Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2011

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2011

Môn: Tiếng Việt

BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHK I khoảng 75 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu Sách Tiếng Việt 4, tập1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 Môn: Tiếng Việt
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU 
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHK I khoảng 75 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu Sách Tiếng Việt 4, tập1 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL(1/3 số HS) 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài
Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
NX cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Bài tập 2
-Nêu câu hỏi:
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
-NX: Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa
+Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (tuần 1, 2, 3) Ghi bảng 
Yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin suy nghĩ, làm bài vào nháp
Yêu cầu HS nhận xét theo các yêu cầu sau:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
Hoạt động 3: Bài tập 3
Yêu cầu HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc
YC HS thi đọc diễn cảm
Nhận xét, kết luận 
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của 
Yêu cầu HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhắc HS xem lại các quy tác viết hoa tên riêng để học tốt tiết học sau 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
HS trả lời
-Nghe
-HS trả lời
-Nghe
- HS kể
HS đọc thầm lại các bài này
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Cả lớp nhận xét
HS sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu bài
HS tìm nhanh, phát biểu
Cả lớp nhận xét 
HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn
-Nghe
Tiết 2 Môn: Tiếng Việt
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
- Nghe –viết đúng chính tả khoảng 75 chữ/phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng đoạn văn có lời đối thoại. Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe – viết 
-Đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ.
Nhắc HS chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (sau, ngẩng đầu, gác) , cách trình bày bài, cách viết các lời thoại
Đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
Đọc toàn bài chính tả 1 lượt
Chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
Nhận xét chung
Hoạt động 2: Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”, trả lời các câu hỏi
-Mời HS đọc nội dung BT2
Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d
Nhận xét, kết luận 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Nhắc HS:
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, tuần 8 để làm bài cho đúng.
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt.
Nhận xét cho 1 – 2 HS đọc
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I (tiết 3) 
-Nghe
-Đọc ghi nhớ từ khó
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 
-Nghe
1 HS đọc nội dung BT2
Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d
HS phát biểu
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
-Nghe
HS làm bài vào VBT
4 – 5 HS làm bài bảng lớp
Cả lớp nhận xét
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-Nghe
Tiết 3 Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao tam giác.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thước kẻ, ê-ke
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Thực hành
Bài tập 1:
a.Yêu cầu HS nêu được các góc vuông,góc nhọn, góc tù,góc bẹt có trong mỗi hình.
-góc đỉnh A:cạnh AB,AC là góc vuông
-Góc đỉnh B: cạnh BA,BM là góc nhọn.Góc đỉnh B; cạnh BA,BC là góc nhọn.Góc đỉnh B:cạnh BM,BC là góc nhọn
-Góc đỉnh C; cạnh CM,CB là góc nhọn
-Góc đỉnh M cạnh MA,MB là góc nhọn
-Góc đỉnh M:cạnh MB,MC là góc tù
-Góc đỉnh M:cạnh MA,MC là góc bẹt
Tương tự với hình b
Bài tập 2:
Yêu cầu HS giải thích được:
AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC
AB là đường cao của hình tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB =3cm (theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB=3 cm cho trước)
Bài tập 4:a
Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4cm
 HS nêu tên các hình chữ nhật:ABCD, MNCD, ABNM
-Cạnh AB song song với các cạnh MN và DC.
Hoạt động 2 :Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với số có một chữ số.
Bài tập 1:
HS làm bài vào vở, nêu kết qủa
Bài tập 2:
-Đọc yêu cầu bài tập. Quan sát hình vẽ nêu kết quả.
Bài tập 3:
-2HS lên bảng vẽ. Cả lớp nhận xét vẽ vào vở
Bài tập 4:
HS làm bài
HS sửa
-Nghe
Tiết 4 Môn: Khoa học
BÀI 19: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Áp dụng các kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HS: sưu tầm tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã để trình bày một bữa ăn ngon & bổ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí 
Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày
Cách tiến hành:
Bước 1:
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những, tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon & bổ 
Bước 2: HS làmviệc theo nhóm 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
Yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ & người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này. 
Hoạt động 2: Thực hành: Ghi lài & trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
Mục tiêu: HS hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế 
Cách tiến hành:
Bước 1:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục ‘Thực hành’ SGK.
Bước 2:Mời HS trình bày kết quả
- Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc. 
Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Nước có tính chất gì? 
-Nghe
Các nhóm làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm các bữa ăn khác. 
Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. 
HS nhóm khác nhận xét. 
Cả lớp thảo luận & phát biểu 
HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục “Thực hành” trang 40 SGK
Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp 
-Nghe
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 Môn: Tiếng Việt
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : 12 phiếu viết tên từng bài tập đọc, 5 phiếu viết tên các bài HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL(1/3 số HS) 
-Mời từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc
Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
Cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Bài tập 2
-Mời HS đọc yêu cầu bài tập
-Viết tên bài lên bảng lớp:
Tuần 4: Một người chính trực / 36
Tuần 5: Những hạt thóc giống / 46
Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca / 55
 Chị em tôi / 59
Nhận xét, tính điểm thi đua theo các tiêu chí:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
+ Giọng đọc minh hoạ 
Chốt lại lời giải đúng, mời 1 – 2 HS đọc bảng kết quả 
Mời vài HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung bài mà các em vừa tìm được. 
