Giáo án Tuần 7 Lớp 4

Giáo án Tuần 7 Lớp 4

Tuần : 7 TẬP ĐỌC : TRUNG THU ĐỘC LẬP

I.Mục tiêu: Bao la, man mác, vằng vặc, trăng ngàn

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II.ĐDDH: Rèn đọc câu dài : Trăng ngàn và gió núi bao la

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 20 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 7 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO ÁN TUẦN 7 Thứ hai
Tuần : 7
TẬP ĐỌC : TRUNG THU ĐỘC LẬP
Giảng : 4– 10 - 2010
I.Mục tiêu: Bao la, man mác, vằng vặc, trăng ngàn
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.ĐDDH: Rèn đọc câu dài : Trăng ngàn và gió núi bao la
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. KTBC: - Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi
- Hỏi câu 1, 2.
B. DẠY BÀI MỚI :
1/Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a.Luyện đọc : Phân đoạn cho HS đọc
Đoạn 1 : Năm dòng đầu 
Đoạn 2 : Từ “ Anh nhìn trăng .to lớn, vui tươi” Đoan 3 : Phần còn lại 
GV đọc diễn cảm toàn bài : Giọng nhẹ nhàng
b.Tìm hiểu bài
Đ1 /Câu hỏi 1 :
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
**Tìm từ đồng nghĩa với từ bao la ?
Đ2/ Câu 2
**Tìm từ láy có trong đoạn 2 (phấp phới, bát ngát)
- GV nói thêm : Kể từ ngày đất nước giành độc lập tháng 8/1945 – 30/4/1975. Từ năm 1975 ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đát nước. Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên đã hơn 50 năm trôi qua.
- Đoan 3/ Câu hỏi 3
Cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
LHệ : em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ như thế nào ?
3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Hướng dẫn các em đọc đoạn 2 và thể hiện diễn cảm.
4/ Củng cố, dặn dò :- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
- Bài sau : Vở kịch “Ở nhà vương quốc tương lai”.
- Đọc bài.
- Trả lời câu hỏi
- Một HS đọc tên 5 chủ điểm.
Đọc bài, đọc vỡ câu, vỡ đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2-3 em )
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng ngàn và gió núi bao lalàng mạc, núi rừng.
+ Dưới trăng, dòng thác đổ..to lớn, vui tươi.
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
 Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do độc lập.
Đọc cá nhân
Ước mơ đó đã thành hiện thực: có nhà máy, những con tàu lớn, đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ
Tuỳ HS trả lời
- 3 HS đọc tiếp nối nhau ba đoạn
- Cả lớp luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn
Anh rất yêu thương các em nhỏ, anh mơ ước cuộc sống các em tốt đẹp hơn.
Toán (31) : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu : Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
 + Đặt tính rồi tính : 37452 - 2615
 987062 - 506871
- HS làm BC
2. Bài mới : - Giới thiệu bài – Ghi đề bài :
-Bài 1 : GV viết phép tính 2416 + 5164 lên bảng, y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- GV nêu cách thử lại.
- Y/c HS thử lại phép cộng trên. 
- HS lắng nghe
 Bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng.
- HS làm phần b
 Bài 2: 
- GV nêu phép trừ : 6839 - 482
- GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ
Thử lại
- 3 em lên bảng lớp. Cả lớp làm vào bảng con.
 7580
 - 2416
 5164 
 6839
- 482
 6357 
- HS tự nêu được cánh thử lại phép trừ
- 3 HS làm bảng lớp
- Cả lớp làm bảng con.
- HS tự làm vào vở
Bài 3- Hỏi cách tìm x ở mỗi bài
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) X + 262 = 4848
 X = 4848 - 262
 X = 4586
a) X - 707 = 3535
 X = 3535 + 707
 X = 4242
 **Bài 4: So sánh núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét ? 
- HS làm bài. ( 715m)
Bài 5 : Trò chơi : Ai nhanh nhất
Nêu được số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
- HS ghi bảng con
3. Củng cố - Dặn dò :
- Ôn lại cách thực hiện tính cộng, trừ
Bài sau : Biểu thức có chứa hai chữ
Kể chuyện (7) : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Nghe và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
- Có những mong ước đẹp
+ gdmt: thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người 
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa từng đoạn truyện SGK/6
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe.
- 2 HS kể
2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài – Ghi đề bài :
- HS đọc đề bài
a) Giáo viên kể chuyện : 
- Gt tranh minh họa: + câu chuyện kể về ai? Nội dung truyện là gì ?
