Giáo án Tuần 9 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 9 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 17 : Thưa chuyện với mẹ

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn dể kiếm sống giúp mẹ.Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là cính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 9 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 17 : Thưa chuyện với mẹ
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn dể kiếm sống giúp mẹ.Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là cính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 2 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
GV đặt câu hỏi cho HS lần lượt trả lời câu hỏi:
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- HS đọc thầm toàn bài nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ ccon:
Cách xưng hô: đúng thứ bậc trong gia đình
Cử chỉ lúc trò chuyện thân mật, tình cảm, mẹ xoa đầu Cương
Cương lắm tay mẹ nói thiết tha.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. 
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết 2.
toán.
 Tiết 41 Hai đường thẳng song song
 I.mục tiêu Giúp HS :
- Giúp HS nhận biết được 2 đường thẳng song song.
- Biết 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng con.
 III.Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: - GV đưa hình vuông ABCD.
 - HS tìm các cặp cạnh vuông góc. 
2.Dạy – học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài. 	 
2. Tìm hiểu bài. 
- Giới thiệu 2 đường thẳng song song. C E D 
- HS quan sát hình chữ nhật ABCD, đọc tên hình. 
- HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc xem là góc gì ? A B
- HS dùng thước thẳng kéo dài 2 cạnh AB và CD về 2 phía và được 2 đường thẳng.
- HS nhận xét về 2 đường thẳng này ? ( không bao giờ cắt nhau )
- GV : Vậy 2 đường thẳng này song song.
- HS lấy ví dụ về 2 đường thẳng song song .
3. Luyện tập
Bài tập 1
- HS nêu yêu cầu .
- HS quan sát hình chữ nhật ABCD và nêu tên các cạnh song song.
- Trình bày bài, nhận xét , chữa bài.
+ Hình chữ nhật ABCD có : AB song song với DC
 AD song song với BC
+ Hình vuông MNPQ có : MN song song QP
 MQ song song NP.
Bài tập 2 
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát hình vẽ. Tìm xem cạnh BE song song với những cạnh nào.
+ BE song song với AG ; CD.
Bài tập 3
- HS quan sát hình vẽ và trả lời.
 + Hình MNPQ có : MN song song PQ
 + Hình EDIHG có : DI song song HG ; DG song song HI.
 3.Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về hoàn thiện bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Tiết 9 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân.
I – Mục tiêu
 *Sau bài học HS nêu được 
- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 
- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta 
- Nhân dân ta không chịu khuất phục , liên tục đứng lên khởi nghĩa 
II - Đồ dùng dạy học.
 Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 *Hoạt động 1 : Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến
 phương Bắc đối với nhân dân ta 
 GV yêu cầu HS đọc SGKvà trả lời các câu hỏi sau :
 - Sau khi thôn tính được nước ta , các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ( GV treo bảng phụ )
 - GV gọi một nhóm nêu kết quả thảo luận 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phong kiến
 phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau : Hãy đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả 
 - GV hỏi : Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
 - Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
 - Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?
 - Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống laị ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ?
 - HS trả lời GV nhận xét và tổng kết hoạt động 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Chiều Đạo đức
 Tiết 9: Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu: HS nhận thức được 
- 1HS hiểu được thời giờ là quý nhất cần phải tiết kiệm.
- Biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Giáo dục ý thức biết quý trọng thời giờ và sử dụng một cách tiết kiệm
 II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần tiết kiệm tiền của ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
H2. Thực hành.
* Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút
GV Kể chuyện Một phút SGK.
GV giao nhiệm vụ cho HS phân vai để minh hoạ câu chuyện.
 - HS thảo luận 3 câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hịên của con người văn minh, xã hội văn minh
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến thái độ ( BT 2 SGK).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS thảo luận những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm thì giờ..
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến của mình.
Kết luận: HS đến trường thi muộn có thể không được thi.
Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu.
Người bệnh đến muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
 *Hoạt động 3: Hoạt động nhóm BT 2
- Nội dung làm BT2.
- Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK và tự liên hệ.
- Hoạt động nối tiếp: Tự liên hệ.
3. Củng cố - dặn dò. 
 - Nhận xét tiết học.
 - Thực hành tiết kiệm tiền của trong cuộc sống hàng ngày
 . 
Tin học
GV chuyên soạn giảng. 
 Thể dục
Tiết 17: Động tác chân bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
I. mục tiêu
- Ôn tập 2 động tác của bài thể dục đã học và học thêm động tác chân.
- Học động tác chân. Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi
2. Phần cơ bản:
a) ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
b) Học động tác chân
c.Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 3 lần 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác học và kết hợp làm mẫu động tác chân.
- HS quan sát và tập theo GV
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009.
Sáng	tập đọc.
tiết 18: Điều ước của vua Mi - đát
 I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài với giọng khon thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng của nhà vua Mi - đát. Đọc phân biệt lời của nhân vật.
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ sau đó TLCH trong SGK.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi trong SGK
Câu 1: Vua Mi - đát xin thần Đi - ô - ni –dốt điều gì?
Vua xin thần làm co mọi vật tay mùnh chạm vào đều biến thành vàng.
Thoạt đầu điều ước đó thực hiện tốt đẹp như thế nào?
Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử mọt quả táo chngs đều biến thành vàng
Tại sao vua Mi - đát phảI xin thần ĐI - ô -ni – dốt lấy lại điều ước?
Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì - tất cả các thức ăn vua đụng vào đều biến thành vàng.
Vua Mi - đát đã hiểu ra điều gì?
Hạnh phúc không được xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm
 - 3 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm.
 - HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
 - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò : - GV nhận xét tiết học
 - .Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước  ... ột thưa.
- GV nhẫn ét và củng cố lại kĩ thuật khâu đột thưa theo hai bước:
 + Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước hai: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm cần lưu ý.
- HS thực hành khâu đột thưa.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS yếu.
*HĐ 3: Đánh giá sản phẩm.
 - HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- GV gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn.
- GV đánh giá nhẫn xét chung.
* Củng cố dặn dò.
	 GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 Luyện từ và câu
Tiết 16: Dấu ngoặc kép 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết.
3. GD học sinh ý thức viết đúng qui tắc chính tả 
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ để ghi bài tập 1
 - Phiếu khổ to viết nội dung BT1( phần Nhận xét).
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 ( phần luyện tập).
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
 2. Phần nhận xét
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài. Gv dán lên bảng tờ phiếu in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:
+ Một từ hay cụm từ
+ Một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của đầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
Khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng phối hợp với dấu hai chấm?
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv nói về con tắc kè ( kèm tranh, ảnh - nếu có): một con vật nhỏ, hình hơi giống con thạch tùng, thường kêu tắc...kè....Hỏi HS:
+ Từ lầu chỉ cái gì?
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì?
3. Phần ghi nhớ
- Cho 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong nội dung bài đọc trong SGK.
- Gv nhắc HS học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Gv dán lên bảng 3- 4 tờ phiếu, mời 3- 4 HS lên bảng làm bài - tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
" Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"
" Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa".
Bài tập 2
- HS đọcyêu cầu bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS có phải là lời đối thoại trực tiếp giữa 2 người không?
Lời giải:Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS không phải là lời đối thoại trực tiếp, cho nên không thể viết xuống dòng và đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc tầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
- Gv gợi ý HStìm những từ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b và đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
Lời giải:
a) ....Con nào con nấy hết sức tiết kiệm " vôi vữa"
b).....gọi là đào " trường thọ", gọi là " trường thọ",... đổi tên quả ấy thành " đoản thọ"
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung đoạn ghi nhớ của bài. Đọc trước nội dung bài MRVT: Ước mơ (LTVC,tuần 9, tr. 87, SGK).
 Chiều Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
 Toán (lt)
Ôn tập tiết 36.
 I.Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép tính cộng số tự nhiên
- HS thực hành làm các bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết săn yêu cầu của bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài 1(BT 1 vở BT toán 4 – trang 42)
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: a) 5264 + 3978 + 6051 = 15293 b) 42716 + 27054 + 6439 = 76212
 *Bài 2(Bài tập 2 vở BT toán 4 – trang 42)
-HS đọc yêu cầu và làm bài vào nháp
- GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: 81 + 35 + 19 = (81+19) + 35 78 + 135 + 22 = (78 + 22) + 135
 = 100 + 35 = 100 + 135
 = 135 = 235
 *Bài 3: (BT3 vở BT toán 4 – trang 42)
 - HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
 - GV nhận xét và chữa bài
 Kết quả đúng là: 
Lần sau xã có số người tiêm phòng là:
1465 + 335 = 2 8 00(người)
Cả hai năm xã có em tiêm phòng là:
1465 + 2800 = 3265 (người)
 Đáp số: 3265 người
3.Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
 Tiết 8: Kiểm điểm hoạt động tuần 8
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 10)
 Thể dục
Tiết 16: Động tác vươn thở và tay của bài thể đục phát triển chung – Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
I. mục tiêu
 - HS nắm được cách thực hiện động tác vươn thở và tay Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” Yêu cầu rèn kỹ năng tập trung chú ý, khéo léo, chơiđúng luật hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi
2. Phần cơ bản:
a. Học động tác vươn thở và động tác tay của bài thể duch phát triển chung.
-
b. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2- 4
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu động tác vươn thở và động tác tay 
- GV vừa tập kết hợp giới thiệu 2 động tác
- Kỹ thuật động tác vươn thở và động tác tay:
- GV làm mẫu động tác 2 lần:
.Lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu vừa giảng giải yếu lĩnh động tác. 
- Cho cả lớp tập luyện 4 lần theo sự điều khiển của lớp trưởng.
- GV cho HS tập theo tổ.GV kiểm tra chung.
- Các tổ trình diễn.GV đánh giá nhận xét.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi nhiệt tình
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 5: : Đi đều, đứng lại, quay sau - trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh..
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
Có ý thức học tập tốt.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều, đứng lại, quay sau
b.Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 6 : Đi đều vòng phải, đứng lại - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng.
 - 4-6 chiếc khăn sạch để chơi trò “Bịt mắt bắt dê”. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: HS tự chọn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều vòng phải, đứng lại.
b.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.
- GV làm mẫu động tác, HS quan sát
- HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc