Hướng dẫn học sinh lớp 4 cách giải toán “Tìm số trung bình cộng”

Hướng dẫn học sinh lớp 4 cách giải toán “Tìm số trung bình cộng”

I . Đặt vấn đề.

1 . Cơ sở lý luận.

Giải toán tìm số trung bình cộng có vị trí quan trọng trong chương trình giải toán nói chung, giải toán lớp 4 nói riêng.

2 . Cơ sở thực tiễn.

Thực tế kỷ năng giải toán tìm số trung bình cộng của học sinh lớp 4A .

II . Giải quyết vấn đề.

 1 . Thực trạng học sinh.

 2 . Giải pháp thực hiện.

 3 . Kết quả đạt được.

 4 . Bài học kinh nghiệm.

III . Kết thúc vấn đề.

 1 . Kết luận.

 

doc 17 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 18712Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh lớp 4 cách giải toán “Tìm số trung bình cộng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sườn kinh nghiệm
Tên kinh ngiệm:
Hướng dẫn học sinh lớp 4 cách giải toán “Tìm số trung bình cộng”
I . Đặt vấn đề.
1 . Cơ sở lý luận.
Giải toán tìm số trung bình cộng có vị trí quan trọng trong chương trình giải toán nói chung, giải toán lớp 4 nói riêng.
2 . Cơ sở thực tiễn.
Thực tế kỷ năng giải toán tìm số trung bình cộng của học sinh lớp 4A .
II . Giải quyết vấn đề.	
 1 . Thực trạng học sinh.
 2 . Giải pháp thực hiện.
 3 . Kết quả đạt được.
 4 . Bài học kinh nghiệm.
III . Kết thúc vấn đề.
 1 . Kết luận.
 2 . Đề xuất.
I . Đặt vấn đề.
ở Tiểu học môn toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó có vai trò phát triển các thao tác tư duy của con người như khả năng phát triển tư duy logic, khái quát hoá, trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh đồng thời nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
1 . Cơ sở lý luận:
Với học sinh Tiểu học các em nhận biết các sự vật hiện tượng từ trực giác tức là các hiện tượng cụ thể có thể sờ, đếm, nắm bắt được, do đó môn toán đối với các em phần nào cũng dể hiểu. Với những bài toán nâng cao nói chung, toán nâng cao tìm số trung bình cộng nói riêng là điều bí ẩn đối với các em, bởi vì các em phải biết tổng hợp, khái quát kiến thức từ những cái cụ thể.
Giải toán giúp cho các em dần dần biết khái quát, tổng hợp các sự vật hiện tượng, các em phát triển trí tuệ một cách hoàn thiện hơn không nhìn sự vật hiện tượng một cách phiếm diện, một mặt. Giải toán còn giúp cho các em phát huy được tính tò mò ham hiểu biết về thế giới xung quanh. Tính ham học được bộc lộ rõ thông qua việc tìm hiểu đề bài, các cách giải, phương pháp giải độc đáo.
Chính vì vậy người giáo viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của môn toán. Đặc biệt phải có phương pháp dạy phù hợp với từng dạng bài, từng bài
Mặt khác nó đòi hỏi người giáo viên có lòng kiên trì và hết lòng thương yêu dạy dỗ trẻ, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
2 . Cơ sở thực tiễn
Nội dung dạy “Tìm số trung bình cộng” ở chương trình SGK đơn giản và cơ bản các bài tập bồi dưỡng- đa dạng , phức tạp nên học sinh dễ nhầm lẫn, một số giáo viên còn lúng túng trong việc giải một số bài toán nâng cao về “Tìm sồ trung bình cộng” .
Muốn giải quyết tốt cần phải mở rộng thêm về lý thuyết cơ bản, liên quan Người giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp với mục đích yêu cầu và nội dung của từng bài, để có phương pháp giải phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh trong một lớp.
Với những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc hướng dẫn học sinh lớp 4 có được phương pháp giải toán hợp lý dễ hiểu góp phần bồi dưỡng học sinh giải tốt dạng toán “Tìm sồ trung bình cộng” .
II . Giải quyết vấn đề.
Như chúng ta đã biết mỗi dạng bài, mỗi bài toán đều giúp các em học sinh phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết
Tuy nhiên nếu các em nắm chắc kiến thức ở những lớp dưới thì ở lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn. Nhưng thực tế khi dạy học sinh cách giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” ở lớp tôi phụ trách còn có một số băn khoăn trăn trở.
1 .Thực trạng học sinh .
Năm học 2009 – 2010 tôi dược phân công giảng dạy tại lớp 4A. Qua các tiết học của tuần đầu tôi đã theo dõi ghi nhận xét đánh giá chính xác mức độ tiếp thu bài của học Khi dạy toán “Tìm sồ trung bình cộng” thực sự không dễ đối với cả giáo viên và các em học sinh . Một số giáo viên còn túng khi hướng dẫn học sinh giải một số bài toán nâng cao “Tìm sồ trung bình cộng” .Còn đối với học sinh nhiều em đã gặp không ít khó khăn khi giải toán có liên quan “Tìm sồ trung bình cộng” .
Kỹ năng giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” đa số học sinh còn yếu. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy nhìn chung học sinh còn yếu trong việc giải toán có lời văn trong đó có “Tìm sồ trung bình cộng” .
Sau khi học đến giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” trong chương trình toán đại trà tôi đã khảo sát học sinh với đề bài như sau:
Lớp 4A và 4B trung bình mỗi lớp có 22 học sinh tiên tiến. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh tiên tiến, biết lớp 4A có 24 học sinh tiên tiến.
Kết quả khảo sát như sau.
Lớp
4A
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
 Yếu
24
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
4,2
3
12,5
10
41,2
10
41,2
Qua kết quả trên tôi thấy chất lượng giải toán nói chung vá chất lượng giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” nói riêng của học sinh nhìn chung còn yếu kể cả học sinh khá giỏi. Đây là một vấn đề làm tôi hết sức băn khoăn lo lắng. Tôi đắn do suy nghĩ và cùng với những kinh nghiệm qua những năm đã giảng dạy tôi đã quyết định tìm giải pháp giúp các em học sinh giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” được tốt hơn.
2 . Giải pháp thực hiện.
Để nâng cao chất lượng dạy và học toán lớp 4 nói chung, toán “Tìm sồ trung bình cộng” nói riêng tôi đã tìm tòi nghiên cứu qua SGK, sách bài soạn, sách
tham khảo để nắm vững kiến thức cơ bản, quan trọng, nòng cốt của chương trình. Từ đó nghiên cứu mở rộng qua các sách toán nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh giỏi, các bài toán khó. Sau đó tổng hợp khái quát theo các dạng bài nâng cao dần.
Ngay từ đầu tôi đã quan tâm phát hiện những học sinh có năng khiếu về toán. Sau khi phân loại tôi nắm được ưu, nhược điểm của học sinh để có 
phương pháp dạy phù hợp với từng đối tương học sinh 
Đặc biệt đối với HS thì việc phân tích đề bài cũng rất cần thiết, HS có làm đúng được bài toán thì điều đầu tiên là phải phân tích được đề bài xác định được yếu tố nào đã có ,yếu tố nào cần tìm và xác định mối quan hệ giữa cái đã có với cái cần tìm. Muốn học sinh phân tích đề được tốt thì giáo viên phải là người hướng dẫn cụ thể những dạng cơ bản để từ đó học sinh biết áp dụng vào các bài có dạng tương tự và nâng cao hơn
*Trước hết phải hệ thống, mở rộng kiến thức lý thuyết cơ bản để học sinh vận dụng giải bài tập.
- Giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản về tìm số trung bình cộng:
Muốn tìm số tìm sồ trung bình cộng của nhiều số ta lấy tổng của các số đó chia cho số các số hạng.
 Sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức, lý thuyết cơ bản về tìm số trung bình cộng. Tôi hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cụ thể về “Tìm sồ trung bình cộng” theo các bước:
Đọc kỹ đề bài.
Xác định cái đã cho, cái cần tìm, mối quan hệ giữa cái đã cho.
Tìm phương pháp vá kế hoạch giải.
 + Tóm tắt bài toán.
 + Phân tích bài toán.
 + Lập mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm.
Tìm lời giải và trình bày bài giải.
Kiểm tra bài toán.
* Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán .
Trong quá trình dạy học sinh giáo viên đưa ra những bài có các dữ kiện đầu bài cụ thể mang tính chất cơ bản sau đó mới đưa ra bài tập có dữ kiện trừu tượng hơn để học sinh tìm hiểu phát hiện ra điểm giống so với bài trên từ đó các em tự tìm ra phương pháp giải phù hợp .
Muốn phân tích được tình huống, lựa chọn phép tính thích hợp, cái gì đã cho cái gì cần tìm, mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Trong bước đầu giải toán việc nhận thức này, việc lựa chọn phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó, do đó giáo viên phải khéo léo vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để học sinh có phương pháp giải tốt nhất.
Sau đây là một số bài toán về tìm số TBC ở lớp 4:
Bai toán 1:Bài 2( sgk trang 27 Toán 4 ) Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh cân nặng là 36kg, 38kg ,40kg , 34 kg . Hỏi trung bình mổi em cân nặng bao nhiêu kg ?
- Đọc kỹ đề bài
Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu gì ? Tìm lời giải cho bài toán 
Giải bài toán này các em tìm ra được TB mỗi em cân nặng ( 36 + 38 + 40 + 34 ) : 4 = 37 kg
Bài toán 2 : Bài 4 (trang 26 Toán 4) Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố ,trong đó 5 ô tô đi đầu , mỗi ô tô chuyển được 36 tạ, và 4 ô tô đi sau , mỗi ô tô chuyển được 45 tạ .Hỏi mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm .
Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
Đọc kỹ yêu cầu bài toán.
 Bài toán này học sinh phải xác định được số thực phẩm của 5 ô tô và số thực phẩm của 4 ô tô .
Bài toán cho biết gì ? ( 5 ô tô : Mỗi ô tô 36 tạ ; 4 ô tô :Mỗi ô tô 45 tạ .)
Bài toán hỏi gì ? ( TB mỗi ô tô ? tấn )
- Muốn tính số thực phẩm của cả 9 ô tô chở được ta làm thế nào ? 
( 5 x 36 + 4 x 45 = 360 tạ )
TB mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ta làm tính gì ?
( 360 : 9 = 40 tạ = 4 tấn )
Tìm lời giải cho bài toán .
*Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải : Học sinh tìm cách giải bài toán bằng cách nhanh nhất.
* Chấm, chữa bài .
* Rút ra nhận xet
 Đối với các bài toán “Tìm sồ trung bình cộng” như trên tôi đã khuyến khích học sinh tự nêu ra các giả thiết đã biết , cái cần phải tìm, cách tóm tắt bài toán và tìm đường lối giải.
Sau khi học sinh giải được các bài toán cơ bản ở SGK tôi tiếp tục hướng dẫn các em giải một số bài tập nâng cao hơn.
Ví dụ :1
Hoà có 31 viên bi, Bình có 32 viên bi, Thống có 39 viên bi, Nhất có số bi đúng bằng trung bình cộng số viên bi của ba bạn kia. Hỏi Nhất có bao nhiêu viên bi ?
Bước 1 : Giúp học sinh tìm hiểu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài.
 Bài toán cho biết gì ?
( Hoà: 31 bi. Bình: 32 bi. Thống: 39 bi.
Số bi của Nhất = Tổng TBC của ba bạn kia)
 Bài toán yêu cầu tìm gì ?
( Nhất: ? bi)
Bước 2 : Tìm phương pháp giải và lập kế hoạch giải
Bài toán cho biết số bi của Nhất bằng TBC số bi của ba bạn Hoà, Bình, Thống.
- Muốn tìm TBC số bi của ba bạn Hoà, Bình và Thống ta làm như thế nào ?
( (31 + 32 + 39 ) : 3 = 34bi )
- Đây chính là số bi của bạn nào ?
(Số bi của bạn Nhất)
- Bài toán có mấy phép tính và lời giải như thế nào ?
(Số bi của bạn Nhất là)
Bước 3 : Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở
- Chấm, chữa bài tìm ra chỗ học sinh còn yếu để bổ sung kiến thức kịp thời.
Đối với những học sinh đã giải được và giải thành thạo các bài toán cơ bản thì việc đưa ra hệ thống bài tập nâng cao là rất quan trọng và cần thiết để học sinh có điều kiện phát huy năng lực, trí tuệ của mình, vượt xa khỏi tư duy cụ thể mang tính chất ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc trong công thức. Qua đó phát triển trí thông minh cho học sinh.
Ví dụ như ra một đề toán tương tự yêu cầu học sinh so sánh tìm ra điểm giống nhau và khác nhau để tìm cá ... g bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét dạng toán và cách giải.
+ Nhận xét: Một trong các số đã cho = TB của các số còn lại thì số đó chính bằng TBC của tất cả các số đã cho.
+ Dạng toán : Tìm TBC của n số hạng, trong đó có một số hạng x chưa biết và x bằng TBC của n số hạng. ( nếu có 3 số a,b,c và số chưa biết x, mà x bằng TBC của 4 số a,b,c,x thì TBC của 4 số là ( a+b+c) : 3 hay
( a + b + c + x ) : 4 = ( a + b + c ) : 3
Vậy bài toán vừa giải thuộc dạng nào? ( thuộc dạng 1 )
ở mỗi dạng bài toán giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) giáo viên nên yêu cầu cao hơn đối với học sinh, giáo viên đưa ra bài toán nâng cao hơn để phát huy tính sáng tạo, tự lập, khả năng suy luận giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức.
Ví dụ:3
 Hoà có 31viên bi, Bình có 32 viên bi, Thống có 39 viên bi, Nhất có số bi nhiều hơn TBCsố bi của cả bốn bạn là3 viên. Hỏi Nhất có bao nhiêu viên bi ?
Bước 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề
Bài toán cho biết gì?
( Hoà: 31 bi ; Bình: 32bi; Thống:39 bi ; Nhất có số bi nhiều hơn TBC của 4 bạn là 3 viên)
- Bài toán hỏi gì ?
 (Nhất ? bi)
Bước 2 : Tìm phương pháp giải và lập kế hoạch giải
Ví dụ 2 khác ví dụ 3 ở chỗ nào ?
( Cho số bi của Nhất không những bằng TBC số bi của 4 bạn mà còn hơn TBC số bi của 4 bạn là 3 viên)
Hãy dùng sơ đồ đoạn thẳng biểu thị số bi của Nhất và số bi của 3 bạn Hoà, Bình, Thống :
( Học sinh vẽ)
Muốn tìm số bi của Nhất trước hết ta phải tính gì ?
( Tính TBC số bi của 4 bạn )
Nhìn vào sơ đồ ta thấy 3 lần TBC số bi của 4 bạn = tổng số bi 3 bạn Hoà, Bình, Thống, Nhất và thêm 3 viên nữa.
Như vậy TBC số bi của 4 bạn sẽ là bao nhiêu ?
( 31+32+39+3):3= 35 (bi)
Số bi của Nhất sẽ là bao nhiêu ? ( 35 + 3 = 38 bi )
Bước 3 : Hướng dẫn trình bày bài giải.
TBC
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Số bi của Nhất
Tổng số bi.
Số bi của Hoà, Bình, Thống
 Nhìn vào sơ đồ ta có TBC số bi của 4 bạn là .
 ( 31+32+39 +3):3=35 (bi)
 Số bi của Nhất là:
 35 + 3 =38 (bi)
 Đáp số : 38 bi
Bước 4: Hướng dẫn học sinh kiểm tra bài toán .
- Yêu cầu học sinh tính TBC số bi của 4 bạn khi đã biết số bi của bạn Nhất (31+32+39+38) :4 = 35 bi
Đối chiếu với kết quả trên ta thấy số bi của bạn Nhất hơn TBC số bi của 4 bạn là 3 viên (đúng theo đề bài)
* Hướng dẫn học sinh rút ra dạng toán và cách giải.
- Dạng toán : Tìm TBC của n số hạng trong đó có một số hạng x chưa biết và x lớn hơn TBC của n số hạng là a đơn vị .
- Cách giải :
TBC của n số hạng = ( Tổng của n - 1 số hạng đã cho + a ) : ( n – 1 )
Nhận xét : Nếu có 3 số a,b,c và số chưa biết x mà x lớn hơn TBC của cả 4 số a,b,c,x là n đơn vị thì TBC của cả 4 số là : ( a + b + c + n ) :3 hay
( a + b + c + n ) : 4 = ( a + b + c + n ) : 3
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy một số bài toán mà các dữ kiện và điều kện thường nhiều hơn, phức tạp hơn, nhiều khi không được đưa ra trực tiếp hoặc tường minh. Việc tìm ra phương pháp giải nhiều khi phụ thuộc vào việc tìm ra “điểm nút” để tập trung tháo gỡ và việc lựa chọn con đường đúng đắn để tiếp cận nó. Muốn vậy người giáo viên phải từng bước giúp học sinh tháo gỡ bài toán .
