Giáo án Tuần 10 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

Giáo án Tuần 10 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

I. Mục đích yêu cầu

 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 1

II. Đồ dùng D-H

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách tiếng việt 4,tập một(gồm cả văn bản thông thường).

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.

 

doc 9 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 10 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1- Tập đọc
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 1 
II. Đồ dùng D-H
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách tiếng việt 4,tập một(gồm cả văn bản thông thường).
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống. 
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bi
2. Kiểm tra tập đọc và HTL( khoảng 1/3 số HS trong lớp)
- HS: Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). 
-HS: đọc bi trong SGK(hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV: đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV: Nhận xt cho điểm theo qui định về kiểm tra đánh giá HS.
3. Bi tập 
* Bi tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể? Thuộc chủ điểm “thương người như thể thương thân”(tuần 1,2,3).
-GV: phát phiếu, HS lm bi theo nhĩm trn phiếu 
- Cả lớp và GV nhận xét theo các yêu cầu:
 + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
 + Lời trình bày có rõ ràng mặt lạc không ?
*Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin) đoạn văn tương ứng với các giọng đọc.
- GV: nhận xét, kết luận :
a/ Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến : 
Là đoạn cuối truyện Người ăn xin “Tôi chẳng biết làm cách nào. nhận được chút gì của ông lão”
b/ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết : 
-Là đoạn Nhà Trò ( truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình : “ Từ năm trước,  vặt cánh ăn thịt em”
c/ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe 
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò ( truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2 ) : “Tôi thét  phá hết các vòng vây đi không ?”
-HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. 
- HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn trên
4. Củng cố, dặn dò :
- GV: Nhận xt giờ học, nhắc HS:
 + Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
+ Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 - Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)
I. Mục tiêu: 
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và phù hợp với lòng dân.
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
-Ys nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng D-H
-Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thông nhất đất nước?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- T: Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ giờ học
2. Lê Hoàn lên ngôi vua
- HS: Làm việc cá nhân: đọc SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Tình hình nước ta sau khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Và sao Thái hậu họ Dương mời Lên Hoàn lên làm vua
+ Việc Lê Hoàn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
HS: Nêu ý kiến, T nhậ xét và chốt ý chính, ghi bảng.
3. Diễn biến cuộc kháng chiến
- HS: Làm việc theo nhóm 4: thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến dựa vào các câu hỏi sau:
	+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
	+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
	+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
	+Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
HS: Đại diện các nhóm lên chỉ vào lược đồ thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến
T: Nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hiện tốt.
T: Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến
4. Kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến
- HS: Trao đổi theo cặp để nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến: “ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho đất nước ta?”
- HS: Nêu ý kiến, T nhận xét, kết luận và ghi bảng ý nghĩa:
	+ Nền độc lập của đất nước được giữ vững
	+ Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
5. Củng cố dặn dò:
- T: Hãy nêu suy nghĩ của em sau khi học xong bài lịch sử này
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS học lại bài ở nhà và xem trước bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2- Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- HS: 2em lên bảng.
- Nêu cách vẽ hình vuông theo độ dài cho trước
	- Làm lại bài tập 1
B. Bài mới
*Bài 1:GV:vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
a) A b) A B 
	 M
 C B D C
-GV: hỏi thêm :
+So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
+Một góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
-GV: nhận xét sửa sai.
*Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài, GV vẽ hình ln bảng
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
-Tương tự với đường cao CB
-GV: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
-Vậy vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?( Vì AH khơng vuơng gĩc với cạnh đáy BC)
*Bài 3: HS đọc đề và thực hiện :
-HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm vo vở, 1 em vẽ bảng lớp, sau đó gọi HS nêu thứ tự từng bước vẽ của mình. 
-GV: nhận xét sửa sai.
*Bài 4: 
-HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB bằng 6cm, chiều rộng bằng 4cm.
-HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
-GV: Hướng dẫn HS xác định trung điểm N của cạnh BC, trung điểm M của cạnh AD, sau đó nối cạnh MN. A B
-HS: nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ.
-Nêu tên các cạnh song song với AB. M N
-GV: nhận xét sửa sai. 
 3.Củng cố,dặn dò: C D 
- GV: nhận xét giờ học, nhắc HS tự ôn thêm ở nhà về các dạng bài đã học
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt  hằng ngày một cách hợp lí. 
II. Đồ dùng D-H
- Thẻ màu cho HS
III. Các hoạt động D-H
1. Hoạt động1: Làm việc cá nhân ( Bài tập 1 SGK)
- HS: Đọc bài tập, suy nghĩ, nêu ý kiến trao đổi trước lớp
- GV: Nhận xét ý kiến HS, kết luận bài tập:
+ Các việc làm a, c,d là tiết kiệm thời giờ
+ Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
2. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp( Bài tập 4 SGK)
- Trao đổi nhóm đôi về việc mình đã sử dụng thời giờ như thế nào và thời gian biểu của mình trong thời gian tới
- HS: vài em trình bày trước lớp
- Lớp: trao đổi chất vấn, nhận xét. GV khen ngợi những em biết sử dụng thời giờ tiết kiệm, nhắc nhở những HS chưa biết tiết kiệm thời giờ.
3. Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu, các tranh vẽ đã sưu tầm được
- HS: Nối tiêp trình bày các tranh vẽ, bài viết đã chuẩn bị về chủ đề tiết kiệm thời giờ
- Lớp cùng GV trao đổi, tuyên dương những em sưu tầm tốt, giới thiệu hay.
- GV: kết luận chung:
+ Thời giờ là thứ quí nhất,cần sử dụng tiết kiệm.
 + Tiết kiêm thời giờ là sử dụngthời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí.
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV: Nhận xé giờ học, nhắc HS thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh họat và học tập hàng ngày.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 – Chính tả
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài);bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 
II. Đồ dùng D-H
 - Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép ( những câu cuối truyện Lời hứa) bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng ( để thấy cách viết ấy không hợp lí)
III.Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe- viết
- GV: Đọc bài lời hứa, chú giải từ: trung sĩ.
- HS: Đọc thầm bài văn, chú ý những từ mình dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại.
- GV: nhắc HS : ghi tên bài vào giữa dòng. Xuống dòng- đầu dòng viết hoavà lùi vào 1 ô vở.
- GV: đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định.
- GV: đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai.
- GV: Chấm 7- 10 bi, nhận xt, chữa bài
- HS:đổi vơ, soát lỗi cho nhau
- GV: nhận xét chung về bài viết của HS.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập
*Làm BT2:Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”, trả lời các câu hỏi :
- HS:đọc yêu cầu BT2, đọc cả câu hỏi
- HS: Từng cặp trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d, 
a/ Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ? 
b/ Vì sao trời đã tối em không về ? 
c/ Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì? 
- HS phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
d/ Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ? (-Không được. Trong mẩu truyện trên có 2 cuộc đối thoại – cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi đánh trận giả. Những lời đối thoại của em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng)
- GV dán bảng tờ phiếu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy :
*Bi tập 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng 
- HS: đọc yêu cầu BT3.
- GV: nhắc HS :
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7 (tr 68, SGK), tuần 8 (tr.78, SGK) để làm bài cho đúng.
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt.
- HS làm bài vào vở. 
- GV: phát phiếu riêng cho một vài HS.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa. GV dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải đúng cho vài HS đọc.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV: Nhận xt giờ học, nhắc HS:
Chuẩn bị : Tiết 3 kiểm tra lấy điểm tập đọc HTL. Luyện đọc các bài tập đọc là truyện thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.( Xem phần nội dung, nhân vật, giọng đọc.)
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2- Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật 
II. Các hoạt đọng D-H
* GV : tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài, kết hợp nhắc lại kiến thức cũ.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bsì tập
- Lớp: làm vầo bảng con, T kiểm tra kết quả
