Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 30

Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 30

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê-vi-la,Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan) đọc rành mạch các chỉ số chỉ ngày tháng năm.

- Biết đọc bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài , hiểu ý nghĩa câu chuyện.

Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

II. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- Gọi 2-3 HS đọc Thuộc lòng bài: Trăng ơi . từ đâu đến

- Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài:

 *HĐ1: Luyện đọc

- GV viết bảng các tên riêng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan. HS luyện đọc

- HS nối tiếp đọc 6 đoạn của bài. GV kết hợp sửa sai từ, ngắt nghỉ

- Giải nghĩa các từ: Ma- tan, sứ mạng

- HS luyện đọc theo cặp

-2 HS đọc toàn bài

 

doc 21 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Buổi sáng: Thứ Hai, ngày tháng năm .
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê-vi-la,Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan) đọc rành mạch các chỉ số chỉ ngày tháng năm.
- Biết đọc bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài , hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 2-3 HS đọc Thuộc lòng bài: Trăng ơi .... từ đâu đến
- Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
 *HĐ1: Luyện đọc
- GV viết bảng các tên riêng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan. HS luyện đọc
- HS nối tiếp đọc 6 đoạn của bài. GV kết hợp sửa sai từ, ngắt nghỉ
- Giải nghĩa các từ: Ma- tan, sứ mạng
- HS luyện đọc theo cặp
-2 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm
*HĐ2: Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm, kết hợp trả lời
Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì?
Câu chuyện giúp em hiểu những điều gì về những nhà thám hiểm?
Nội dung: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. 
*HĐ3: Đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp đọc 6 đoạn của bài
Tìm đúng giọng đọc bài văn
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: "Vượt Đại Tây Dương, Ma- gien- lăng cho đoàn thuyền đi.. ổn định được tinh thần "
Nêu ý nghĩa của bài văn
GV nhận xét và tổng kết giờ học
III.Hoạt động nối tiếp: Qua bài văn giúp em hiểu điều gì?
Tiết 3: Chính tả 
Nhớ Viết: Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu:
-Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài: “Đường đi Sa Pa”
- Làm đúng phần bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ viết sai chính tả r/ d/gi
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết (4-5 tiếng có nghĩa có) vần êt/ êch
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết
- Một HS đọc thuộc lòng đoạn vần viết chính tả trong bài Đường đi Sa Pa - HS đọc thầm đoạn văn
 + Chú ý cách trình bày, 1 số từ ngữ dễ viết sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn,...
- HS gấp sách giáo khoa, nhớ lại đoạn văn, tự viết bài
- GV theo dõi, chấm bài, nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
- HS nêu yêu cầu bài tập
BT1 : HS nối tiếp nêu các tiếng từ có nghĩa bắt đầu bằng r/ d/gi
BT2: Thảo luận nhóm : Chia lớp làm 2 nhóm, thi tiếp sức: Ghi lần lượt các từ lên bảng
- GV nhận xét chấm điểm thi đua cho từng nhóm
Đáp án: a, thế giới, rộng, biên giới, dài.
 b, thư viện Quốc gia, lưu giữ, bằng vàng, đại dương, thế giới
III.Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Tổng kết bài
Tiết 4: Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó. Tính diện tích hình bình hành.
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- GV ghi bảng: : ; : 
 - 2 HS lên bảng tính, còn lại làm vào nháp
Nêu cách chia
 Nhận xét cách làm và kết quả tìm được
2. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập GV hỏi thứ tự thực hiện các phép tính.
 + : = + = + = + = 
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán. 
Hỏi HS cách tính diện tích ình bình hành?
Chiều cao của hình bình hành là: 18 = 10 (cm) 
Diện tích của hình bình hành là: 18 10 = 180(m2) 
Bài 3,4: HS tự làm đổi chéo vở cho nhau để chấm chữa . 
Bài 5: HS đọc yêu cầu bài tập.
Phân tích cách làm: Khoanh vào B vì hình H cho biết số ô vuông đã được tô màu. 
III.Hoạt động nối tiếp: HS nhắc lại cách làm các bài tập.
Tiết 5: Anh văn
GV chuyên trách dạy
Buổi chiều: 
Tiết 1: Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn: Luyện tập về văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng quan sát con vật, chọn lọc chi tiết để miêu tả
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật
II. Hoạt động dạy học
* HĐ 1: Ôn kiến thức
- Khi muốn miêu tả một con vật chúng ta cần phải làm gì ?
- Khi quan sát chúng ta chú ý những đặc điểm nào của con vật?
- Để người khác biết được đặc điểm của con vật mà các em vừa quan sát chúng ta phải làm gì? 
*HĐ 2: Thực hành
HS quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình hoạt động của con mèo hoặc con chó của nhà em
HS quan sát tranh vẽ con mèo, con chó
HS quan sát và ghi các chi tiết vừa quan sát được