Ví dụ:4
Hoà có 31viên bi, Bình có 32 viên bi, Thống có 39 viên bi, Nhất có số bi kém TBCsố bi của cả bốn bạn là 3 viên. Hỏi Nhất có bao nhiêu viên bi ?
Bước 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán
Bài toán cho biết gì ? (Số bi 3 bạn Hoà, Bình, Thống : Số bi của Nhất kém TBC số bi của cả 4 bạn là 3 bi)
Bài toán yêu cầu tìm gì ? ( Tính số bi của Nhất )
Bài toán thuộc dạng nào ? ( Dạng 3 )
Bước 2 : Hướng dẫn tìm phương pháp và lập kế hoạch giải.
Bài toán ở ví dụ 4 khác bài toán ở ví dụ 3 ở điểm nào ?
( khác số bi của Nhất kém TBC số bi 4 bạn )
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ biểu thị số bi của Nhất và số bi của 3 bạn Hoà, Bình, Thống .
( học sinh vẽ ) TBC
Số bi của Nhất
 Tổng số bi
Số bi của Hoà, Bình, Thống
- Dựa vào sơ đồ em nào cho biết 3 lần TBC số bi của 4 bạn được tính như thế nào ?
( Lấy tổng số bi 3 bạn Hoà, Bình, Thống trừ đi 3 viên )
- TBC số bi 4 bạn là bao nhiêu ?
 (31+32+39– 3 ) : 3 =33 bi.
- Muốn tính số bi của bạn Nhất ta làm thế nào ?
 (33 – 3 = 30 bi )
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.
Bài toán có mấy phép tính ? ( 2 phép tính )
- Phép tính thứ nhất là gì ? ( Tính TB số bi của 4 bạn )
- Lời giải như thế nào ? ( TB số bi của 4 bạn là )
- Lời giải của phép tính thứ 2 như thế nào ? ( Số bi của Nhất là )
Bước 3 : Hướng dẫn trình bày bài giải.
Bước 4 : Hướng dẫn học sinh thử lại
Tính TBC số bi của 4 bạn khi đã biết số bi của Nhất
(1+32+39+30):4=33 bi
Đối chiếu ta thấy số bi bạn Nhất kém TBC số bi 4 ban là 3 viên .Bài toán giải đúng
* Hướng dẫn HS rút ra dạng toán và cách giải
- Dạng toán: Tìm TBC của n số hạng, trong đó có một số hạng x chưa biết và x kém TBC của n số hạng là a đơn vị.
* Cách giải: TBC của n số hạng =(Tổng của n 1 số hạng đã biết – a) : (n – 1 )
Tóm lại : Khi dạy toán “Tìm sồ trung bình cộng” trong chương trình toán lớp 4 chiếm vị trí quan trọng . Có thể coi việc dạy – học và giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” là “hòn đá thử vàng” của dạy – học toán .Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo .
Trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập dưới sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc để từng học sinh tự phát hiện , tự giải quyết vấn đề của bài học để từ đó chiếm lĩnh nội dung kiến thức một cách ững chắc.
3 : Kết quả đạt được .
Từ những kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng triển khai ở lớp tôi phụ trácg. Tôi thấy các em tiếp thu bài rất tốt 100% học sinh trong lớp biết cách giải toán cơ bản về “Tìm sồ trung bình cộng” ,các em giải toán một cách tự tin hơn, các em trình bày lập luận logic và đặc biệt đã tạo cho các em được niềm hứng thú, say mê trong học toán.
Cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát với đề bài sau:
Nhân dịp khai giảng, Mai mua 10 quyển vở, Lan mua 12 quyển vở. Đào mua số vở bằng TBC của hai bạn trên. Cúc mua hơn TBC của cả 4 bạn là 3 quyển? Hỏi Cúc mua bao nhiêu quyển vở ?
Kết quả đạt được .
Lớp
4A
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
24
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
13
54,2
5
20,8
6
25,0
0
0
So sánh đối chiếu kết quả lúc đầu và sau thời gian phụ đạo, bồi dưỡng ta thấy chất lượng đã được nâng lên rỏ rệt. Từ 10 học sinh yếu nay không có em nào yếu học sinh khá lúc đầu là 3 học sinh nay tăng lên 5 em. Có những em tiến bộ rỏ rệt từ chưa biết cách giải nay đã giải được một số bài nâng cao như ( em Duyên , em Thìn ) .Đó là một kết quả đáng mừng. Để đạt được kết quả đó bản thân tôi đã dày công trong quá trình giảng dạy. Nhưng kết quả đó chưa thể đánh giá một cách thoả mản yêu cầu về kỷ năng cần đạt của học sinh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy bản thân tôi không ngừng học hỏi thường xuyên nghiên cứu tìm tòi tài liệu để có thêm kiến thức về môn toán nhằm phục vụ cho giảng dạy được tốt hơn.
Sau khi các em nắm được các dạng toán và cách giải các dạng toán nói trên, tôi đã ra cho các em một số bài tập để giúp các em củng cố và khắc sâu cách giải các dạng toán đó. 
Qua chấm bài tôi thấy phần lớn các em đã xác định được dạng toán và đã biết các giải các bài toán “Tìm sồ trung bình cộng” một cách hợp lý, trình bày lời giải rõ ràng, lập luận chặt chẽ, logic
4 : Bài học kinh nghiệm .
Việc hướng dẫn học sinh giải toán nói chung và giải toán“Tìm sồ trung bình cộng” nói riêng là một vấn đề không đơn giản. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học hết sức khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để gây hứng thú trong học tập cho các em.
Tìm hiểu nội dung chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán “Tìm sồ trung bình cộng” .
- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” .
-Nắm được thực tế hạn chế của từng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp.
- Động viên khuyến khích kịp thời tạo không khí sôi nổi trong tiết học. Quan tâm giúp đỡ hơn đối với những học sinh còn yếu.
- Nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu của bài dạy . Soạn giáo án cẩn thận chi tiết trước khi lên lớp.
- Dạy theo phương pháp dạy học mới : Cho học sinh phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn cho các em hoạt động để phát huy tính tích cực của học sinh .
Chấm ,chữa bài cẩn thận. Chú trọng cách lập luận chặt chẽ rõ ràng
Bổ sung kịp thời kiến thức học sinh còn “hổng”
Bản thân tiếp tục trau dồi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
III : Kết thúc vấn đề.
1 : Kết luận.
Trong quá trình từng bước áp dụng các biện pháp trên vào lớp tôi phụ trách thì kết quả cho thấy chất lượng giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” của học sinh được nâng lên rõ rệt. Khí thế trong giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng không gò bó, áp đặt.
Mặt khác giải toán là một trong 5 mạch kiến thức của môn toán ở bậc tiểu học, dạy học giải toán không phải là một vấn đề dễ, vì vậy đồi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, sáng tạo để tìm ra phương pháp , cách thức tốt nhất giúp học sinh trong việc giải toán, giáo viên phải biết phát huy hết tính tích cực độc lập sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh ,đồng thời khắc phục ở các em cách suy nghĩ máy móc , rập khuôn ; phải rèn luyện cho học sinh thói quen không bao giờ bằng lòng với kết quả mình đạt được mà phải luôn có sự tìm tòi sáng tạo. Đặc biệt ,người giáo viên cần xây dựng cho học sinh tinh thần tự giác học tập , gây cho học sinh hứng thú , niềm đam mê học toán. Có như vậy mới đạt được kết quả cao.
2 : Đề xuất .
Với nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên , trong quá trình giảng dạy đã góp phần nâng cao hơn chất lượng giải toán nói chung giải toán “Tìm sồ trung bình cộng” nói riêng ở lớp tôi phụ trách . Tôi mong muốn được sự giúp đỡ góp ý , bổ sung của cấp trên.
Cần tổ chức các hoạt động hội thảo về bồi dưỡng học sinh giỏi
Động viên khuyến khích kịp thời đối với giáo viên và học sinh luôn đi đầu trong công tác dạy - học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn toan 4(1).doc