- HS: Nhắc lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ
* Bài 2: HS nêu yêuc ầu bài tập
- Lớp: tự làm bài vào vở, 2 em làm bảng lớp.
- GV: Chữa bài và hỏi HS: Em đã sử dùng tính chất gì của phép cộng để tính?
- HS: 2em nhắc lại tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
*Bài 3: HS: Đọc bài toán, T vẽ hình lên bảng:
-HS quan saùt hình vẽ và laøm baøi.
- GV: Nêu câu hỏi gợi ý:
+Hình vuoâng ABCD vaø hình vuoâng BIHC coù chung caïnh naøo ?
+Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu ? 
A B I
+Caïnh DH vuoâng goùc vôùi nhöõng caïnh naøo ?
+Tính chu vi hình chöõ nhaät AIHD. 
GV: Tổ chức chữa bài cả lớp 
 Bài giải: D C H
a) Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3 cm nên cạnh hình
vuông BIHC là 3 cm 
b) Trong hình vuông ABCD cạnh DC vuông góc với 
cạnh AD và BC. Trong hình vuông BIHC cạnh CH vuông góc với BC và IH. Mà DC và CH lf một bộ phận của DH (trong hình chữ nhật AIHD) . Vậy cạnh DH vuông góc với các cạnh HI; BC; AD.
c) Chiều dài hình chữ nhật là: 3 + 3 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật AIHD là: ( 6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
	Đáp số: 18 cm 
Baøi 4: 1 HS ñoïc ñeà baøi.
+Muoán tính ñöôïc dieän tích cuûa hình chöõ nhaät chuùng ta ñaõ bieát ñöôïc gì ?
+Baøi toaùn cho bieát gì ? Bài toán có dạng gì?
-Bieát ñöôïc nöõa chu vi cuûa hình chöõ nhaät töùc laø bieát ñöôïc gì ?
+Vaäy coù tính ñöôïc chieàu daøi, chieàu roäng khoâng? Döïa vaøo baøi toaùn naøo ñeå tính ?
- HS: Giải vào vở, T giúp đỡ những em yếu
- GV: Chấm bài một số em, chữa bài
III. Nhận xét dặn dò
-GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem kĩ các bài tập để tiết sau kiểm tra giữa 
kì I.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3- thể dục
GV bộ môn dạy
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4-Khoa học
Ôn tập: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Ôn tập các kiến thức về :
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .
	- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
	- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
	- Dinh dưỡng hợp lí.
	- Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng D-H
Các tranh ảnh, mô hình các loại rau củ, quả.
Phiếu học tập 
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
-Yeâu caàu 1 HS nhaéc laïi tieâu chuaån veà moät böõa aên caân ñoái.
B. Bài mới
1. Trò chơi: Chọn thức ăn hợp lí
- T: Hướng dẫn cách chơi
- HS: Chơi theo nhóm 5: Sử dung các tranh ảnh, mô hình mang đến để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
- HS: Các nhóm giới thiệu bữa ăn của mình. Nhóm khác nhận xét
-T: Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- T: Kết luận và nhắc HS về nói lại với người thân những gì đã học được qua hoạt động này.
2. Hoạt động 2: Thực hành ghi lại và trình bày:
10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÍ
- HS: Làm việc cá nhân: Đọc SGK và ghi ra giấy vắn tắ 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
- HS: nối tiếp trình bày trước lớp
- T cùng nhận xét và bổ sung
- T: Đính bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí, HS đọc lại.
3. Hoạt động tiếp nối
- T: Tổng kết toàn bộ bài ôn tập.Nhận xét giờ học
 -Daën HS veà nhaø moãi HS veõ 1 böùc tranh ñeå noùi vôùi moïi ngöôøi cuøng thöïc hieän moät trong 10 ñieàu khuyeân dinh döôõng.
 -Daën HS veà nhaø hoïc thuoäc laïi caùc baøi hoïc ñeå chuaån bò kieåm tra.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 – Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- Khâu viền được các đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II. Đồ dùng D-H
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột.
- Vải trắng, len, kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước. 
III. Các hoạt động D- H
A. Bµi cò: 
- GV kiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS.
B. Bµi míi: 
1. Giíi thiÖu bµi. 
2.Ho¹t ®éng 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV: giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mép vải. 
- HS tr¶ lêi,
- GV kÕt luËn: Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa. Đường khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
3.Ho¹t ®éng 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- HS: quan sát hình 1,2, 3, 4 nêu các bước thực hiện.
- HS: đọc mục 1 kết hợp với quan sát hình 1,2a, 2b tìm hiểu cách gấp mép vải.
- HS: thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên vải được ghim trên bảng. 
- HS: thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV: nhận xét.
- GV: hướng dẫn HS thao tác gấp mép vải đúng đường vạch dấu. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- HS: đọc mục 2, 3, quan sát 3, 4 trả lời các câu hỏi về thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- GV: hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- HS: thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhËn xÐt sù chuÈn bÞ tinh thÇn th¸i ®é häc tËp ,kÕt qu¶ thùc hµnh cña HS 
- H­íng dÉn HS chuÈn bÞ bµi tiÕt sau .
----------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc