Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Trường TH Thiệu Đô

Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Trường TH Thiệu Đô

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS: - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập về viết tổng thành số.

- Ôn tập về chu vi của một hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV vẽ sẵn bảng số trong BT 2 lên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

1) Giới thiệu bài(1)

- Hỏi: Trong ch/trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?

- Giới thiệu: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.

2) Dạy-học bài mới(30)

Bài 1: - GV gọi 1 HS nêu y/c , sau đó y/c HS tự làm bài. 2HS lên bảng

 y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trong dãy số b.

- Hỏi: Phần a:+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?

+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

Phần b: + Các số trong dãy số này gọi là những số gì?

+ 2 số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

ð Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đvị.

Bài 2: -Y/c HS tự làm bài.

- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trong bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.

- GV: Y/c HS theo dõi & nhận xét, sau đó GV nhận xét & cho điểm HS.

Bài 3: - GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?

- GV y/c HS tự làm bài.- GV nhận xét, cho điểm HS.

 

doc 104 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Trường TH Thiệu Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. 
Ôn tập về viết tổng thành số.
Ôn tập về chu vi của một hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV vẽ sẵn bảng số trong BT 2 lên bảng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Giới thiệu bài(1’)
- Hỏi: Trong ch/trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- Giới thiệu: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
Dạy-học bài mới(30’)
Bài 1: - GV gọi 1 HS nêu y/c , sau đó y/c HS tự làm bài. 2HS lên bảng 
 y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trong dãy số b. 
- Hỏi: Phần a:+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b: + Các số trong dãy số này gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đvị.
Bài 2: -Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trong bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.
- GV: Y/c HS theo dõi & nhận xét, sau đó GV nhận xét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài.- GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4: 
- GV hỏi: BT y/c chúng ta làm gì? 
- Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ & giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK & giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Y/c HS làm bài rồi chữa bài.
Củng cố-dặn dò:(4’) GV: Nxét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Ngày 6 / 9/ 2007
TOÁN
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100.000. Ôn tập về so sánh các số đến 100 000
- Ôn tập về thứ tự các số trg phạm vi 100 000.
- Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ(5’)
- GV: Gọi HS chữa 1 số BT trong VBT, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
Dạy-học bài mới: (28’)
*Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay ta tiếp tục cùng nhau ôn tập kiến thức các số trong ph/vi 100 000.
*Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1: 
- GV: Cho HS nêu y/c của bài toán.
- GV: Y/c HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm 1 phép tính trong bài.
- GV: Nxét sau đó y/c HS làm bài vào VBT.
Bài 2:
- GV: Y/c 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- Y/c: HS nxét bài làm trên bảng của bạn, nhận xét cả cách đặt tính & thực hiện tính.
- Y/c: HS nêu lại cách đặt tính & thực hiện tính của các phép tính trong bài.
Bài 3:
- Hỏi: BT y/c làm gì?
- Y/c: HS làm bài rồi chữa bài
- GV: Gọi HS nxét bài của bạn. Sau đó y/c HS nêu cách so sánh của một số cặp số trong bài. 
- GV: Nxét & cho điểm HS. 
Bài 4: 
- Y/c: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Hỏi: Vì sao em sắp xếp được như vậy? 
Củng cố-dặn dò: (2’)
GV: Nxét tiết học. Dặn HS về nhà làm BT5 & chuẩn bị bài sau.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100 000. 
