Kế hoạch bài dạy môn: Tự nhiên và xã hội - Bài 52: Cá

Kế hoạch bài dạy môn: Tự nhiên và xã hội - Bài 52: Cá

I Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát như cá gồm các bộ phận chính: Đầu, mình và các vây, các vây thì có vây mình, vây bụng, vây lưng và vây đuôi.

 - Biết được cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, có vảy bao phủ.

 - Nêu lợi ích của cá như: cá được sử dụng làm thức ăn, làm thuốc, làm cảnh.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được hình dạng, tên gọi của các con cá đã được quan sát.

 3. Thái độ.

 - Học sinh yêu thích môn học, biết cách bảo vệ loài cá: không làm ô nhiễm nguồn nước, vứt rác xuống kênh rạch, ao hồ; biết phê phán những hành vi đánh bắt cá sai, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài cá.

* Giáo dục bảo vệ môi trường: học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước, không vứt rác bừa bãi, vứt xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối. Bảo vệ sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật, trong bài học này là cá.

II. Đồ dùng dạy học.

 

doc 8 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn: Tự nhiên và xã hội - Bài 52: Cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Lớp: C10TH07 
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thu Hòa
Người soạn: Trương Thị Lệ Quí , Phạm Hoài Thương
Người dạy: Trương Thị Lệ Quí, Phạm Hoài Thương
Môn: Tự nhiên và xã hội
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và xã hội
 Bài: 52 CÁ
I Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát như cá gồm các bộ phận chính: Đầu, mình và các vây, các vây thì có vây mình, vây bụng, vây lưng và vây đuôi.
 - Biết được cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, có vảy bao phủ.
 - Nêu lợi ích của cá như: cá được sử dụng làm thức ăn, làm thuốc, làm cảnh.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được hình dạng, tên gọi của các con cá đã được quan sát.
 3. Thái độ.
 - Học sinh yêu thích môn học, biết cách bảo vệ loài cá: không làm ô nhiễm nguồn nước, vứt rác xuống kênh rạch, ao hồ; biết phê phán những hành vi đánh bắt cá sai, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài cá.
* Giáo dục bảo vệ môi trường: học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước, không vứt rác bừa bãi, vứt xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối. Bảo vệ sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật, trong bài học này là cá.
II. Đồ dùng dạy học.
Đối với Giáo viên:
Kế hoạch bài dạy.
Máy vi tính, màng chiếu.
Các hình trong SGK trang 100, 101.
Các hình ảnh về những hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến thủy sản.
Đối với Học sinh:
Sách giáo khoa, bút màu, viết. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Ổn định lớp.
Để bắt đầu tiết học hôm nay cô mời ban nga bắt cho lớp hát một bài hát nào.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 GV Hỏi: Một bạn hãy đứng lên nhắc lại cho cô và các bạn biết tiết trước chúng ta đã học bài gì ?.
 HS trả lời: Tiết trước chúng ta đã học bài Tôm, cua.
 GV Hỏi: 1. Hãy nêu những đặt điểm chính của Tôm và cua?
 	 2. Tôm, cua có lợi ích gì?
 HS Trả lời: 1. Tôm và cua có những đặc điểm, kích thước khác nhau nhưng chúng đều là động vật sống dưới nước và không có xương sống, chúng có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, có nhiều chân và chân có nhiều đốt.
 2. Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều đạm rất cần cho cơ thể người.
 GV nhận xét, tuyên dương.
 3. Các hoạt động dạy và học.
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài mới. 
*Hoạt động 1: Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận. 
- GV: Tiết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về tôm và cua là những loài động vật sống dưới nước và hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một loài động vật sống dưới nước nữa đó là cá. Cô và các em cùng đi vào bài mới Bài 52: Cá
 Cô mời 1 bạn nhắc lại tựa bài nào. GV nghi tựa bài lên bảng.
- GV H: Các em hãy kể tên những loại cá mà em biết?
- GV Nói: vừa rồi các em đã kể tên một số loài cá và sau đây cô có một số hình ảnh về các loại cá các em xem nhé.
- GV cho học sinh xem tranh, ảnh cá trên màng hình và yêu cầu HS quan sát.
- GV H: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá?
- GV nhận xét và cho HS xem tranh: Các bộ phận bên ngoài của cá gồm cò đầu, mình và các vây, các vây thì có vây mình, vây bụng, vây lưng và vây đuôi.
- GV H: Cá sống ở đâu? Cá thở và di chuyển bằng gì?
- GV nhận xét và cho HS quan sát tranh: Cá sống dưới nước, thở bằng mang và di chuyển bằng đuôi, các vay. 
 * Thảo luận nhóm 4.
- GV treo tranh cá và yêu cầu HS quan sát.
- GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 những câu hỏi sau:
 1. Bên ngoài cơ thể cá được bảo vệ bởi một lớp gì? 2. Khi ăn cá thì các em thấy bên trong của cá có nhiều cái gì? Và nó có chức năng gì?
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và cho HS xem tranh: 1. Bên ngoài cơ thể cá được bao bọc bởi một lớp vẩy.
 : 2. Cá có rất nhiều xương trong đó xương sống là xương chính, xương có chức năng nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các bộ phận bên trong của cá, xương giúp cá di chuyển dễ dàng.
- GV treo tranh cá và yêu cầu HS quan sát.
- GV H: Hãy chỉ và nói tên các lọai cá có trong hình?
- GV nhận xét và cho HS quan sát tranh: Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả, cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập.
- GV H: Hãy nêu những điểm giống và khác nhau (về cấu tạo của các bộ phận, kích thước, màu sắc) của những loài cá có trong hình?.
- Gv nhận xét Giống: Cá có những bộ phận như đầu, mình, đuôi và các vay. Cá là động vật có xương sống , cá sống ở dưới nước và thở bằng mang.
 Khác: Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả thì có vảy bao phủ còn cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập thì không có.
 Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá chim thì có kích thước nhỏ, Cá quả, cá ngừ thì vừa còn cá đuối, cá mập thì có kích thước lớn.
 Cá vàng thì có mau vàng và pha một chút màu đỏ cam, ca chim thì có màu xám đen với màu trắng, cá mập, cá đuối thì có màu trắng ở dưới bung và màu xanh đen ở phía trên.
- GV H: Những loài cá ở trong hình loài nào sống ở nước mặn và loài nào sống ở nước ngọt ?.
- GV nhận xét và cho HS xem tranh: Các loài cá nước ngọt: Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả. Các loài cá sống ở nước mặn: Cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập. Đặc biệt Cá chim có lọai sống ở nước ngọt và cũng có loại sống ở nước mặn.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS kể: Cá rô, cá lóc, cá mập, cá trê, cá diêu hồng, cá bông lao,.
- HS xem hình cá.
- HS quan sát tranh, ảnh Cá.
- HS trả lời: : Đầu, mình và các vây, các vay thì có vây mình, vây bụng, vây lưng và vây đuôi.
- HS lắng nghe và xem tranh Cá.
- HS trả lời: Cá sống dưới nước, thở bằng mang và di chuyển bằng đuôi, các vay. 
- HS lắng nghe và xem tranh.
- HS quan sát tranh Cá.
- HS Thảo luận.
- HS báo cáo: 
 1.Bên ngoài cơ thể cá được bao bọc bởi một lớp vẩy.
 2. Khi ăn cá thì em thấy cá có rất nhiều xương, xương có chức năng nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các bộ phận bên trong của cá, xuong giúp cá di chuyển dễ dàng.
- HS lắng nghe và quan sát tranh.
- HS quan sát tranh Cá.
- HS trả lời : Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả, cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập.
 - HS lắng nghe và xem tranh.
- HS trả lời: Giống: Cá có những bộ phận như đầu, mình, đuôi và các vay. Cá là động vật có xương sống , cá sống ở dưới nước và thở bằng mang.
 Khác: Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả thì có vảy bao phủ còn cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập thì không có.
 Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá chim thì có kích thước nhỏ, Cá quả, cá ngừ thì vừa còn cá chim, cá mập thì có kích thước lớn.
 - HS lắng nghe và quan sát tranh.
- HS trả lời: Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả thì sống ở nước ngọt còn cá chim, ca ngừ, cá đuối, cá mập thì sống ở nước mặn.
- HS lắng nghe và quan sát tranh
- Một số hình ảnh về cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
-Tranh Cá.
 => GV Kết luận:
- Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước và thở bằng mang. Trên cơ thể chúng thường có vẩy, có vây.
- Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài cá thì có những hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau tạo nên một thới giới cá phong phú và đa dạng.
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 2: (hoạt động cá nhân)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 2 bàn).
Củng cố và dặn dò.
- Học sinh nêu những lợi ích của cá trong cuộc sống của chúng ta:
+ Đối với đời sống.
+ Đối với sản xuất, xã hội
-HS xem hình
-Học sinh đọc yêu cầu sgk/ 101.
-Giáo viên cho học sinh vẽ và tô màu.
-Học sinh cử đại diện trình bày về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi (đánh giá thêm sự sáng tạo, trình bày thu hút, tạo hứng thú theo dõi). 
+Vừa chỉ và nói về hình dáng bên ngoài, các bộ phận của cá.
+Loài cá em vẽ là cá gì?
+Cá này sống ở nước ngọt hay nước mặn?
+Tại sao các em chọn, vẽ cá này?
+Em hãy nêu cách bảo vệ loài cá này ( số lượng, môi trường sống).
-Học sinh nhận xét về bài trình bày của nhóm bạn.
-Giáo viên nhận xét bài trình bày của các nhóm.
-Học sinh xem tranh, ảnh về việc nuôi và đánh bắt cá.
-Học sinh nêu những biện pháp đánh bắt cá có thể bảo vệ cá hợp lý.
Lưu ý: Hiện nay việc đánh bắt cá rất khó kiểm soát, do đó số lượng đàn cá giảm so với lúc trước, một số loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các em ăn cá nên mua những cá lớn mà ăn đừng ăn cá nhỏ.Khi ăn cá các em nên cẩn thận kẻo bị mắc xương cá.
-Giáo viên tóm lại nội dung bài học: ghi nhớ sgk/101.
-Học sinh đọc mục em cần biết.
-Các em về xem lại bài và sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài cá và các hoạt động nuôi, trồng, đánh bắt và chế biến cá.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS nêu.
- HS xem
-Học sinh đọc yêu cầu sgk.
-Học sinh tiến hành bài nhóm.
-Học sinh trình bày theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh nêu các biện pháp.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc .
- Học sinh lắng nghe và chuẩn bị.
Hình ảnh
Giấy vẽ và màu.

Tài liệu đính kèm:

  • docCA.doc