Củng cố - Dặn dò: 
Những truyện kể mà các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?
-NX: Các truyện đều có chung lời nhắn nhủ chúng em cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài trả lời câu hỏi
HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc tên bài
HS đọc thầm các truyện trên, suy nghĩ, trao đổi theo cặp
Đại diện nho ... có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn ; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1, 2
-Mời HS đọc đoạn văn BT1 và yêu cầu BT2
YC HS đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho
Nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm 1 tiếng
Nhận xét, chốt lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 3
Mời HS đọc yêu cầu bài tập
Nhắc HS xem lướt lại các bài Từ đơn & từ phức, Từ ghép & từ láy để thực hiện đúng
YC từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ ghép, 3 từ láy
Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập bài tập 4 
Mời HS đọc yêu cầu bài tập
Nhắc HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
Đặt câu hỏi: Thế nào là danh từ? Thế nào là động từ?
YC từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 DT, 3 ĐT
Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS thử làm bài luyện tập ở tiết 7, 8
1 HS đọc đoạn văn (BT1) & 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn 
-Nghe .HS làm bài vào VBT.
-2HS làm bảng lớp 
Cả lớp nhận xét
1 HS đọc yêu cầu bài tập
HS làmbài theo cặp, trình bày
Cả lớp nhận xét
HS sửa bài theo lời giải đúng. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài
HS trả lời
Đại diện HS trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét
HS viết bài vào vở theo lời giải đúng 
-Nghe
Tiết 2 Môn: Toán
BÀI: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 3 Địa lí
BÀI: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông thác nước,
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được thành phố Đà Lạt trên lược đồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV:Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
-Sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*GDMT: Đà Lạt luôn có không khí trong lành mát mẻ, là nhờ ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân rất cao
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
Sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
Sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
NX tiết học
Chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời
HS nhận xét
Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
-Nghe
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý 
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
-Nghe
Tiết 4 Môn: Khoa học
BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được một số tính chất của nước
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của nước.
- Nêu được VD về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hình vẽ trong SGK
 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa.
 Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong.
 Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước.
 Một miếng vải, bông, 
 Một ít đường, muối, cát và thìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới:
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
Mục tiêu: 
HS sử dụng các giác quan để nhận 
biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
Phân biệt nước & các chất lỏng khác. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 SGK/42
Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 & 2 theo yêu cầu quan sát trang 42 SGK
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Nêu câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Gọi vài HS nêu lại những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. 
Kết luận:
Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
Mục tiêu: 
HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất 
định”
Biết dự đoán, nêu cách tiến hành & 
tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. 
Cách tiến hành:
Bước 1: yêu cầu các nhóm 
Đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt đã chuẩn bị đặt lên bàn 
Yêu cầu các nhóm quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
Kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định 
Bước 2: nêu vấn đề 
Vậy nước có hình dạng nhất định không? 
Bước 3: Thực hiện 
Lưu ý: Các nhóm có thể làm những thí nghiệm khác nhau 
Bước 4: Làm việc cả lớp 
Kết luận 
Nước không có hình dạng nhất định 
* GDMT: Để có nguồn nước luôn sạch không bị ô nhiễm chúng ta phải có ý thức bảo vệ như không phóng uế bừa bãi, xử lí nước thải,
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để rút ra tính 
chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. 
Nêu được ứng dụng thực tế của tính 
chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
YC HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
Yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. 
Bước 2: Thực hiện 
Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
Kết luận:
Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để phát hiện 
nước thấm qua & không thấm qua một số vật.
Nêu được ứng dụng thực tế của tính 
chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
Nêu nhiệm vụ: để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 2: Thực hiện 
Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
Kết luận:
Nước thấm qua một số vật.
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Hoạt động 5 : Củng cố – Dặn dò:
*Qua bài học các em biết được các tính chất của nước và sự cần thiết của nước trong cuộc sống hàng ngày . Do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ nguồn nước đó củng là một biện pháp bảo vệ môi trường.
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Ba thể của nước 
-Nghe
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát & trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm trình bày những gì nhóm mình đã phát hiện ra 
HS nêu 
HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị để làm thí nghiệm đặt lên bàn 
-HS trả lời
HS 
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước.
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm
+ Quan sát & rút ra nhận xét về hình dạng của nước 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên
Đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm & nêu kết luận về hình dạng của nước. 
-Nghe
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
HS nêu
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
HS nêu ứng dụng: lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước  tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. 
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
HS nêu ứng dụng: làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa  (dùng vật liệu không cho nước thấm qua); dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục 
-Nghe
DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 10
TỔ CHUYÊN MÔN
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 10.doc