Kế hoạch dạy học Địa lý 4 - Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)

Kế hoạch dạy học Địa lý 4 - Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Địa lí

Bài 8: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DÂN TÂY NGUYÊN

Giáo viên thiết kế: Trần Thị Hường

 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Hoà

 Số Điện thoại: 0973162960

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của dân Tây Nguyên:

 + Sử dụng sức nước sản xuất điện.

 + Khai thác gỗ và lâm sản.

- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất: cung cấp gỗ,lâm sản, nhiều thú quý

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: lắm thác ghềnh.

- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới( rừng rậm, nhiều loại cây tạo thành nhiều tầng ), rừng khộp( rừng rụng lá mùa khô, rừng thưa )

- Chỉ trên bản đồ( lược đồ) kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: Sông Xê Xan. Sông Xrê Pôk, Sông Ba, Sông Đồng Nai)

HSKG

- Quan sát hình và kể tên các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các đồ gỗ.

- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.

GDHS cần phải có ý thức và những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường nơi mình đang sinh sống, học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh về Tây Nguyên.

Bài trình chiếu Powerpoirt, liên kết các ảnh tư liệu để hổ trợ.

Trò chơi giải ô chữ: 3 cái chuông

 

doc 7 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 538Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Địa lý 4 - Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Địa lí
Bài 8: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DÂN TÂY NGUYÊN
Giáo viên thiết kế: Trần Thị Hường
 	 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Hoà
	Số Điện thoại: 0973162960
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của dân Tây Nguyên:
 + Sử dụng sức nước sản xuất điện.
 + Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất: cung cấp gỗ,lâm sản, nhiều thú quý
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: lắm thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới( rừng rậm, nhiều loại cây tạo thành nhiều tầng), rừng khộp( rừng rụng lá mùa khô, rừng thưa)
- Chỉ trên bản đồ( lược đồ) kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: Sông Xê Xan. Sông Xrê Pôk, Sông Ba, Sông Đồng Nai)
HSKG 
- Quan sát hình và kể tên các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các đồ gỗ.
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
GDHS cần phải có ý thức và những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường nơi mình đang sinh sống, học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh về Tây Nguyên.
Bài trình chiếu Powerpoirt, liên kết các ảnh tư liệu để hổ trợ.
Trò chơi giải ô chữ: 3 cái chuông
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
1 phút
A.Kiểm tra bài cũ:( Slide 2)
Hình thức trắc nghiệm
Em hãy chọn đáp án đúng trong những câu sau:
Câu 1:Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên:
A. cây cao su, B. cây chè, C. cây ca phê
Câu 2: Đất ở Tây Nguyên là đất:
A. đất phù sa, B. đất ba dan, 
C. đất phèn
Câu 3: Con vật được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên:
A. con voi, B. con trâu, C. con bò
Cho cả lớp làm vào bảng con thời gian 1 phút, GV gõ bảng cả lớp đưa bảng con lên
Trình chiếu đáp án đúng.
GV nhận xét bài cũ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ngoài thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc, người dân Tây Nguyên còn khai thác sức nước và rừng để phục vụ đời sống và sản xuất. Hôm nay các em cùng cô tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên tiếp theo như thế nào nhé.GV trình chiếu đề bài lên bảng
Học sinh đọc kĩ câu hỏi chọn đáp án đúng nhất ghi vào bảng con, nghe hiệu lệnh của GV, HS đưa bảng lên
Câu 1: C. cây cà phê
Câu 2: B.đất ba dan
Câu 3: C. con bò
lắng nghe
Hoạt động 1: Khai thác sức nước
Từ Slide3 đến Slide 7
10 đến 12 phút
Trình chiếu lược đồ và yêu cầu học sinh quan sát, chỉ và kể tên các con sông ở Tây Nguyên
Gọi 1 học sinh lên chỉ trên lược đồ
Thảo luận nhóm 4
GV yêu cầu HS đọc mục 3 trong SGK để thảo luận nội dung câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
Câu 2:Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
Câu 3: Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
Gọi 1HS đọc các nội dung câu hỏi.
GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
Yêu cầu các nhóm làm việc.
Mời đại diện các nhóm 1trình bày
(mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi)
Mời các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét HS đã trình bày
GV trình chiếu 3 hình ảnh để hỗ trợ về nội dung liên quan đến các câu hỏi trên
GV trình chiếu lược đồ lên, yêu cầu HS quan sát và chỉ nhà máy thủy điện Y- a- li nằm trên sông nào?
Gọi 1 HS lên chỉ
GV nhận xét và trình chiếu nhà máy thủy điện nằm trên sông Xê Xan.
GV hỏi: Vậy sông Tây Nguyên có đặc điểm gì? Nêu ích lợi chúng?
GV kết luận:
-Sông Tây nguyên lắm thác ghềnh
- Thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thủy điện.
HS quan sát 
1 HS lên bảng chỉ và kể tên
