Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 20 năm 2011

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 20 năm 2011

TẬP ĐỌC(T.39)

BỐN ANH TÀI ( TIẾP )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

- Hiểu ND : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ

- Giờ trước học bài gì?

- Hãy đọc những khổ thơ mà em thích nhất trong bài. Cho biết lý do vì sao em thích.

- Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

- GV kiểm tra 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Một vài HS nhận xét.

- GV đánh giá, cho điểm.

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 20 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
¯¯¯¯—&–¯¯¯¯
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tập đọc(t.39)
Bốn anh tài ( Tiếp )
I. yêu cầu cần đạt: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu ND : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ
- Giờ trước học bài gì?
- Hãy đọc những khổ thơ mà em thích nhất trong bài. Cho biết lý do vì sao em thích.
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- GV kiểm tra 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
 B.Bài mới:
Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc
- 2 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng dãy 5 HS nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- Một số HS giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK.- Từ ngữ: Cây núc nác, núng thế. 
- GV đọc toàn bài một lần.
HĐ2:Tìm hiểu bài.
- Câu 1: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn đầu, đọc thầm câu hỏi 1, tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh.
GV gọi 2,3 HS đại diện cho các bàn trả lời. Sau đó, GV chốt lại.
 ( Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho 4 anh em ăn và cho ngủ nhờ)
ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi yêu tinh ở.
- Câu 2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? 
- GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 2, 3 theo cặp.
- HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
( Yêu tinh có phép thuật phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt: Tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng yêu tinh.) 
- Câu 3: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
ý 2: Bốn anh em Cẩu Khây dũng cảm, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng yêu tinh.
* Cả lớp trao đổi tìm đại ý của câu chuyện.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói ý nghĩa của truyện.
 Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
HĐ3 :Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm bài văn
- Giọng hồi hộp của đoạn đầu; dồn dập gấp gáp ở đoạn tả cuộc chiến đấu của 4 anh em với yêu tinh, giọng vui khoan thai ở đoạn kết. 
- HS phát hiện cách đọc diễn cảm 
- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng ở đoạn văn: - GV treo bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc. Yêu cầu HS tìm cách đọc ngắt giọng , nhấn giọng.
Cẩu Khây hé cửa.// Yêu tinh thò đầu vào,/ lè lưỡi dài như quả núc nác,/ trợn mắt xanh lè.// Móng Tay Đục Máng nhanh như cắt tóm lấy lưỡi yêu tinh.// Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng.//Cẩu Khây nhổ cây bên đường quất túi bụi.// Yêu tinh đau quá hét lên,/ gió bão nổi ầm ầm,/ đất trời tối sầm lại.//Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó.//
 - Nhiều HS luyện đọc.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- HS nêu lại NDC của bài.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tập đọc tiết sau : Trống Đông Đông Sơn
==========@?==========
Toán(t.96)
Phân số
I .yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc biết viết phân số.
- HS làm BT1,2. HS khá, giỏi làm được tất cả các BT.
II Đồ dùng dạy học
 - GV : Chuẩn bị các mô hình hoặc hình vẽ theo các hình vẽ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học : 
A.Kiểm tra
- Nêu quy tắc và viết công thức tính chu vi hình bình hành.
-Bài tập 1 SGK : + Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc và viết công thức.
Gọi 1 HS chữa miệng bài tập 1.
- HS nhận xét ..
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới: 
1.HĐ1: Giới thiệu phân số.
GV hướng dẫn HS quan sát một cái bánh hình vuông ( vẽ cái bánh như SGK), cho HS nhận xét.
GV hỏi: cái bánh được chia như thế nào? (Cái bánh được chia thành 4 phần bằng nhau.)
GV lấy đi 3 phần của cái bánh đó và hỏi; Lấy đi mấy phần của cái bánh đó.
Như vậy đã lấy đi "ba phần tư" cái bánh. 
GV giới thiệu: Ba phần tư viết là : 
( Viết số 3, viết gạch ngang, rồi viết số 4 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 3).