HS làm bài trình bày kết quả
Lớp nhận xét bổ sung
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - về nhà quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích.
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập về tìm hai số khi biết 
tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỷ năng giải bài toán: “Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỷ của hai số đó”
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố về giải toán (Tổng tỷ; Hiệu tỷ)
- Nêu các bước để giải bài toán có dạng Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỷ của hai số đó
- GV nêu miệng, HS tính và nêu kết quả
a. Tìm hai số, biết tổng của chúng là 9 và tỷ số là 
b. Tìm hai số, biết tỷ số của chúng là và số lớn hơn số bé là 20.
2. Luyện giải toán “Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỷ của hai số đó”
- GV ghi BT lên bảng, HS làm vào vở
Bài 1. Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn gạo tẻ là 540 kg. Tính số gạo mỗi loại biết rằng số gạo nếp bằng số gạo tẻ.
Bài 2. Một tổ công nhân ngày đầu may được 125 bộ quần áo. Số bộ quần áo ngày thứ hai may được bằng số quần áo đã may ngày đầu. Hỏi cả hai ngày, tổ công nhân đã may được bao nhiêu bộ quần áo?
Bài 3.An đọc một quyển truyện dày105 trang. Biết số trang đẫ đọc bằng số trang chưa đọc. Hỏi An đã đọc được bao nhiêu trang và còn bao nhiêu trang chưa đọc?
- HS làm bài, GV theo dõi- hướng dẫn
- Chấm bài, nhận xét tiết học
III. Hoạt động nối tiếp: Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm thế nào?
Tiết 3: Thể dục
GV chuyên trách dạy
Buổi sáng: Thứ Ba, ngày tháng năm .
 Tiết 1: Toán.
Tỷ lệ bản đồ
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỷ lệ bản đồ là gì? Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu II. Chuẩn bị: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu tỷ lệ bản đồ
- GV treo bản đồ cho HS quan sát và đọc tỷ lệ bản đồ
- GV giới thiệu cách thu nhỏ bản đồ theo tỷ lệ
- HS lên thực hành đọc tỷ lệ
Các tỉ số được ghi trên bản đồ được gọi là tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Chẳng hạn độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 
10 000 000 cm hay 
2. Bài luyện tập:
 - GV hướng dẫn- HS làm các bài tập vào vở ôli
 - GV theo dõi, hướng dẫn thêm
Bài1: HS đọc thầm bài 1, GV nêu câu hỏi
 Tỷ lệ bản đồ: 1: 1000000
 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- HS hoàn thành các bài tập 1; 2; 3; 4
- GV theo dõi, chấm bài
IV.Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
-Kể ra vai trò chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày về nhu cầu các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt
II.Chuẩn bị: Hình 118, 119 SGK phóng to.
Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây.
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ:
- Nêu nhu cầu về nước của thực vật? Nêu ví dụ về cùng một cây, những giai đoạn phát triển khác nhau cần lượng nước khác nhau?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật 
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ 
- GV yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua trong SGK rồi thảo luận 
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
+ Trong số các cây cà chau a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
* Kết luận: Nếu không được cung cấp đầy đủ chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa, đơm quả được hoặc nếu có cho năng suất thấp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật 
*Mục tiêu: Nêu một số VD về các loại cây khác nhau, hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng khoáng khác nhau.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng cảu cây.
* Cách tiến hành:
 + Bước 1: Tổ chức hướng dẫn 
GV phát phiếu học tập cho HS 
+ Bước 2 : HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
Tên cây
Ni- tơ (đạm)
Ka -li
Phốt pho
Lúa
Ngô
Khoai lang 
Cà chua 
Đay 
Cà rốt 
Rau muống 
Cải củ 
 Bước 3: Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc cảu nhóm mình.
GV chữa bài 
Kết luận : Các cây khác nhau, cần các loại chất khoáng vơí liều lượng khác nhau. 
IV. Hoạt động nối tiếp. Chất khóang có vai trò như thế nào đối với cây? 
 Củng cố bài - Nhận xét - dặn dò.
Tiết 3: Thể dục
GV chuyên trách dạy
Tiết 4: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Du lịch- thám hiểm
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.
- Biết viết một đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ đã tìm được.
II. Hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị?
 - Một HS đọc phần ghi nhớ
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
HĐ1. Hướng dẫn HS làm BT
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập 1,2
BT1. HS nêu yêu cầu bài tập- thảo luận theo cặp, tìm từ ghi vào vở. Sau đó nối tiếp nêu từ chỉ:
 Đồ dùng cần cho chuyến du lịch?
 Phương tiện giao thông?
 Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch?
 Địa điểm tham quan du lịch ?
- GV bổ sung thêm một số từ HS tìm còn thiếu
BT2: Tương tự HS  ... h đo độ dài: Giao việc cho 3 tổ.
 Tổ 1: Đo chiều dài, chiều rộng lớp học.
 Tổ 2: Đo độ dài từ gốc cây bàng (GV chỉ rõ) đến cột cờ.
 Tổ 3 : Đo độ dài của hành lang dãy nhà cấp 4.
- Các tổ tiến hành đo và ghi kết quả báo cáo.
- GV kiểm tra lại và nhận xét.
3, Tập ước lượng độ dài:
- Cho HS đi bộ mỗi em 10 bước ở sân trường, rồi ước lượng khoảng mấy mét. Dùng thước để kiểm tra lại.
IV.Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét - Tổng kết giờ học. 
Tiết 3: Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nhận biết :
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật
- Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu của không khí đối với thực vật.
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Hỏi một HS
 Nêu nhu cầu của chất khoáng đối với thực vật?
B. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu quá trình trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với hô hấp
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp
Cách tiến hành:
 Không khí có những thành phần nào
 Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
- HS quan sát hình1,2 Trang 120 (SGK). Tiến hành thảo luận theo cặp:
 Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải khí gì?
 Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì?
 Qúa trình quang hợp xảy ra khi nào?
 Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
 Điều gì xảy ra với thực vật, nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động?
- HS nêu, GV kết luận
HĐ2: Tìm hiểu ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật 
Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Thực vật "ăn" gì để sống?
 Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kỳ diệu đó?
- HS trả lời, GV bổ sung và kết luận
 Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các- bô- níc của thực vật?
 Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô- xi của thực vật?
III.Hoạt động nối tiếp. Hôm nay ta học bài gì? - 1HS đọc nội dung bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Đạo đức
Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch
- Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch
- Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:- Vì sao mọi người đều có trách nhiệm tôn trọng luật giao thông?
 - Nêu các việc cần làm để giữ an toàn giao thông cho bản thân và người khác?
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
 Em đã nhận được gì từ môi trường?
- HS nối tiếp nhau trả lời, GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường
 HĐ1: Một HS đọc to các thông tin, cả lớp đọc thầm
 - HS thảo luận nhóm 4 về các sự kiện đã nêu ở SGK
+ Mẹ em đặt bếp than tổ ong trong phòng để đun nấu
+ Anh trai em nghe nhạc mở tiếng quá lớn
+ Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng
- Các nhóm đặt tình huống của nhóm mình
- HS và GV nhận xét, chọn tình huống hay nhất
- GV tổng kết và chốt ý
HĐ2: Thảo luận BT1 (SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận nhóm 2
Trình bày kết quả + Giải thích ý kiến của mình
- HS đọc thầm câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình 
- GV kết luận : + Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g
 + Các việc làm gây ô nhiễm môi trường: a, d, e, h
III.Hoạt động nối tiếp: HS đọc to phần ghi nhớ.
 - Dặn chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu bảo vệ môi trường ở địa phương.
Buổi chiều: 
Tiết 1: Lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá 
của vua Quang Trung
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
- Tác dụng của chính sách đó
 II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Thuật lại Quang Trung đại phá quân Thanh?
- Nêu ý nghĩa của sự việc trên?
2. Bài mới:
- Giới thiệu giờ học: Nêu yêu cầu tiết học.
 HĐ1: Hoạt động nhóm 4:
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước ta trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh : Ruộng đất bỏ hoang, kinh tế không phát triển
- HS thảo luận nhóm 4:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
- Nội dung và tác dụng của chính sách đó?
- HS báo cáo kết quả
- GV kết luận: Vua Quang Trung ban chiếu khuyến nông dân lưu tán trở về quê cày cấy.
 HĐ2: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố chiếu lập học
- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
- Em hiểu câu: Xây dựng nước lấy chữ học làm đầu- nghĩa là như thế nào?
- HS trả lời- GV bổ sung: Trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung
- Tổng kết giờ học.: 
- Nêu nội dung chính của bài học- một HS đọc nội dung phần in đậm cuối bài
- GV nhận xét giờ học
III. Hoạt động nối tiếp: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì trong việc xây dựng đất nước?
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập tỉ lệ bản đồ.
I. Mục tiêu:	
- Củng cố kiến thức đã học về bản đồ và tỷ lệ bản đồ.	 
II. Hoạt động dạy học: 
1. Củng cố về lý thuyết :
 	 Nêu các nội dung đã học trong tuần?
	 Thế nào là tỷ lệ bản đồ, ứng dụng của tỷ lệ bản đồ?
2. Luyện tập thêm: GV chép bài lên bảng, HS chép bài vào vở và làm bài
 Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều rộng 10 m được vẽ trên bản đồ với tỷ kệ 1 : 500. Hỏi trên bản đồ đó, độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật là mấy xăng- ty- mét? Tính diện tích của hình chữ nhật đó?
Bài 2: Chiều dài bảng lớp học là 3 m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài đó trên bản đồ có tỷ lệ 1 : 50
- HS làm bài - GV theo dõi
	- Chấm và chữa bài.
III.Hoạt động nối tiếp:- Tỉ lệ bản đồ là gì?
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS làm bài tốt.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 30
I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của HS trong tuần 
- HS trong tổ nhận xét, đánh giá lẫn nhau về các mặt
- Học tập	
- ý thức, nề nếp, sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả của các tổ
- Cả lớp nhận xét chung
- Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp
- Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ
II. GV phổ biến và triển khai kế hoạch tuần 31
- Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bài.
- Duy trì nề nếp về chữ viết
- Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt.
- Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và sân trường.
Tiết 4: HĐ Đội
GV chuyên trách dạy
Tiết 5: Tin học
GV chuyên trách dạy
Tiết 3: Anh văn
GV chuyên trách dạy
 Tiết 1:Thể dục
Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao.
II. chuẩn bị: 2 học sinh 1 dây
II Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:4- 6 phút
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc khởi động các khớp
- Chơi trò chơi: " Diệt các con vật có hại " ( 1 phút )
2. Phần cơ bản:18- 22 phút
 a, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau
- HS ôn tập theo từng tổ, các tổ thi đua nhau
 - GV quan sát , sửa sai cho 1 số em
 b, Trò chơi : " Trao tín gậy "
- GV hướng dẫn, giải thích và làm mẫu
- HS khởi động các khớp, nhắc lại cách chơi
- GV theo dõi và tổ chức cho HS chơi
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút
- HS xếp hàng, thả lỏng, hít thở sâu
- GV nhận xét giờ học
Buổi chiều: Tiết 1: Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn: Luyện tập về văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng quan sát con vật, chọn lọc chi tiết để miêu tả
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật
II. Hoạt động dạy học
* HĐ 1: Ôn kiến thức
- Khi muốn miêu tả một con vật chúng ta cần phải làm gì ?
- Khi quan sát chúng ta chú ý những đặc điểm nào của con vật?
- Để người khác biết được đặc điểm của con vật mà các em vừa quan sát chúng ta phải làm gì? 
*HĐ 2: Thực hành
HS quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình hoạt động của con mèo hoặc con chó của nhà em
HS quan sát tranh vẽ con mèo, con chó
HS quan sát và ghi các chi tiết vừa quan sát được
HS làm bài trình bày kết quả
Lớp nhận xét bổ sung
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - về nhà quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích.
Tiết 2:Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “Kiệu người”
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi " kiệu người". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi, nhưng đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị: HS: Vệ sinh sân bãi.
	GV: kẻ sân tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 4- 6 phút.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- HS khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân.
- HS ôn lại bài TD phát triển chung.
2. Phần cơ bản:18- 22 phút.
a, Môn tự chọn: - Đá cầu:
+ Ôn tâng cầu bàng đùi - đội hình vòng tròn.
+ Thi tâng cầu bằng đùi: Chọn vô địch của tổ thi đấu chọn vô địch của lớp.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Ném bóng: 
+ Ôn một số động tác bổ trợ.
+ Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
b, Trò chơi:
	Trò chơi: " kiệu người".
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
- GV cho HS chơi thử 1 lần - HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút.
- GV hệ thống lại bài học.
- HS đi đều chuyển thành vòng tròn và hát 1bài.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn các động tác trong môn tự chọn.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật
I. Mục tiêu:
- Nắm được nội dung sinh hoạt của tuần
- Ôn tập cũng cố một số bài hát có nội dung thể hiện chủ đề.
- Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật
- Giáo dục HS có ý thức học tập
II. Chuẩn bị:
Các bài thơ, văn (tiểu phẩm) tự sáng tác
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt của tháng
2. Hướng dẫn HS ôn tập một số bài hát có nội dung thuộc chủ đề trên
HS nêu tên các bài hát có nội dung thuộc chủ đề
VD: Bài ca đi học, Ngày đầu tiên đi học, Chào mừng năm học mới, ...
GV bắt nhịp HS ôn luyện
3. Tổ chức HS hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật
Đại diện cả lớp trình bày các tác phẩm thơ văn, hát, múa (tiểu phẩm hay nhất, có ý nghĩa)
4. Hướng dẫn HS chuẩn bị hoạt động tuần sau
 IV. Hoạt động nối tiếp:HS chuẩn bị bài hát, bài múa, bài thơ, tiểu phẩm về chủ đề tháng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 30 chuan co CKTKN Giam tai KNS.doc