- Luyệân tính nhẩm, tính gtrị của biểu thức số, tìm th/phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố bài toán có lquan đến rút về đvị.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV: Gọi 3 HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay ta tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
* Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1:
- GV: Y/c HS tự nhẩm & ghi kquả vào VBT.
Bài 3: 
- GV: Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài. 
- HS lần lượt nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức.
- Y/c: HS tự nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV nhận xét & cho điểm HS
Bài 4: 
- GV: Gọi HS nêu y/c của bài toán, sau đó y/c HS tự làm.
- HS lên bảng chữa bài. 
- GV: Sửa bài & y/c HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép cộng, số bị trừ chưa biết của phép trừ, thừa số chưa biết của phép nhân, số bị chia chưa biết của phép chia.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 5: 
- GV: Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: Nxét tiết học.
Dặn HS về nhà làm BT 2 và chuẩn bị bài sau.
 TOÁN 
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, gtrị của biểu thức có chứa một chữ.
 - Biết cách tính gtrị của biểu thức theo các gtrị cụ thể của chữ. 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV chép sẵn đề bài toán ví dụ trên bảng phụ hoặc băng giấy & vẽ sẵn bảng ở phần vdụ (để trống số ở các cột)ï. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV: GọiHS lên chữa bài tập 2 đồng thời GV kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ & thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
* Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: 
a/ Biểu thức có chứa một chữ: 
- GV: Y/c HS đọc bài toán ví dụ.
- Hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm ntn? 
- GV: Treo bảng số như phần bài học SGK & hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? 
- GV: Nghe HS trả lời & viết 1 vào cột Thêm, viết 3+1 vào cột Có tất cả. 
- GV: Làm tương tự với các giá trị 2, 3, 4...
- Nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? 
- GV giới thiệu: 3+a được gọi là b/thức có chứa 1 chữ.
- Y/c HS nxét để thấy b/thức có chứa 1 chữ gồm số, dấu phép tính & 1 chữ.
b/ Gtrị của biểu thức chứa 1 chữ:
- Hỏi & viết: Nếu a = 1 thì 3+a = ?
- GV: Khi đó ta nói 4 là 1 giá trị của biểu thức 3+a.
- GV: Làm tương tự với a = 2, 3, 4, 
- Hỏi: Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của b/thức 3+a ta làm thế nào? 
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
- Viết lên bảng b/thức 6+ b & y/c HS đọc b/thức.
- Ta phải tính gtrị của b/thức 6 + b với b bằng mấy? 
- Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
- Vậy gtrị của b/thức 6+ b với b = 4 là bao nhiêu?
- Y/c HS tự làm các phần còn lại.
HS chữa bài. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Vẽ các bảng số như BT2 SGK.
- Hỏi về bảng1: Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết điều gì? 
- Hỏi: Dòng thứ 2 trong bảng cho biết điều gì?
- x có những giá trị cụ thể nào?
- Khi x = 8 thì gtrị của b/thức 125+x là bao nhiêu?
- HS làm bài rồi chữa bài.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 3: 
- Hỏi: Nêu b/thức trong phần a?
- Hỏi: Phải tính giá trị của b/thức 250+m với những giá trị nào của m?
- Muốn tính giá trị b/thức 250+m với m=10 ta làm ntn? 
- Y/c HS làm VBT, sau đó ktra vở của một số HS.
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV:Tổng kết giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Thø ngµy th¸ng n¨m 2008
To¸n
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Củng cố về b/thức có chứa 1 chữ, làm quen với các b/thức có chứa 1 chữ có phép tính nhân.
 - Củng cố cách đọc & tính gtrị của b/thức.
Củng cố bài toán về thống kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
KTBC: (5’)
- GV: Gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
 - GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm.
Dạy-học bài mới(28’)
*Giới thiệubài: Giờ toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa một chữ & thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
*Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: - GV: y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài y/c chúng ta tính giá trị của b/thức nào? 
- Làm thế nào để tính được giá trị b/thức 6xa, với a=5?
- GV: Y/c HS tự làm các phần còn lại.
- GV: Sửa bài phần a,b y/c HS làm tiếp phần c,d.
Bài 2: - GV: Nhắc HS thay giá trị số vào b/thức rồi thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV y/c HS đọc & cho biết cột thứ ba trong bảng cho biết gì?
- Biểu thức đầu tiên trong bảng là gì?
- Bài mẫu cho giá trị của b/thức 8xc là bao nhiêu?
- Giải thích vì sao ở ô trống giá trị của b/thức cùng dòng với 8xc lại là 40? 
- Hdẫn: Số cần điền vào mỗi ô trống là giá trị của b/thức ở cùng dòng với ô trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
- GV: Y/c HS làm bài. Hdẫn sửa bài & cho điểm.
Bài 4: - Hỏi: Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu? 
- Gthiệu: Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có: P= a x 4.
- GV: Y/c HS đọc đề BT4 & làm bài.
- GV: Hdẫn sửa bài, nxét & cho điểm. 
 Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
TuÇn 2 TOÁN
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
MỤC TIÊU: Giúp HS: Ôn tập các hàng liền kề: 10 đvị = 1 chục, 10 chụ=
1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn. Biết đọc & viết các số có đến 6 chữ số.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình b/diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn... (SGK). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ(5’) GV: 2HS lên sửa BT đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2.Dạy ... : Tự tìm vài số chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2.
- Một số HS lên bảng viết kết quả (viết các số chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên trái, viết các số không chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên phải.)
- GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2: "Các số có chữ số tận cùng là: 2,4 6,8 thì chia hết cho 2"
GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
2) Giới thiệu số chẵn, số lẻ
- GV nêu: Các số chia hết cho 2 là số chẵn. Gọi HS nêu một số ví dụ về số chẵn.
- Hướng dẫn HS khai thác một cách nêu khái niệm về số chẵn nữa là: Các số có chữ số tận cùng là 2,4,6,8 là các số chẵn.
- GV nêu tiếp: "Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ" và tiến hành tương tự như trên.
3) Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho5.
- Tiến hành tương tự như tìm dấu hiệu chia hết cho 2.
- Cho HS tìm mối liên quan giữa dấu hiệu chia hết cho2 và 5.
4) Thực hành
Bài 1 (Trang 95,96): 
HS nêu yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
Yêu cầu HS giải thích lí do tại sao chọn các số đó.
Bài2(trang 95): HS nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3 (trang 95) HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
Bài 4 (trang 96): Yêu cầu HS làm miệng. 
5) Củng cố dặn dò: (2’)GV nhận xét giờ học. Dặn HS về làm bài tập .
TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1) Kiểm tra bài cũ: (5’)HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2,5. Nêu ví dụ.
GV nhận xét & ghi điểm.
2)Bµi míi : (28’)
 Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
Yêu cầu HS giải thích lí do tại sao chọn các số đó.
Bài2: 
HS nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
HS có thể làm bằng nhiều cách khác nhau.
Cách1: (Lần lượt xem từng số) rồi chọn các số là: 480, 2000, 9010.
Cách 2: Các số chia hết cho 5 có chữ số có tận cùng là: 0; 5
Các số chia hết cho 2 có chữ số có tận cùng là: 0; 2;4;6;8
Các số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 có chữ số có tận cùng là: 0
Bài4: 
Cho HS nêu nhận xét kết quả bài 3; khái quát kết quả phần a) của bài 3 và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Bài5: 
GV cho HS thảo luận từng cặp sau đó nêu kết luận: Loan có 10 quả táo.
3) Củng cố dặn dò: (2’)
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS về làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Tuần 18 TOÁN
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 9và không chia hết cho 9.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1)Bµi míi: (32’)
 Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
- Một số HS lên bảng viết kết quả (viết các số chia hết cho 9 và phép chia tương ứng vào cột bên trái, viết các số không chia hết cho 9 và phép chia tương ứng vào cột bên phải.)
- GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9: "Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9"
GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó.
2) Thực hành
Bài 1 HS nêu yêu cầu bài tập và nêu cách làm. 
- Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài2 HS nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3 HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
