Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Học kì II

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Học kì II

I. Mục tiêu:

Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông .

Nhận biết một số biển báo giao thông .

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: tranh minh họa

- HS: VBT

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông .
Nhận biết một số biển báo giao thông .
II. Đồ dùng dạy học:
GV: tranh minh họa
HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định: BCSL
2- KT bài cũ:
KT dụng cụ học tập của học sinh.
Nhận xét.
3- Bài mới:
* GTB: đố các em loại đường gì không có vị ngọt và không có nó chúng ta không thể đến nơi khác được.
 - Tên gọi chung cho các loại đường đó là đường giao thông. Đây cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
 – GV ghi tựa bài bảng lớp.
a) Hoạt động 1:( nhận biết loại đường giao thông ).
* Bước 1:
 Dán 5 bức tranh lên bảng.
 + Bức tranh 1 vẽ gì?
 + Bức tranh 2 vẽ gì?
 + Bức tranh 3 vẽ gì?
 + Bức tranh 4 vẽ gì?
 + Bức tranh 5 vẽ gì?
* Bước 2:
 Gọi 5 hs lên bảng phát cho mỗi em 1 tấm bìa ( 1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không )
 Yêu cầu gắn bìa vào tranh cho phù hợp.
* Bước 3:
 	Kết luận : đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không
- Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không.
- HS lặp lại tựa bài.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Cảnh bầu trời trong xanh.
- Vẽ 1 con sông.
- Vẽ biển.
- Vẽ đường ray.
- Ngã tư đường phố.
- Gắn bìa vào tranh cho phù hợp.
- Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
b) Hoạt động 2: nhận biết các phương tiện giao thông.
Làm việc theo cặp.
* Bước 1: treo tranh T40 H1, H2.
 - HD quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 + Bức tranh 1 chụp phương tiện gì?
 + Ô tô là loại phương tiện dành cho đoạn đường nào?
 + Bức tranh 2: hình gì?
 + Phương tiện gì đi trên đường sắt?
 - Mở rộng.
 + Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.
 + Phương tiện đi trên đường không.
 + Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông biển mà em biết? 
 Làm việc theo lớp
 - Ngoài các phương tiện giao thông đã được nói em cón biết phương tiện giao thông nào khác nữa? Dành cho loại đường gí?
 + Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
	* Kết luận: đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, xe ô tô.Đường sắt dành cho tàu hoả. Đường thuỷ dành cho thuyền, phà, canô, tàu thuỷ.Đường hàng không dành cho máy bay
- Quan sát tranh.
- Ô tô.
- Đừơng bộ.
- Đường sắt.
- Tàu hoả.
- Trao đổi theo cặp.
- Ô tô, xe máy, xe đạp, buýt, xích lô.
- Máy bay, dù, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Tàu ngầm, tàu thuỷ.
- Hs nêu.
- Hs nêu.
Hoạt động 3:( Nhận biết 1 số loại biển báo).
* Bước 1:
 - HDHS quan sát 5 loại biển báo.
 - Yêu cầu hs chỉ và nói tên từng loại biển báo. HD các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo.
 + Biển báo này có hình gì?Màu gì?
 + Đố bạn loại biển báo nào có màu xanh?
 + Loại nào có màu đỏ?
 +Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?
	* Đối với laọi biển báo “ giao nhau với đường sắt không có rào chắn “.
HDHS cách ứng xử khi gặp loại biển báo này.
Trường hợpkhông có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vựơt qua đường sắt.
Nếu có xe lửa sắp đi tới, mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5m, để bảo đảm an toàn.
Đợi cho đoàn tàu đi qua hẳn rồinhanh chóng đi qua đường sắt.
* Bước 2: liên hệ thực tế.
Trên đường đi học em có nhìn thấy biển bào không? Nói tên biển báo mà em nhìn thấy.
Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết 1 số biển báo trên đường giao thông.
* Kết luận: các biển báo được dựng lên ở các đoạn đường gt nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia gt. Có rất nhiều loại biển báo trên các đường gt khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với 1 dố biển báo thông thường.
d) Hoạt động 4: ( trò chơi đối đáp nhanh ).
Gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau.
HS thứ I ở tổ 1 nói tên phương tiện giao thông. HS thứ I của tổ 2 nói tên đường giao thông và ngược lại HS thứ 2 ở tổ 2 nói trước và HS ở tổ 1 nói sau.
HS chơi lần lượt như vậy đến hết hàng.
Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì thắng.
4- Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Thực hiện chấp hành luật giao thông ở mọi nơi
- Làm việc theo cặp.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – trả lời.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I.MỤC TIÊU: 
Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông 
- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bài dạy, tranh minh hoạ
HS: xem bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 * Giới thiệu : 
 GV ghi tựa bài lên bảng
 a) Hoạt động 1:
 Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể gây ra khi đi các phương tiện giao thông
 - Theo tranh SGK trang 42.
 - Chia nhóm (ứng với tranh) gợi ý thảo luận.
 + Tranh vẽ gì?
 + Điều gì có thể xảy ra?
 + Có lần nào em hành động như tình huống đo không?
 + Em khuyên các bạn trong tình huống đó thế nào?
 * Kết luận : để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước, không đi lại nô đùa. Khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè, không bám ở cửa ra vào không thò đầu tay ra ngoài . Khi tàu đang chạy.
 b) Hoạt động 2:
 Biết 1 số quy định khiđi các phương tiện giao thông
 - Treo tranh trang 43.
 - HD HS quan sát và nêu câu hỏi.
 + Bức tranh 1: hành khách đang làm gì? Ơû đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
 + Bức tranh 2: hành khách đang làm gì? Họ lên xe khi nào?
 + Bức tranh 3: hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải như thế nào? Oû trên xe ô tô?
 + Bức tranh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay bên trái của xe?
 * Kết luận: khi đi xe buýt chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
 c) Hoạt động 3:
 Củng cố kiến thức.
 - HS vẽ 1 phương tiện giao thông
 - 2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói về: 
 + Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ
 + Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?
 + Những điều lưu ý khi cần đi phương tiện giao thông đó.
 - 1 số HS trình bày trước lớp.
 - GV đánh giá.
4. Củng cố- Dặn dò: 
 - Về nhà xem lại bài
 - Chuẩn bị bài sau 
- HS lặp lại tựa bài
Thảo luận nhóm về tình huống được vẽ trong tranh.
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Làm việc theo cặp.
Quan sát.
Đứng ở điểm đợi xe buýt xa mép đường.
Hành khách lên xe khi xe dừng hẳn
Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ.
Đang xuống xe. Xuống cửa bên phải.
Làm vịêc cả lớp.
 - Một số HS nêu 1 số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH.
I.MỤC TIÊU: 
Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: tranh ảnh SGK trang 45. 47
HS: xem bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
 - KT việc chuẩn bị của HS 
 - Nhận xét 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu : 
 GV ghi tựa bài lên bảng
 a) Hoạt động 1: quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.
 - Yêu cầu : thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
 b) Hoạt động 2: nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
 Hỏi : Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của tổ quốc ( miền núi hay đồng bằng)
 Yêu cầu thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
Hỏi : từ những kết quả thảo luận trên các em rút ra được điều gì? ( những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau?)
GV kết lụân : như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của tổ quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 3: thi nói về ngành nghề
Phương án 1 : đối với HS nông thôn
 Yêu cầu HS các nhóm thi nói về ngành nghề ở địa phương mình.
Tên ngành nghề tiêu biểu của địa phương.
nội dung đặc điểm về ngành nghề ấy
Ích lợi của ngành nghề đó đối với quê hương, đất nước.
Cảm nghĩ của em về ngành nghề tiêu biểu đó của quê hương.
Phương án 2: đối với HS thành phố
Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm.
Cách tính điểm:
 + Nói đúng về ngành nghề : 5 điểm
 + Nói sinh động về ngành nghề đó : 3 điểm
 + Nói sai ngành nghề : 0 điểm
Cá nhân (nhóm) nào đạt được số điểm cao nhất thì là người thắng cuộc hđộng nối tiếp.
 - GV nhận xét cách chơi, giờ chơi của HS.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS sưu tầm tranh ảnh chuẩn bị cho tiết sau
- HS lặp lại tựa bài
Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả
 + Hình 1: trong hình là 1 người phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sở khác nhau
 + Hình 2 : trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng các cô là cái gùi nhỏ để đựng lá chè.
 + Hình 3: 
HS thảo luận cặp đôi trình bày kết quả
 + Hình 1, 2 : người dân sống ở miền núi
 + Hình 3, 4 : người dân sống ở miền trung du
 + Hình 5, 6 : người dân sống ở đồng bằng
 + Hình 7 : người dân sống ở miền biển
 HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả :
 + Hình 1 : nghề dệt vải
 + Hình 2 : nghề hái chè
 + Hình 3 : nghề trồng lúa
 + Hình 4 : nghề thu hoạch cà phê
 + Hình 5 : người dân làm nghề buôn bán trên sông
Cá nhân HS phát biểu ý kiến
 + Rút ra kết luận : mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau.
 + Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau, làm những ngành nghề khác nhau.
Làm việc theo cặp.
Quan sát.
Đứng ở điểm đợi xe buýt xa mép đường.
Hành khách lên xe khi xe dừng hẳn
Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ.
Đang xuống xe. Xuống cửa bên phải.
Làm vịêc cả lớp.
 - Một số HS nêu 1 số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT).
I.MỤC TIÊU: 
Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: tranh ảnh SGK trang 45. 47
HS: xem bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định: BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
 - KT việc chuẩn bị của HS 
 - Nhận xét 
3. Bài mới:
 ... 
-Vậy mặt trời có tác dụng gì?
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
-GV nêu 4 câu hỏi:
+ Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
+ Em nên làm gì để tránh nắng?
+ Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời?
+ Khi muốn quan sát mặt trời em làm thế nào?
-Yêu cầu HS trình bày.
*Tiểu kết: Không nhìn trực tiếp vào mặt trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.
*Hoạt động 4: Ai khỏe nhất
? Xung quanh mặt trời có những gì?
-GV giới thiệu các hành tinh trong hệ mặt trời.
-Tổ chức trò chơi: ai nhanh nhất?
Một HS làm mặt trời đứng quay tại chỗ và 7 em làm 7 hành tinh chuyển dịch mô phỏng hoạt động cảu các hành tinh trong hệ mặt trời. Khi HS chuẩn bị xong. HS nào chạy khỏe nhất sẽ thắng cuộc.
-GV chốt lại kiến thức: quanh mặt trời có rất nhiều hành tinh khác nhau (sao kim, mọc, thủy, hỏa, thổ, diêm vương tinh, hải vương tinh và trái đất). Các hành tinh đó đều chuyển động xung quanh mặt trời và được mô tả chiếu sáng và sưởi ấm nhưng chỉ có ở trái đất mới có sự sống
*Hoạt động 5: Đóng kịch theo nhóm
-Yêu cầu: các nhóm thảo luận và đóng kịch theo chủ đề khi không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều, có ai biết vì sao không?
+ Mùa đông thiếu ánh sáng mặtt rời cây cối thế nào?
*Chốt kiến thức: mặt trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng mặt trời làm ta bị cảm sốt và tổn thương đến mắt.
4. Củng cố – dặn dò:
	-Hôm nay các em học TNXH bài gì?
	-GV chốt lại 1 số kiến thức vừa học
	-Nhận xét tiết học
	-Chuẩn bị bài sau “Mặt trời và phương hướng”.
-5 em lên bảng vẽ (tô màu) về mặt trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó cả lớp hát bài “cháu vẽ ông mặt trời” 
-HS dưới lớp nhận xét vẽ của bạn đẹp/xấu, đúng/sai.
-Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến
-HS nghe và ghi nhớ.
-Không rất tối- vì khi đó không có ánh sáng mặt trời chiếu sáng.
- Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì mặt trời đã cung cấp sức nóng cho trái đất. 
-Chiếu sáng và sưởi ấm.
-HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.
-Nhóm nào xong trình bày trước. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
-HS trả lời theo hiểu biết: 
+Có mây, có các hành tinh
-HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em hỏi, các bạn trong nhóm trả lời)
-Vì có mặt trời chiếu sáng cung cấp độ ẩm.
-Rụng lá héo khô.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. MỤC TIÊU:
Nói được tên bốn phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: tranh minh họa, 5 tờ giấy bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc
	- HS: xem bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Oån định: BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
a) Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Gv treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết.
+ Hình 1: là cảnh gì?
+ Hình 2 là cnảh gì?
+ Mặt trời mọc khi nào?
+ mặt trời lặn khi nào?
+ Phương mặt trời mọc và mặt trời lặn có thay đổi không?
+ Phương mặt trời mọc và mặt trời lặn gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương đông - tây các em còn nghe nói đến phương nào?
GV nói: 2 phương đông - tây và nam - bắc. Đông - Tây, Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo mặt trời.
b) Hoạt động 2: Tìm phương hướng theo mặt trời
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh 67 SGK
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Bạn gái làm gì để xác định phương hướng?
+ Phương Đông ở đâu?
+ Phương Tây ở đâu?
+ Phướng Bắc ở đâu?
+ Phướng Nam ở đâu?
- Thực hành xác định phương hướng. Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
- Sau 4' gọi từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
c) Hoạt động 4: Trò chơi tìm đường trong rừng sâu.
- GV phổ biến luật chơi
+ 1 em làm mặt trời
+1 em làm người tìm đường.
+ 4 em làm bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc
- GV là người thổi còi lệnh giơ biển. Con gà trống biểu tượngmặt trời mọc - buổi sáng.
Con đom đóm: mặt trời lặn -buổi chiều.
- Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa mặt trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
- Gọi 6 HS chơi thử.
- Tổ chức cho Hs chơi ( 3- 4 lần) sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét bổ sung.
- Sau trò chơi GV tổng kết, yêu cầu HS trả lời 
+ Nêu tên 4 phương chính
+ Nêu cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
4. Củng cố:
	- Hôm nay TNXH các em học bài gì?
	- Mặt trời mọc ở phương nào và alựn ở phương nào?
	- Cho HS nêu lại cách xác địn phương hướng bằng mặt trời.
	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Vè xem lại bài
	- Chuẩn bị bài sau " mặt trăng và các sao".
- Cảnh ( bình minh) mặt trời mọc
- cảnh mặt trời lặn ( hoàng hôn)
- Lúc sáng
- Lúc trời tối
- Không thay đổi
- Phương Đông và phương Tây 
- Phương Nam và phương Bắc
- HS thảo luận theo tranh GV phát trả lời câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành xác định và giải thích.
- Đứng giang tay
- Ở phía bên tay phải
- Ở phéi bên tay trái
- Ở trước mặt
- Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU
Khái quát hình dạng , đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các tranh minh họa SGK
	- Một số tranh về trăng sao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
a) Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh chụp cảnh gì?
 + Emt hấy mặt trăng hình gì?
+ Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
+ Ánh sáng của mặt trăng như thế nào, có giống mặt trời không?
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của mặt trăng
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các nộ dung sau.
+ Quan sát trên baùa trời em thấy mặt trăng có hình dạng gì?
+ Em thấy trăng tròn nhất vào những ngày nào?
+ Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
-Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
* Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy mặt trăng có những hình dạng khác nhau. lúc hình tròn, lúc khuyết lưỡi liềmMặt tăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch 1 tháng một lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng ( những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
- GV cung cấp cho HS bài thơ.
- GV giải thích 1 số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm ( chỉ hìnhdạng của trăng theo thời gian)
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi các nội dung sau:
+ Trên bầu trời về ban đêm, ngoài mặt trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
+ Hình dạng cảu chúng thế nào?
+ Ánh sáng của chúng thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày.
* Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống mặt trăng nhưng xa trái đất, chúng là mặt trăng của các hành tinh khác.
4. Củng cố:
	- GV phát giấy cho HS yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng ( có trăng và các vì sao).
	- Sau 5' GV cho HS trình bày tác phamả của mình.
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Về xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài sau " ôn tập".
- Cảnh đêm trăng.
- Hình tròn.
- Chiếu sáng trái đất vào ban đêm
- Ánh sáng dịu mát, không chói chang như mặt trời.
- 1 nhóm HS nhanh nhất trình bày, các nhóm HS khác chú ý nghe nhận xét bổ sung.
- 1, 2 HS đọc bài thơ 
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng sáu thật trăng
-HS thảo luận cặp đôi
- Cá nhân trình bày.
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật , động vật , nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các tranh, sảnh trong SGK trang 68, 69.
	- Một số tranh về trăng sao - tranh có liên quan đến chủ đề.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
a) Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
	- Chuanả bị nhiều tranh liên quan đến chủ đề.
	- Chuẩn bị tên bảng 2 bảng ghi có nội dung như sau:
nơi sống
con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn dưới nước.
- Chia lớp thành 2 đội - GV phổ biến luật chơi
- GV nhận xét kết luận.
* Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
b) Hoạt động 2: An về nhà đúng
	- GV chuẩn bị tranh vẽ sau của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà ( mỗi đội 5 bức vẽ)
	- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
	- Phổ biến cách chơi: tiếp sức.
	- Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức , gắn hướng ngôi nhà.
	- Đội nào gắn đúng, nhanh thắng cuộc.
	- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bổ sung.
	- GV chốt lại kiến thức.
c) Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
- Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi
+ Em biết gì về baùa trời, ban ngày và ban đêm ( có những gì, chúng như thế nào?)
- Cho lớp thảo luận đi lại giúp đỡ các nhóm.
- Sau 7' cho các nhom trình bày kết quả.
+ Mặt trăng và mặt trời có gì giống nhau về hình dạng? có gì khác nhau 
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi các thành viên trả lời sau đó phân công ai nói phần nào. Chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch.
- Các nhóm trình bày trong khi nhom này trình bày thì nhóm khác nghe và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
	+Mặt trời và các sao có gì giống nhau không? ở điểm nào?
4. Củng cố:
	- GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài tập.
	- HS làm bài vào phiếu
1) Đánh dấu X vào trước các ô mà em cho là đúng
 	Mặt trời và mặt trăng đều ở xa trái đất.
 	Cây chỉ sống trên cạn và dưới nước.
	Loài vật có rất nhiều lợi ích.
	Trái đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao.
	Loài vật sống được ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
	Cây chỉ có ích lợi là che bóng mát cho con người.
	TRăng lúc nào cũng sáng.
2) Nối từng ô bên trái với 1 ô bên phải
Mặt trời
Tròn giống như 1 quả bóng lửa ở xa trái đất có tác dụng chiếu sáng và sưởi ấm trái đất.
Mặt trăng
Sống ở dưới nước trên mặt đất, cung cấp thức ăn cho người và động vật.
Thực vật
Sống tên cạn dưới nước, bay lượn trên không
Động vật
Có hình tròn ở xa trái đất, chiếu sáng trái đất.
3) Kể tên:
a/. 2 con vật sống trên cạn.
2 con vật sống dưới nước
b/. 2 loại cây sống trên cạn
2 loại cây sống dưới nước
c/. Nhìn lên baùa trời em thấy những gì?.
5. Dặn dò:
	-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài ( kiểm tra thi học kỳ I).
Thứ ngày  tháng  năm 
Tự nhiên xã hội
KIỂM TRA CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH (HKII).doc