- Quan sát, đọc thầm, TLCH
- Kể mẫu toàn truyện lần 1
- Kể lần 2 : vừa kể vừa chỉ vào từng tranh và lời dưới mỗi tranh.
- HS lắng nghe
- Nghe và quan sát
b) Hướng dẫn kể chuyện :
 Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về 1 bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- Kể trong nhóm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
 Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- 4 HS kể tiếp nối (2L)
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện
- 4 HS kể
 Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện:
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Hoạt động trong nhóm
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có ý tưởng hay.
- Đại diện nhóm trình bày
 GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp cho họ ).
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố - Dặn dò : 
 Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ?
**Nếu có điều ước, em sẽ ước những gì ?
- Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Những điều cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Đạo đức (7) : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA 
I. Mục đích yêu cầu : Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của 
- Biết sử dụng tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,  trong sh hằng ngày.
* Câu 1, 2 (thay đổi theo nội dung sửa đổi), bài tập 2 : Bỏ
II. Đồ dùng dạy học :- Thẻ xanh-đỏ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
 + HS xung phong tham gia chơi trò chơi phỏng vấn.
 + Việc nêu ý kiến của em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
2. Bài mới :
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin.
- HS xung phong 
- HSTL
- GV y/c HS đọc các thông tin trong SGK và trao đổi câu hỏi: Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
- HS thảo luận cặp đôi
 + Họ tiết kiệm để làm gì ?
- Hs tự trả lời
 + Tiền của do đâu mà có ?
 + Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì?
- Do sức lao động làm ra.
Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động của con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động. Vì vậy có câu ca dao :“Ở đây một hạt cơm rơi
 Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
b) Hoạt động 2 : Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- Bày tỏ ý kiến thái độ
- Y/c HS giải thích về lí do lựa chọn của nhóm mình.
-HS thảo luận nhóm 2, bày tỏ thái độ về các ý kiến trong BT1.
- HS đưa thẻ xanh, đỏ.
- BT3 :- Y/c HS thảo luận chọn 1 cách giải quyết hoặc đưa ra cách giải quyết tốt hơn. 
+ Ví dụ về cách sử dụng tiền của một cách hợp lí.
** Khi người ta giàu có rồi có nên tiết kiệm tiền của không ?
- GV chốt lại, cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- HS tự nêu 
- HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò :
- Đọc câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm tiền của.
- Về quan sát trong gia đình em và liệt kê lại các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng sau :
- Thi giữa các nhóm.
STT
Việc đã tiết kiệm
Việc chưa tiết kiệm
Bài sau : Tiết kiệm tiền của (tt)
Thứ ba
Tuần : 7
CHÍNH TẢ (7) : GÀ TRỐNG VÀ CÁO
Giảng : 5– 10 - 2010
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
	- Nhớ - viết chính xác, đẹp đoạn từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn  làm gì được ai trong truyện thơ Gà trống và Cáo.
	- Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu có vần ươn/ương, các từ hợp với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - BT 2b viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
- GV đọc : phe phẩy, thỏa thuê, tỏ tường, dỗ dành, nghĩ ngợi, phè phỡn 
- HS đọc
2. Bài mới :
-a/ Giới thiệu bài : 
 b) Hướng dẫn nghe và viết chính tả :
- Đọc bài thơ
- Đàm thoại từ khó : loan tin, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng, khoái chí, gian dối
+ Viết bảng con : khoái chí, gian dối, quắp đuôi
c/ Bài tập 2b, 3b
- HS đọc thuộc bài thơ
- Đánh vần
Viết BC
Thảo luận nhóm 2
 d) Viết chính tả :
 + Bài viết thuộc thể văn gì ?
- Y/C HS nêu cách trình bày bài viết.
- Y/C HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Y/C HS viết bài.
- Thu chấm 5-7 em, nhận xét bài viết của HS.
- HD HS chữa bài trên bảng.
- HSTL
- HS nêu
- 3-5 HS đọc
- HS viết theo trí nhớ
1em viết bảng lớp
Đổi vở chấm chéo
e) Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 2b : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- 1 HS đọc
- Chia lớp thành 2 đội, y/c HS chơi tiếp sức điền từ lên bảng, đội nào điền đúng, nhanh thì đội đó thắng.
- HS tham gia chơi
* Lời giải đúng : Thứ tự các từ cần điền : lượn - vườn - hương - dương - tương - thường - cường.
 Bài 3b :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- 2 HS đọc
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và tìm từ
- Thảo luận, làm bài
* Lời giải đúng : b, vươn lên - tưởng tượng
- HS đặt câu
3. Củng cố, dặn dò:
Bài sau : Trung thu độc lập
- Về nhà làm BT 2a, 3a
TOÁN: ( Tiết 32) BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ, giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
	- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết 31
- 2 HS lên bảng làm bài
2. Bài mới:- Giới thiệu bài : 
a) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ :
nêu bài toán ví dụ
 + Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- HS thảo luận nhóm 2
- Treo bảng số và hỏi : Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
 ... m nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học :Tìm hiểu về tên trường, tên đường nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
 + Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? Nêu lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có kết quả ntn?
- 3 HSTL
2. Bài mới :- Giới thiệu bài – Ghi đề bài : 
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Ngô Quyền.
 + Ngô Quyền là người ở đâu ?
- HSTL
 + Ông là người ntn ?
- HSTL
 + Ông là con rể của ai ?
- HSTL
b) Hoạt động 2 : Trận Bạch Đằng.
- HS thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu 2 nhóm thảo luận CH:
 + Vì sao có trận Bạch Đằng ?
Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ Ngô Quyền đem quân đánh báo thù. Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền giết KCT Và chuẩn bị đón đánh quân NH.
 + Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu ? Khi nào?
 + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
- NQ đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu vót nhọn,bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng lợi dụng lúc thuỷ triều lên che lấp các cọc nhọn cho quân mai phục khi thuỷ triều lên nhử quân Nam Hán vào. Khi thuỷ triều xuống thì đánh,quân Nam Hán không chống cự nổi, chết quá nữa .Hoàng Tháo tử trận.
 + Kết quả của trận Bạch Đằng ?
Thảo luận nhóm 2
c) Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
+ Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa ntn?
Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa. Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của bọn PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài.
- GV : Với chiến công hiển hách như trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây. 
3. Củng cố - Dặn dò :+ Em biết ở thành phố có tên đường, tên trường nào nhắc đến sự kiện hoặc nhân vật lịch sử này không? 
- HS tự nêu
Thứ sáu
Tuần : 7
Tập làm văn (14) : 
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Giảng : 8– 10 - 2010
I. Mục đích yêu cầu :
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
 - Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt
	- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài – Ghi đề bài : 
- HS đọc đề bài
* Hướng dẫn làm bài tập:
- GV đọc đề bài, phân tích đề, gạch chân: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Lắng nghe
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 
- 2 HS đọc.
- Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
- Tiếp nối nhau trả lời
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- HS viết ý chính ra vở nháp và kể lại cho bạn nghe. 
- HS nghe, góp ý, bổ sung cho chuyện của bạn.
- Tổ chức cho HS thi kể
- HS thi kể trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn kể. GV sửa lỗi câu, từ cho HS.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, sinh động.
- Về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.
Bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện.
 TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I Mục tiêu :Giúp HS 
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
	- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài nhà
- 1 em nữa viết một biểu thức có chứa ba chữ tùy ý.
II. Bài mới : 
1/ Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng : 
- GV kẻ bảng như SGK lên bảng
-Cho HS nêu giá trị cụ thể a, b, c rồi tính giá trị và so sánh kết quả tính.
Sau khi HS làm đủ 3 dòng. GV nói qua 3 ví dụ trong bảng ta thấy giá trị của ( a + b ) + c và của a + ( b + c ) luôn luôn bằng nhau, ta viết :
( a + b) + c = a + ( b + c)
- GV lưu ý thêm : Khi phải tính tổng của ba số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải 
a + b + c = ( a + b ) + c
hoặc a + b + c = a + (b + c )
Tức là : a + b + c = ( a + b ) + c = a + (b + c )
2/Thực hành: 
Bài 1 : Cho HS đọc thầm yêu cầu bài. 
a) 3254 + 146 + 1698 4400 + 2148 + 252
= 3400 + 1689 = 4400 + 2400
= 6800 = 5098
* *HS giải thích cách làm.
Bài 2 :- Bài toán cho biết gì ?
+ Ngày đầu nhận 75000 đồng
+ Ngày thứ hai nhận 86950000 đồng
+ Ngày thứ ba nhận 14500000 đồng
- Bài toán hỏi cái gì ?
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận bao nhiêu tiền ?
- Có thể giải cách khác :Lấy ngày 1 + ngày thứ 3 Tìm cả 3 ngày
 3. Củng cố, dặn dò: Viết lại biểu thức tổng quát về tính chất kết hợp của phép cộng.
- 1 em làm câu a và 1 dòng của câu b
- 1 em làm 2 dòng còn lại của câu b
a = 5, b = 4, c= 6. Vậy ( a + b ) + c = ( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15 
 a + (b + c ) = 5 + (4 + 6) = 5 +10 = 15 
- Cả lớp tập viết vào bảng con . Rồi diễn đạt bằng lời : “ khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba”.
- Gọi 5 – 6 em nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. (HS có thể nhìn SGK để đọc, để nói)
- HS đọc thầm và yêu thực hiện bài làm vào vở.
- Gọi HS làm xong nhanh nhất lên làm trên bảng lớp. Rồi cả lớp sửa bài.
- 2 HS đọc đề bài
- Trả lời tìm hiểu đề. Rồi tự giải vào vở.
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền :
75500000+86950000=162450000(đồng) 
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền
1624500000+14500000=176950000(đồng)
 Đáp số : 176950000( đồng )
Khoa học (14) : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học, HS có thể :
 - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này.
 - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
 - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
 * gdmt: Hiểu: Giữ môi trường sạch sẽ cũng góp phần phòng chống bệnh đường tiêu hoá
II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
 + Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ?
 + Nêu các cách để phòng tránh béo phì ?
 + Em đã làm gì để phòng tránh béo phì ?
- 3 HSTL
2. Bài mới :
a) HĐ 1 : Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy ?
+ Khi đó sẽ cảm thấy thế nào ?
- HSTL
Lo lắng, khó chịu, mệt mỏi...
+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác?
- tiêu chảy, ỉa, lị
- Giảng thêm về triệu chứng của một số bệnh tiêu chảy, tả, lị.
- HS lắng nghe
 + Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm ntn ?
- HSTL
KL : Các bệnh trên rất nguy hiểm. Mầm bệnh rất dễ phát tán lây lan gây ra dịch bệnh. 
b) HĐ 2 : Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Nhóm 1, 2 : Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
- Quan sát hình/30,31 SGK và nêu tên từng hình.
 Nhóm 3, 4 : Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa ? Tại sao ? 
+ Những ng.nhân chính nào gây ra bệnh đường tiêu hoá?
- GV: các bệnh trên chủ yếu lây qua đường ăn uống
Hình 1, 2, do tay bẩn, uống nước lả.
Ăn uống không hợp vệ sinh.
 Nhóm 5, 6 : Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? Tại sao ? 
Uống nước đã đun sôi, vệ sinh tay trước khi ăn...
+ Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ? 
+ Vì sao phải diệt ruồi?
- HS nêu
GD : Giữ vs môi trường sạch sẽ cũng góp phần phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK/31
- 1 HS đọc 
3. Củng cố - Dặn dò :
Tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá :
A. Tiêu chảy B. Cảm cúm C. Lị
Nguyên nhân gây ra :
A. Ăn sạch B. Uống sạch C. Ăn, uống không hợp vệ sinh
Dùng thẻ A, B, C
Bài sau : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
 SINH HOẠT LỚP 
 1. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Trường, Thanh, Quân
- Một số em chưa làm bài tập: Anh, Đại Vương, Trung Vương
- Một số em còn nghịch trong lớp: Việt, Đại
- Một số em quên khăn quàng: Thu
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: T Vương, ĐạiVương, An, Quý, Thảo, Nghĩa.hăng hái phát biểu XD bài 
2. Tuần đến:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
 3/ Học An toàn giao thông bài 3 (t2): Đi xe đạp an toàn 
I. Mục tiêu:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đễ đi nhưng phải dảm bảo an toàn, hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có được đi xe đạp ra phố.
- Biết những quy định của GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- Giáo dục HS khi đi đườngchấp hành đúng Luật GTĐB và đảm bảo ATGT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hai xe đạp cỡ nhỏ: một xe an toàn, một xe không an toàn.
- Sơ đồ một ngã tư vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính(ưu tiên).- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ, yêu cầu:
+ Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng, hướng đi sai.
+Chỉ trong tranh những hành vi sai( có nguy cơ gây tai nạn).
 -Để đảm bảo an toàn người di xe đạp phải đi như thế nào?
HĐ3: Trò chơi giao thông 12’
 -Cho HS ra sân trường, kẻ đường đi trên sân trường với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố trí các tình huống đẻ HS đi.
- Khi HS thực hành GV chó ý theo dõi và nhắc nhở thường xuyên để dảm bảo an toàn.
Củng cố- Dặn dò:
-GV nhấn mạnh để HS nhớ những qui định đối với người đi xe đạp khi đi đường và hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 7(1).doc