Bài 4 GV hướng dẫn HS cách làm một vài số đầu, chẳng hạn: 31 GV cho HS nhắc lại đề bài: Cần viết vào ô trống một chữ số thích hợp để 31 chia hết cho 9. Vậy làm thế nào để tìm được chữ số thích hợp đó? Có thể làm theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
Cách 1: Lần lượt thử với từng chữ số 0; 1; 2; ...; 9 vào ô trống, nếu có được tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chữ số đó là thích hợp. 
Cách 2: Nhẩm thấy 3 + 1 = 4, số 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và 9 chia hết cho 9. Vậy chữ số thích hợp cần điền vào ô trống là chữ số 5. 
Các bài còn lại cách làm tương tự.
Kết quả là: 315; 135; 225 
3) Củng cố dặn dò: (3’)
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Dấu hiệu chia hết cho 3
I. MỤC TIÊU .Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 3 và không chia hết cho3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1)Bµi míi : (32’)
 Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
- Một số HS lên bảng viết kết quả (viết các số chia hết cho 3 và phép chia tương ứng vào cột bên trái, viết các số không chia hết cho 3 và phép chia tương ứng vào cột bên phải.)
- GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9: "Các số có tổng các chữ số chia hết cho3 thì chia hết cho 3"
GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó.
 Thực hành
Bài 1 
- HS nêu yêu cầu bài tập và nêu cách làm. 
- Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài2
HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 3 HS tự làm vào vở. HS kiểm tra chéo lẫn nhau, vài HS nêu kết quả; cả lớp nhận xét.
Bài 4 HS tự làm sau đó chữ bài, chẳng hạn: 56 có thể viết 1 hoặc 4 vào ô trống.
3) Củng cố dặn dò: (3’)
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (32’) 
1/ Ôn bài cũ
GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9 rồi giải thích.
Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9 dưới dạng tổng quát.
GV nhấn mạnh: 
+ Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
+ Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3; 9.
2/ Thực hành
Bài1: GV yêu cầu HS tự làm vào vở. HS chữa bài. GV và cả lớp thống nhất kết quả đúng:
a) Các số chia hét cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816.
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816.
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 l à: 2229; 3576.
Bài2:GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
a) 945
b) 225; 255; 285.
c) 762; 768.
Bài3: GV cho HS tự làm rồi kiểm tra chéo lẫn nhau.
Kết quả đúng:
 a) Đ; b) S; c) S d) Đ
Bài4: Yêu cầu HS nêu lại đề bài, sau đó suy nghĩ để nêu cách làm. GV hướng dẫn HS xác định hướng làm bài như sau:
a) Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì? (Tổng các chữ số chia hết cho 9). Vậy ta phải chọn ba chữ số nào để lập số đó? (Chữ số 6; 1; 2 vì có tổng các chữ số đó là 6 + 1 + 2 = 9).
b) Số cần viết phải thỏa mãn điều kiện gì? (Tổng các chữ số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9) . Vậy ta cần chọn ba chữ số nào để lập các số đó?
Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả. 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
a) 612; 621; 126; 162; 261; 216
b) 120; 102; 201; 210.
3/ Củng cố dặn dò: (2’)GV củng cố nội dung bài học. Dặn HS về ôn lại bài.
TOÁN
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ(5’)
Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Thực hành(28’)
Bài 1:
GV cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
Bài2: GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm vào vở. 
a) Kết quả là: 64620; 5270
b) 57234; 64620.
c) 64620.
Bài3: Yêu cầu HS tự làm sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
Kết quả là:
a) 528; 558; 588.
b) 603; 693
c) 240
d) 354
Bài4: HS tính giá trị của từng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.
a) 2253 + 4315 – 173 = 6395; 6395 chia hết cho 5.
b) 6438 – 2325 x 2 = 1788; 1788 chia hết cho 2.
c) 480 – 120 : 4 = 450; 450 chia hết cho 2 và 5.
d) 63 + 24 x 3 = 135; 135 chia hết cho 5
Bài5: HS đọc bài toán. Yêu cầu HS phân tích: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; ...; lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
3/ Củng cố dặn dò: (2’)
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn bài.
TOÁN
Kiểm tra học kì
(Kiểm tra theo đề của Sở Giáo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan(5).doc