+ là phân số.
 + Phân số có tử số là 3, mẫu số là 4.
Cho HS đọc: "ba phần tư".
Hướng dẫn HS nhận ra:
+ Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 (vì số chia phải khác không). Mẫu số viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết cái bánh được chia thành 4 phần bằng nhau .
+ Tử số là số tự nhiên. Tử số viết trên gạch ngang. Tử số cho biết đã lấy đi 3 phần bằng nhau đó.
b) Ví dụ : Viết : 
Đọc: Một phần hai . 
Cho HS tự nêu nhận xét như phần in đậm trong SGK.
Ghi nhớ: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
2.HĐ2: Thực hành- Bài 1,2
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài . Sau đó HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2:Cho HS nêu cách viết phân số.
- HS tự làm rồi đổi vở chữa bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ
Bài 3:Cho HS làm bài rồi chữa bài .
Cho 1 HS lên bảng chữa bài. 
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
Bài 4: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
GV cho HS nhắc lại khái niệm phân số, cách viết phân số.
C.Củng cố, dặn dò:
Khoa học(t.39)
Không khí bị ô nhiễm
I.yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK . 
- Tranh sưu tầm .
III. hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra : 
B. Bài mới : 
1.GTB : Nêu yc tiết học .
2.HĐ1 : Tìm hiểu về kk ô nhiễm và kk trong sạch
Cho HS quan sát tranh, nx . 
3.HĐ2 : Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm kk : 
* GV nêu câu hỏi, cho HS thảo luận trả lời .
- HS quan sát. 
* Cho các nhóm trả lời . 
GV và các nhóm nx . 
- Rút ra KL : ( SGK ) 
*GV cho HS nêu : 
+ Nguyên nhân chung : 
- Do khí thải, khói bụi 
+ Nguyên nhân riêng : 
Do khí độc và các rác thải 
- Hs thực hành .
* GV chốt cho HS rút ra KL ( SGK ) 
* GV cho hs nêu một số cách bảo vệ bầu kk trong sạch. 
4.Củng cố dặn dò : 
GV củng cố về bầu kk trong sạch - HS nêu 
YC học sinh có ý thức giữ gìn không khí trong sạch- HS theo dõi nắm nhiệm vụ .
==========@?==========
Buổi chiều
Luyện toán
Luyện diện tích hình bình hành
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện kĩ năng giải toán về tính diện tích hình bình hành.
II. Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Lí thuyết
- Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành ?
- Nêu công thức tính diện tích hình bình hành ?
 S = a x h 
+ S là diện tích
+ a là độ dài cạnh đáy
+ h là chiều cao.
( a,h cùng đơn vị đo ).
- Nhiều HS nhắc lại . 
GV HD HS mở rộng công thức :
a = S : h ; h = S : a .
2. HĐ2: Thực hành
Bài 1:Tính diện tích của hình bình hành biết :
a) Độ dài đáy là 12 cm, chiều cao là 8 cm.
b) Độ dài đáy là 85 dm, chiều cao là 7 m.
Bài 2: Tính diện tích hình bình hành
 A B M N
 K
 D C Q P
 H
DC = 5cm MQ = 4cm
AH = 3cm PK = 4cm
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
Hình vẽ dưới đây có hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG. Biết chu vi hình chữ nhật là 120 cm, chiều dài hơn chiều rộng là 10 cm. Tính diện tích hình bình hành ABEG .
 A B
 A 
 G D E C
3. HĐ3 : Chữa bài
Bài 3: HDHS tính nửa chu vi - Đa bài toán về tìm chiều dài, chiều rộng hình CN dạng tổng hiệu. Sau đó tính diện tích hình CN và cũng chính là diện tích hình bình hành.
Gọi HS chữa bài - Nhận xét.
==========@?==========
Luyện tiếng việt
Luyện bài văn miêu tả đồ vật
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện viết MB, KB trong bài văn miêu tả đồ vật;
II. hoạt động dạy học :
1. HĐ1: Lí thuyết
- Có mấy cách mở bài ? Đó là những cách nào?
