Giáo án Tuần 7 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

Giáo án Tuần 7 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

I. Mục đích yêu cầu

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn với phù hợp với nội dung.

 - Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em và của dất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Kỹ năng sống:

- Kĩ Năng tự nhận thức

- Kĩ Năng lắng nghe tích cực

- Kĩ Năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Đồ dùng D-H

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh ảnh về thành tựu đổi mới của đất nước.

 

doc 27 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 7 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 - Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
 (Thép Mới)
I. Mục đích yêu cầu
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn với phù hợp với nội dung. 
	- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em và của dất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng tự nhận thức
-	Kĩ Năng lắng nghe tích cực
-	Kĩ Năng tìm kiếm và xử lí thông tin
III. Đồ dùng D-H
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Tranh ảnh về thành tựu đổi mới của đất nước.
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời câu hỏi:
+ Em thích chi tiết nào trong truyện nhất? Vì sao?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì? 
- GV: nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
+ Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- HS: trả lời. quan sát tranh minh họa chủ điểm nói lên điều gì?
- GV: giới chủ điểm: Mơ ước là quyền của con người giúp con người hình dung ra tương lai và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- GV: giới thiệu bài đọc: Trung thu độc lập. HS quan sát tranh minh hoạ ở SGK.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV: chia đoạn bài đọc:
+ Đ1: Đêm nay  dến các em
+ Đ2: Anh nhìn trăng  đến vui tươi
+ Đ3: Trăng đêm nay  đến các em
- Lượt 1:
- Lượt 2: GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm các từ khó đọc: man mác,vằng vặc, chi chít.
- Lượt 3: GV kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng câu cảm, nghỉ hơi đúng tự nhiên trong câu văn: “Đêm nay  nghỉ tới các em” và câu “Anh mừng cho các em  đến với các em”. Nghỉ hơi dài sau dấu chấm lững cuối câu: “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ”
- Lượt 4: GV yêu cầu HS đọc chú giải tìm hiểu nghĩa các từ khó. GV giải nghĩa từ vằng vặc.
- Lượt 4: Tìm hiểu giọng đọc toàn bài 
- HS: luyện đọc theo cặp.
- GV: đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài: 
- GV: yêu cầu HS thành lập theo nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Hãy đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK (Các nhóm có thể tự đưa thêm câu hỏi tìm hiểu bài)
- Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và chỉ dẫn thêm.
- GV: tổ chức cho HS trình bày kết quả
Đoạn 1: 
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em vào thời điểm nào?
+ Đối với thiếu nhi, Tết trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. HS khác bổ sung nhận xét.
- GV: Vẽ đẹp của đêm trăng trung thu và đặc biệt là vẽ đẹp đầy ý nghĩa của trung thu độc lập đầu tiên.
Đoạn 2: 
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
+ Vẽ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập
- GV: Kể từ ngày đất nước giành được độc lập năm 1945 ta đã chiến thắng 2 đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Từ năm 1975 ta đã bát tay vào sụ nghiệp xây dựng đất nước. Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên, đã hơn 50 năm trôi qua.
+ Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống vớ imong ước anh chiến sĩ năm xưa?
- GV: cho HS xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây. 
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- HS: phát biểu, GV chốt lại ý kiến của HS.
c) Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn.
- GV: hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV: đọc mẫu.
+ Luyện đọc theo nhóm 2.
+ Một số HS thi đọc trước lớp.
+ GV: nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
+ Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- HS: trả lời, GV ghi bảng nội dung.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 - Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS:3 em lên bảng làm bài tập 1,2.
- GV: Kiểm tra vở bài tập của HS.
B. Bi mới
* GV: tổ chức hướng dẫn HS v cho cc em tự lm bi rồi chữa bi.
*Bài 1:
- GV: ghi ví dụ lên bảng: 2 416 + 5 164
- HS nêu cách thực hiện và thực hiện bài toán.
- HS nêu cách thử một phép tính cộng v thực hiện phép thử lại.
- HS thực hiện phần bài vào vở
- GV nhận xét sửa sai.
*Bài 2: GV: ghi ví dụ lên bảng: 6 839 – 482 
-HS nêu cách thực hiện và lên thực hiện.
-HS nhận xét và nêu cách thử lại phép tính trừ.
-HS: Tương tự làm phần còn lại vào vở
*Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề va thực hiện:
-HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết.
- HS: Tự làm bài vào vở, GV hướng dẫn cho HS 
*Bài 4: 1 HS đọc đề.
Bài tốn cho chúng ta biết gì?
Bài tốn yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Muốn biết ngọn núi nào cao hơn, chúng ta làm như thế nào?
- HS thực hiện vo vở. GV chăm bài một số em và gọi HS lên bảng chữa bi
*Bài 5:HS đọc đề và thực hiện nhẩm tính:
+Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999.
+Số bé nhất có năm chữ số là: 10 000.
+Hiệu của hai số này là: 89 999.
3. Củng cố dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập vừa luyện.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 – Lịch sử
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
I. Mục tiêu:
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
II. Đồ dùng D-H
- Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động D-H
	A. Bài cũ 
	- 2 HS ln bảng:
- Nêu nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
B.Bi mới :
1.Giới thiệu bài:
2. Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng
 *Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
-Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
-GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk trả lời các câu hỏi
+Ngô Quyền là người ở đâu ?Ông là người như thế nào ?Ông là con rể của ai ?
-GV: nhận xét bổ sung.
+Vì sao có trận Bạch Đằng ?( Quân Nam Hán xâm lược nước ta. Vì ci chết của Dương Đình Nghệ
3. Diễn biến trận Bạch Đằng.
- HS: Thảo luận theo nhĩm 4 để thuật lịa diễn biến trận Bạch Đằng theo câu hỏi gợi ý:
+Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu, khi nào ?
+Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
+Kết quả của trận Bạch Đằng ?
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- GV: tổ chức cho HS thi nhau tường thuật lại trận Bạch Đằng.
- GV: nhận xét tuyên dương.
4.Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
+Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì?
+Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta?
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền lên ngôi đã chấm dứt thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
5.Hoạt động kết thúc 
- HS nêu lại nội dung bài
- GV: Nhận xét dặn dò.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Đạo đức
TIEÁT KIEÄM TIEÀN CUÛA (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
	- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
	- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
	- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong cuộc sống hàng ngày.
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng tự nhận thức
-	Kĩ Năng xác định giá trị
III. Đồ dùng D-H
 	 -Bảng phụ. Thẻ mu
IV. Các hoạt động D-H
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
 - HS thảo luận nhóm cặp đôi: HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS thảo luận nhóm và cho biết em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
-Yêu cầu HS trả lời.
+ Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
+ Họ tiết kiệm để làm gì? Tiền của do đâu mà có?
2.Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
-HS làm việc các nhóm bày tỏ ý kiến
(đỏ = tán thành, xanh = không tán thành, vàng = còn phân vân )
- GV: Lần lượt nu từng ý kiến, HS dng thẻ mu để by tỏ ý kiến
- GV: Yu cầu 1 số HS giải thích cho ý kin của mình
* Kết luận
+Tán thành : câu 3, 4, 5, 6, 7, 8. hông tán thành : câu 1, 2, 9, 10.
+Vậy em hiểu thế nào là tiết kiệm tiền của?
3.Hoạt động 3 :Em có biết tiết kiệm ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là không tiết kiệm tiền của.
+Yêu cầu HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét chốt lại bài học.
4.Hoạt động thực hành.
- GV: yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến bài học và biết cách tiết kiệm tiền của.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiết 1- Chính tả
Nhớ - viết: GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I. Mục đích yêu cầu
- Nhớ- viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2 a, 3 a.
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng tự nhận thức
-	Kĩ Năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng D-H
- Vở bài tập tiếng Việt
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ: 
- GV: đọc cho HS viết vào bảng con: phe phẩy, dỗ dành, nghĩ ngợi, sung sướng.
- GV: nhận xt tiết học
B.Bài mới .
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS nhớ viết
- HS: 1em đọc thuộc lịng đoạn thơ cần viết
- HS: thảo luận nhóm đôi để tìm ra các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
( phách, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối,...)
+ HS: Nêu cách trình bày bài thơ, GVnhận xt v nhắc HS chú ý khi trình bày bài thơ
*Viết chính tả.
-HS nhớ lại và viết vào vở
*Soát lỗi và chấm bài
- GV: yêu cầu HS đổi vở cho nhau và soát lỗi bài bạn.
- GV:Chấm bài của 7 em. Nhận xét bài viết của HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Bài 2a:
-HS đọc yêu cầu bài 2a
- HS: Làm bài theo nhóm 2, đại diện vài cặp trình by trước lớp
-GV: Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
- HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
*Bài 3a:
- HS đọc yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm đôi và điền từ.
- HS đọc định nghĩa và các từ đúng.
- HS đặt câu với từ vừa tìm  ... ố thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với số thứ hai và số thứ ba.
	- GV: giới thiệu viết và nói như trên là nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
	- GV lưu ý: Khi tính tổng của ba số a + b + c ta có thể tính từ trái sang phải: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c) 
a + b + c = a + b) + c = a + (b + c)
2. Thực hành
	Bài 1: 
	- HS: đọc yêu cầu.
	- HS: làm bài cá nhân.
	- 2HS lên bảng chữa bài: 
	a ) 3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698
	 = 5098 
	- HS: giải thích cách làm.
Bài 2: 
- HS: tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75 500 000 + 86 950 000 = 162 450 000 (đồng)
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
162 450 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đồng)
Đáp số : 176 950 000 đồng
- HS: thảo luận tìm giải cách khác dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng
- Các nhóm trình bày cách giải khác.
- GV: nhận xét, kết luận.
Bài 3: 
- HS: đọc yêu cầu.
- HS : làm bài cá nhân.
- HS: chữa bài.
a ) a + 0 = 0 + a .
b ) 5 + a = a + 5.
c ) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30.
3. Củng cố, dặn dò
- GV: nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở BT.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 – Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng Kĩ năng tự nhận thức, tự trọng và tự tin bản thân, xác định giá trị
Kĩ Năng Thể hiện sự cảm thông
Kĩ Năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
II. Đồ dùng D-H
	- Bảng phụ viết sẳn đề bài gợi ý.
III. Các hoạt động D-H
Bài cũ:
- 2 HS: đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- GV: nhận xét ghi điểm
Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS: đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- GV: hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của bài.
+ Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gan.
+ HS: đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ trả lời.
- HS: làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện thi giữa các nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS: viết vào vở.
- Một vài HS đọc bài viết của mình.
- GV: nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, đặn dò
- GV: nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 – Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
I. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của ban cán sự lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Một số em có biểu hiện vi phạm đạo đức: Cảnh,...
 b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Thành, Thái, Tùng,...
- Sách vở, đồ dùng học tập đã đầy đủ.
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Hoa, Bảo
c.Lao động vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
d. Chi đội sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 9:
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Học các động tác đội hình đội ngũ của đội
- Ôn các bài múa, tập thể.
b. Học tập: 
- Tiếp tục hưởng ứng đợt thi đua
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
- Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu, kịp thời báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.
----------------------------------a&b------------------------------
Ký duyệt:
BUỔI CHIỀU
TUẦN 7
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 – Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS: luyện tập về phép trừ
- Luyện tập về tìm số trung bình cộng và giải toán có lời văn
II. Đồ dùng D-H
- Vở Bài tập toán 4- Tập 1
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
* GV: Sử dụng vở bài tập Toán 4 - Tập 1, tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Tự làm bài vào vở, GV kiểm tra, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- HS: 3 em chữa bài bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài 2: 
- HS: Nêu số lớn nhất và số bé nhất có 4 chữ số và tự tìm hiệu
- HS: 1em nêu và thực hiện phép trừ trên bảng lớp
VD: Số lớp nhất có 4 chữ số là: 9999
 Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000
 Hiệu giữa chúng là: 9999- 1000 = 8999
* Bài 3: HS nêu bài toán
- HS: 1 em lên bảng tóm tắt bài toán
- Lớp tự giải bài toán vào vở
- GV: Kiểm tra và chữa bài
- Chẳng hạn: 	Bài giải
	Số đường ngày thứ hai bán được là:
	2632 – 264 = 2368 (kg)
	Cả hai ngày bán được số đường là:
	2632 + 2368 = 6000(kg)
	Đổi: 6000 kg = 6 tấn 
	Đáp số: 6 tấn
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: a) Trung bình cộng của hai số là 9. Tìm tổng hai số đó?
	 b) Trung bình cộng của ba số là 5. Tìm tổng ba số đó?
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
	Biết điểm hai bài kiểm tra toán của An là điểm 6 và điểm 8. Hỏi điểm bài kiểm tra toán thứ ba của An phải là bao nhiêu để điểm trung bình của ba bài kiêmtra toán của An là điểm 8?
HS: Suy nghĩ, tự giải vào vở.
GV: Tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng
Bài giải
Tổng số điểm của 3 bài kiểm tra của An là:
8 x 3 = 24(điểm)
Tổng số điểm hai bài kiểm tra đầu của An là:
6 + 8 = 14(điểm)
	Vậy để có điểm trung bình là 8 thì điểm bài kiểm tra thứ ba của An phải là:
24 – 14 = 10 (điểm)
	Đáp số: 10 điểm.
* Nhận xét, dặn dò:
- GV: Nhận xét về tinh thần, thái độ họctập của HS, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2011
Tiết 2 – Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS luyện tập củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Củng cố về diện tích hình chữ nhật
II. Đồ dùng D-H
- Vở bài tập toán 4 tập 1
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
*GV: tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: suy nghĩ làm bài vào vở
- HS: 2em chữa bài bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét chốt kết quả đúng
Chẳng hạn: 26 + 41 = 41 + 26 a + 0 = 0 + a = a.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV: Dùng tính chất giao hoán để thử lại là làm thế nào?
- GV cùng HS thực hiện câu a: 	695 Thử lại: 137
	 	 + 137 + 695
	832 832
- Lớp: Làm phần còn lại vào vở.
	* Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Tự nhớ lại công thức tính chu vi hình chữ nhật để chọn câu trả lời đúng
Đáp án đúng là: D.(a +b) x 2
GV: Yêu cầu HS giải thích: Đáp án D đúng vì chu vi hình chữ nhật = (a +b) x 2
* Bài 4
- HS: Quan sát hình vẽ ở SGK, đối chiếu hình vẽ và điền vào chỗ chấm dưới các hình
- HS: Nối tiếp nhau nêu câu trả lời, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 3 + 4 = 4 + ...	 	b) 5 + 10 + 7 = 7 + ... + 10
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
a )Viết công thức tính chu vi P và diện tích S của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b. Áp dụng tính P, S với a = 15 cm, b = 6 cm.
b ) Viết công thức tính chu vi P của tam giác có độ dài ba cạnh là a, b, c. Áp dụng tính P với a = 64 cm, b = 75 cm, c = 80 cm.
c ) Viết công thức tính chu vi P của tứ giác có độ dài bốn cạnh là a, b, c, d. Áp dụng tính P với a = 36 cm, b = 47 cm, c = 64 cm, d = 53 cm.
* Nhận xét dặn dò
- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
	----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 - Luyện Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I.Mục tiêu
- Luyện tập củng cố về cách xác địng danh từ, danh tà chung, danh từ riêng
- Hệ thống các từ thuộc chủ điểm Trung thực- tự trọng
II. Các hoạt động D-H
*Bài tập 1: Xác định các danh từ có trong đoạn văn sau:
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 m so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
- HS đọc bài tập
- HS: Nối tiếp 2 em nhắc lại Thế nào là danh từ?
- HS: Trao đổi trong nhóm đôi và làm bài vào vở, GV kiểm tra hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu
- HS: 2em làm bài bảng lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Các danh từ có trong bài là: hồ, Ba Bể, vách đá,mét, nước biển, chiều dài, buổi, thuyền độc mộc, ngọn núi, Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
* Bài tập 2: Tìm các danh từ riêng có trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả
	Núi non hùng vĩ
	Vượt hai con sông hùng vĩ của miền bắc, qua đất tam đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình , băng qua dãy hoàng liên sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh phan- xi – păng. Mây ô qui hồ đang đội mũ cho phan –xi – păng. Hết đèo ô qui hồ là sa pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng lào cai.
- HS: Đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở
- GV: Kiểm tra, gợi ý thêm cho những HS còn yếu
- HS: 2em chữa bài bảng lớp, lớp nhận xét, so sánh
- HS: Chữa bài theo kết quả đúng: Bắc, Tam Đường, Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng, Ô Qui Hồ, Sa pa, Lào Cai
* Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau: Trung thực,trung hậu, trung kiên, trung thành
Với HS giỏi: Viết đoạn văn nói về lòng trung thực trong đó có sử dụng một số từ trên
- GV: Hướng dẫn cách làm bài
- HS làm bài vào vở
- HS: Những em thuộc diện đặt câu nối tiếp nêu câu của mình trước lớp.
- GV: nhận xét, chữa nhanh những câu chưa chính xác, ghi bảng một số câu hay để cả lớp học tập
	VD: Nhân dân miền Nam một lòng trung kiên với cách mạng.
	 Phụ nữ Việt Nam vốn trung hậu, đảm đang
- HS: Những em thuộc diện viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét, biểu dương những em có đoạn văn viết tốt.
III. Củng cố dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
 ----------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc