhắn nhủ tuổi học trò chúng ta điều gì?
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tinh thần chuẩn bị của các tổ.
- Chuẩn bị hoạt động tập thể tuần sau : Khéo tay hay làm : Món quà tặng cô.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 8.doc