- Thế nào được gọi là mở bài trực tiếp ? Mở bài gián tiếp ?
- Có mấy cách kết bài ? Đó là những cách nào ?
- Thế nào được gọi là kết bài có mở rộng ? Kết bài không mở rộng ?
2. HĐ2: Bài tập
Bài 1:
Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
a. Theo cách mở bài trực tiếp:
b. Theo cách mở bài gián tiếp :
Bài 2: Viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất.
a. Kết bài không mở rộng:
b. Kết bài có mở rộng:
3.HĐ3: Chữa bài:
- 4 HS làm vào bảng nhóm - Treo bảng nhận xét.
- Một số HS đọc bài của mình - Lớp nhận xét.
4. GV nhận xét giờ học.
==========@?==========
Kĩ thuật( T.20)
Vật liệu và dụng cụ trồng rau hoa
I.yêu câu cần đạt:
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng chăm sóc rau hoa.
- Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trồng rau hoa đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Hạt giống, cuốc cào,......
III, Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Nêu ích lợi của rau hoa?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HĐ1: Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau hoa.
- HS đọc nội dung SGK
- Nêu tên một số vật liệu chủ yếu để 
sử dụng khi gieo trồng rau hoa? (- Hạt giống, phân bón, đất trồng,...)
- Nêu tác dụng của 1 số vật liệu trên với
rau, hoa? – GV cho HS xem một số hạt 
giống– HS xem trả lời.
3. HĐ2: Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng rau hoa
 - Đọc mục 2 SGK
- Nêu một số dụng cụ được sử dụng để
gieo trồng rau hoa? - HS nêu cuốc cào, bình tưới,...
- Nêu đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng
của 1 số dụng cụ thường dụng? 
- GV đưa 1 số dụng cụ hoặc tranh - Quan sát.
- Khi sử dụng các vật liệu, dụng cụ trên 
ta cần chú ý điều gì?- HS : phải an toàn,....
- GVKL - HS đọc ghi nhớ.
4. Nhận xét dặn dò: Chuẩn bị : Điều kiện ngoại cảnh.....
 Nhận xét giờ học.
==========@?==========
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Toán(t.97)
Phân số và phép chia số tự nhiên
i.yêu cầu cần đạt:
Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- HS làm BT1,BT2( 2 ý đầu),BT3. HS khá, giỏi làm được tất cả các BT.
ii.Đồ dùng dạy học
- GV : Chuẩn bị mô hình hoặc hình vẽ theo các hình vẽ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra
- Nêu quy tắc và viết công thức tính chu vi hình bình hành.
- Bài tập 4 SGK
PP : + Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc và viết công thức.
- Kiểm tra vở bài tập về nhà của 5 HS bài tập 4.
- HS nhận xét ..
 ... 
3- Các tổ cùng bàn kế hoạch hoạt động tuần tới (khắc phục nhược điểm của tuần trước, phương hướng tuần tới ).
4- Lớp trưởng thay mặt cho lớp tổng hợp lại phương hướng tuần tới .
5- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Trực nhật vệ sinh, 
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt xếp hàng ra vào lớp,
- Nhắc nhở HS: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp .
+ Nâng cao chất lượng học tập .
+ Tổng kết đợt thi đua .
6-Sinh hoạt văn nghệ:
Luyện tiếng việt
Luyện đọc : Bốn anh tài ( Tiếp )
I. yêu cầu cần đạt:
Luyện đọc đúng, diển cảm, đọc hiểu bài tập đọc Bốn anh tài ( Phần tiếp theo )
II. Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Luyện đọc đúng, đọc hiểu
GV đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn nối tiếp. Nhận xét.GV chú ý sửa sai cho HS.
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi ở SGK.
2. HĐ2: Thi đọc diễn cảm:
- GV chép sẵn lên bảng đoạn : " Cẩu Khây hé cửa.......phải quy hàng."
- HD HS đọc diễn cảm: Thể hiện được sự mạnh mẽ, dũng cảm của các chàng trai.
- 1 vài HS đọc - Lớp nhận xét rút ra giọng đọc.
- HS đọc trong nhóm 4.
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.Nhận xét.
3. GV nhận xét dặn dò.
==========@?==========
Luyện chữ
Luyện viết: Chuyện cổ tích về loài người
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện viết đúng cỡ, viết đẹp, viết có nét thanh đậm bài : Trống đồng Đông Sơn.
II. hoạt động dạy học:
1. HD viết :
Gọi 1 HSG đọc toàn bài - Nhận xét.
HS đọc thầm toàn bài.
- Bài văn có những tên riêng nào? Cách viết các tên riêng ?
- Cách trình bày bài văn xuôi.
- HS nhắc lại tư thể ngồi viết, cách cầm bút,..
2. Viết bài:
GV đọc từng dòng HS viết vào vở.
Chấm bài - Nhận xét
Tuyên dương một số vở viết đẹp.
==========@?==========
Hoạt động NGLL
Thi tiếng hát dân ca
I.yêu cầu cần đạt:
	- HS biết được 1 số nét văn hoá của dân tộc Việt Nam về hát dân ca
	- Tôn trong, bảo vệ nền văn hoá ấy
ii. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: 	Thảo luận nhóm
	- GV hd học sinh thảo luận nhóm
	- Kể tên một số bài hát dân ca mà bạn biết ở VN ?
	- ở địa phương có dân ca gì ?
	- Thường hát trong những dịp nào?
	- Em thích nhất dan ca nào?
3. Hoạt động 2: Cả lớp
	- Đại diện 1 số em trình bày một vài làn điệu
	- Nhận xét
 - Thi hát từng nhóm có múa phụ hoạ càng tốt
4. Dặn dò:	 GV dặn dò trong dịp tết.
buổi chiều
Luyện toán
Luyện Phân số bằng nhau 
 I.yêu cầu cần đạt:
- Củng cố về : Rèn kĩ năng đọc, viết phân số; phân số và phép chia số tự nhiên thông qua hình thức làm bài tập 
II.Hoạt động dạy học 
1. HĐ1: Ôn lí thuyết
Muốn tìm một phân số bằng phân số đã cho ta có thể làm như thế nào?
- HS lấy ví dụ.
2. HĐ2: Luyện tập
*GV cho hs làm các bài tập sau 
Bài tập đại trà
Bài 1 : Viết phân số thích hợp vào chỗ trống:
Trong các phân số có :
- Các phân số bé hơn 1 là:.......................................
- Các phân số lớn hơn 1 là : .....................................
Bài 2: Tìm 5 phân số bằng phân số .
Bài tập khá giỏi:
 Bài 4 : Phải bớt ở tử số và mẫu số của phân số đi cùng một số nào để được phân số ?
 Bài 5 : Tìm x và y biết hiệu của x và y là 18 và 
 3. Chữa bài: 
Gọi HS chữa bài nhận xét. 
- HS nhắc lại cách làm
==========@?==========
Luyện tiếng việt
Mở rộng vốn từ : Tài năng
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập mở rộng vốn từ về tài năng
- Tập viết đoạn văn với chủ đề trên.
II. hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Lí thuyết
- Giải nghĩa từ tài năng?
- Nêu các từ nói về tài năng của con người?
- GV nhận xét kết luận.
2. HĐ2: Luyện tập :
Bài 1: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau : tài cao đức trọng, tài hèn đức mọn.
Gợi ý: Nghĩa của hai từ này:
- Tài cao đức trọng : người tài giỏi, đạo đức, được kính trọng.
- Tài hèn đức mọn : người tài và đức kém cỏi.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn nói về một người tài giỏi mà em đã đọc qua sách báo.
3.HĐ3: Chữa bài
- Bài 1: Gọi HS nối nhau đọc câu mình vừa đặt – Nhận xét.
- Bài 2: Gọi HS nối nhau đọc đoạn văn mình vừa viết- Lớp nhận xét.
4. Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
==========@?==========
TH: Khoa; Sử ; Địa
TH : Khoa học; Lịch sử và Địa lí 
I. yêu cầu cần đạt:
- Thực hành môn khoa học; Lịch sử và Địa lí đã học trong tuần.
II. Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Khoa học
- Trong tuần ta đã học bài gì? ( Không khí bị ô nhiễm ; Bảo vệ bầu không khí trong sạch.)
- Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ ở SGK.
Bài 1: Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
 Bài 2: Viết vào ô trống x trước câu trả lời đúng.
 Không khí chỉ được coi là trong lành khi ?
Ê Hoàn toàn không có bụi
Ê Hoàn toàn không có vi khuẩn.
Ê Lượng các chất bẩn, chất độc lẫn trong không khí ở dưới mức có hại cho sức khoẻ của con người và cho các sinh vật khác?
Bài 3: Để chống ô nhiếm không khí ta cần làm gì?
2. HĐ2: Lịch sử
Trong tuần ta học bài gì? ( Chiến thắng Chi Lăng)
Bài 1: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trân địa?( Núi hiểm trở,.....)
Bài 2: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng?
Bài 3: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào?( 1428)
3. HĐ3: Địa lí:
- Trong tuần ta học bài gì? ( Đồng bằng Nam Bộ )
Bài 1: Đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp ? ( Sông Mê Công và sông Đồng Nai )
Bài 2: Nêu đặc điểm chính của hệ thống sồn ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ ? ( Chằng chịt )
4.HĐ4: Chữa bài - Nhận xét.
Buổi chiều
Luyện toán
Luyện Phân số và phép chia số tự nhiên
I. yêu cầu cần đạt
 - Luyện cách viết phép chia hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Biết cách so sánh phân số với 1.
II. Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: Ôn lí thuyết.
GV đưa ví dụ:
Có hai cái bánh , mỗi cái Lan chia thành 4 phần bằng nhau. Lan ăn hết 1 cái và cái bánh. Viết phân số chỉ phần tương ứng số bánh Lan đã ăn ?
- HS vẽ sơ đồ , đọc phân số.
- HDHS so sánh với 1; với 1 ; với 1.
- Nhiều hS nhắc lại.
2. HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết theo mẫu 
a) 4 : 5 = 6 : 7 =... 12 : 5 = ... 13 : 15 =...
b) 8 : 4 = = 2 15 : 3 =... 28 : 7 = ... 18 : 6 = ...
c) 5 = 6 = ... 9 = ... 13 = ...
Bài 2 : >, < ,= ?
 ... 1 1 ... ... 1
... 1 1 ... ... 1
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống:
Trong các phân số có :
- Các phân số bé hơn 1 là:.......................................
- Các phân số lớn hơn 1 là : .....................................
luyện tiếng việt
Mở rộng vốn từ : Tài năng
I. mục tiêu:
- Luyện tập mở rộng vốn từ về tài năng
- Tập viết đoạn văn với chủ đề trên.
II. hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Lí thuyết
- Giải nghĩa từ tài năng?
- Nêu các từ nói về tài năng của con người?
- GV nhận xét kết luận.
2. HĐ2: Luyện tập :
Bài 1: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau : tài cao đức trọng, tài hèn đức mọn.
Gợi ý: Nghĩa của hai từ này:
- Tài cao đức trọng : người tài giỏi, đạo đức, được kính trọng.
- Tài hèn đức mọn : người tài và đức kém cỏi.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn nói về một người tài giỏi mà em đã đọc qua sách báo.
3.HĐ3: Chữa bài
- Bài 1: Gọi HS nối nhau đọc câu mình vừa đặt – Nhận xét.
- Bài 2: Gọi HS nối nhau đọc đoạn văn mình vừa viết- Lớp nhận xét.
4. Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 ==========@?==========
Luyện toán
Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Luyện cách viết phép chia hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Biết cách so sánh phân số với 1.
II. Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: Ôn lí thuyết.
GV đưa ví dụ:
Có hai cái bánh , mỗi cái Lan chia thành 4 phần bằng nhau. Lan ăn hết 1 cái và cái bánh. Viết phân số chỉ phần tương ứng số bánh Lan đã ăn ?
- HS vẽ sơ đồ , đọc phân số.
- HDHS so sánh với 1; với 1 ; với 1.
- Nhiều hS nhắc lại.
2. HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết theo mẫu 
a) 4 : 5 = 6 : 7 =... 12 : 5 = ... 13 : 15 =...
b) 8 : 4 = = 2 15 : 3 =... 28 : 7 = ... 18 : 6 = ...
c) 5 = 6 = ... 9 = ... 13 = ...
Bài 2 : >, < ,= ?
 ... 1 1 ... ... 1
... 1 1 ... ... 1
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống:
Trong các phân số có :
- Các phân số bé hơn 1 là:.......................................
- Các phân số lớn hơn 1 là : .....................................
3. HĐ3: Chữa bài, nhận xét.
==========@?==========
Thể dục (t.39)
 Di chuyển hướng phải, trái - TC : “Thăng bằng”
I. Mục tiêu : 
- Học cách di chuyển theo hướng phải, hướng trái . YC thực hiện đúng động tác . 
- TC : Thăng bằng – YC chơi đúng và nhiệt tình . 
- Say mê tập luyện, cố ý thức bảo vệ sức khoẻ .
II. Địa điểm, phương tiện : 
- Sân bãi, còi .. ..
III. nội dung và phương pháp: 
Hoạt động của gv
SL-TG
Hoạt động của hs
1. HĐ1: Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
2.HĐ2: Phần cơ bản:
* Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản : 
- Di chuyển theo hướng phải, hướng trái 
*Trò chơi : Thăng bằng 
-Yêu cầu HS khởi động kĩ các khớp :cổ chân, đầu gối.
-Yêu cầu HS chơi trò chơi
-Giáo viên theo dõi ,uốn nắn.
3. HĐ3: Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét giờ học.
-Dặn học sinh thường xuyên tập thể dục thể thao.
5 phút
14 phút
4x8 nhịp
2-3 lần
7-8 phút
2 lần
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
-Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân .
- GV điều khiển, cả lớp chia theo đội hình 2 hàng dọc .
- Hs tập luyện .
- Gv theo dõi, sửa .
- Gv nhắc lại luật chơi, cách chơi .
-HS khởi động.
-HS chơi trò chơi. Thi đua theo đội.
- Hs thả lỏng .
-Đứng tại chỗ ,vỗ tay hát.
Thể dục( t.40) 
Di chuyển hướng phải, trái - TC : “Lăn bóng”
I. Mục tiêu : 
- Học cách di chuyển theo hướng phải, hướng trái . YC : Kĩ thuật, đúng động tác . 
- TC : Thăng bằng – YC chơi đúng và nhiệt tình . 
- Say mê tập luyện, cố ý thức bảo vệ sức khoẻ .
II.Địa điểm, phương tiện : 
- Sân bãi, còi .. ..
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Hoạt động của GV:
SL-TG
Hoạt động của HS
1.HĐ1:Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
2.HĐ2:Phần cơ bản:
* Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản : 
- Di chuyển theo hướng phải, hướng trái 
*Trò chơi : Lăn bóng 
-Yêu cầu HS khởi động kĩ các khớp :cổ chân, đầu gối.
-Yêu cầu HS chơi trò chơi
-Giáo viên theo dõi ,uốn nắn.
3.HĐ3:Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét giờ học.
-Dặn học sinh thường xuyên tập thể dục thể thao.
5 phút
14 phút
4x8 nhịp
2-3 lần
7-8 phút
2 lần
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
-Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân .
- GV điều khiển, cả lớp chia theo đội hình 2 hàng dọc .
- Hs tập luyện .
- Gv theo dõi, sửa .
- Gv nhắc lại luật chơi, cách chơi .
-HS khởi động.
-HS chơi trò chơi. Thi đua theo đội.
- Hs thả lỏng .
-Đứng tại chỗ ,vỗ tay hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 20(3).doc