- Sông Xê Xan
- Sông Xrê Pôk
- Sông Ba
- Sông Đồng Nai
Cả lớp nhận xét
1 HS đọc các câu hỏi
HS làm việc theo nhóm mình
Đại diện nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi.
-Vì các con sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.
- Khai thác sức nước để chạy tua- bin và sản xuất ra điện.
-Các hồ chứa nước có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường.
Các nhóm khác nhận xét
HS quan sát 
1 HS lên chỉ trên lược đồ
Nhà máy thủy điện Y-a-li nằm trên sông Xê Xan
Cả lớp nhận xét
HS quan sát.
HS trả lời:
Sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh.
Thuận lợi sức nước để làm thủy điện
Cả lớp nhận xét
Hoạt động 2:Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
Từ Slide 8 đến slide 16
11
 đến 13 phút
Quan sát tranh và cho biết:
Tây Nguyên có những loại rừng nào?
Trình chiếu hai loại rừng 
Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK để giải thích vì sao Tây Nguyên có nhiều loại rừng khác nhau?
GV nhận xét tuyên dương
Thảo luận nhóm đôi 
Hãy mô tả cho nhau nghe về rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. 
Gọi một số HS mô tả
GV nhận xét sau đó trình chiếu tranh và đáp án.
 Rừng Tây Nguyên cho ta sản vật gì?
GV nhận xét và trình chiếu các sản vật ở rừng Tây Nguyên
Vậy gỗ được dùng để làm gì?
Trình chiếu các sản phẩm để HS nhận biết gỗ được làm ra các sản phẩm rất quý giá.
Em hãy nêu đặc điểm của rừng Tây Nguyên?
GV nhận xét
Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
GV chốt ý kết luận:
Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ và lâm sản quý hiếm
Cần phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí và trồng rừng những nơi đất trống, đồi trọc.
rừng.
Trình chiếu các hình ảnh bảo vệ
HSKG
Bây giờ cô có một số câu hơi khó.Cô đố các em, em nào trả lời được thì được thưởng.
Hãy kể tên các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
GV nhận xét biểu dương HS trả lời đúng bằng một tràng pháo tay.
Trình chiếu các hình ảnh quy trình làm ra sản phẩm
Hãy giải thích nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
GV nhận xét và biểu dương HS trả lời đúng bằn một tràng pháo tay.
GV trình chiếu tranh về phá hoại rừng.
HS quan sát tranh để trả lời:
Có 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp
HS nhận xét
HS quan sát
HS đọc thông tin và trả lời:
Vì nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô .
HS khác nhận xét
HS quan sát thảo luận theo cặp để mô tả.
HS lần lượt đứng dậy mô tả:
Rừng rậm nhiệt đới là loại rừng rậm, nhiều loại cây với nhiều tầng, xanh tốt quanh năm.
Rừng khộp là loại rừng thưa, chỉ có một loại cây và rụng lá về mùa khô
Các HS khác nhận xét bổ sung.
HS theo giỏi.
HS trả lời:
Rừng Tây Nguyên cho nhiều sản vật, nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn có tre nứa, mây, song và các loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ôRừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý hiếm
HS khác nhận xét.
HS quan sát để biết được các sản vật ở Tây Nguyên.
HS trả lời:
Dùng để đóng bàn ghế, tủ, giường, 
HS quan sát
HS trả lời:
Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ và lâm sản quý khác.
HS khác nhận xét
HS trả lời:
Cần bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí, trồng rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
Cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe
HS quan sát
HS suy nghĩ và đứng dây nêu:
Khai thác gỗ- vận chuyển gỗ
- xưởng cưa xẻ gỗ- thợ mộc đóng
Cả lớp nhận xét.
HS quan sát
HS suy nghĩ trả
Do khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách không hợp lí
HS quan sát để hiểu thêm.
6 phút
	 Hoạt động 3: Trò chơi củng cố: Giải ô chữ
	Từ Slide17 đến 19
1phút
GV yêu cầu phổ biến cách chơi:
Bước1: Tổ chức hướng dẫn:
- Chia thành ba đội, mỗi đội gồm3 thành viên.
- Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, tìm từ khóa đúng được 20 điểm nếu trả lời sai từ khóa bị trừ 10 điểm.
Bước 2: Cách chơi
Mỗi đội chơi có được 2 lượt chọn:
Lượt 1: Mỗi đội được chọn một hàsng ngang bất kì trong thời gian 15 giây, nếu trả lời sai hoặc không trả lời được thì nhường quyền cho hai đội còn lại, đội nào lắc chuông trước thì được quyền trả lời.
Sau lượt 1 đội nào tìm ra được từ khóa thì đội đó thắng cuộc và kết thúc trò chơi. Nếu đội đó trả lời từ khóa sai thì bị trừ 10 điểm và tiếp tục chơi lượt 2. Đội nào tìm ra từ khóa trước thì đội đó thắng cuộc.
Bước 3: Tiến hành chơi
GV trình chiếu lần lượt từng câu mà HS đã chọn
Kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc thưởng một tràng pháo tay.
2. Nhận xét và dặn dò:
GV nhận xét tiết học(tinh thần, thái độ học tập của HS)
Dặn dò:Về nhà xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thành phố Đà Lạt.
HS lắng nghe luật chơi
Các đội tiến hành chơi
HS lắng nghe
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HÒA
GIÁO ÁN DỰ THI
MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 4
BÀI 8: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN( Tiếp theo)
Người thực hiện: Trần Thị Hường
Giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Hòa
Năm học: 2009- 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 4(1).doc