Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 theo hướng hiện đại

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 theo hướng hiện đại

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính, mỗi em có một cách nhìn riêng về cùng một vấn đề, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhỏ, học sinh thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội.

 Ngay khi nhận lớp mới ở năm học 2006 – 2007, tôi thấy đa số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là viết thiếu ý, ngại phát biểu trong giờ học, dẫn đến chất lượng học tập phân môn Tập làm văn chưa cao. Cho nên, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ góp phần giúp học sinh có thể dạn dĩ trước đám đông, trình bày to, rõ, mạch lạc bằng lời lẽ tự nhiên, dễ hiểu trong bài văn do chính tay mình làm. Vì vậy, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên là hết sức cấp thiết.

 Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào để phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ trong các năm qua. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được trình bày: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 theo hướng hiện đại”. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tốt để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 như mong muốn.

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 theo hướng hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính, mỗi em có một cách nhìn riêng về cùng một vấn đề, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhỏ, học sinh thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội.
	Ngay khi nhận lớp mới ở năm học 2006 – 2007, tôi thấy đa số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là viết thiếu ý, ngại phát biểu trong giờ học, dẫn đến chất lượng học tập phân môn Tập làm văn chưa cao. Cho nên, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ góp phần giúp học sinh có thể dạn dĩ trước đám đông, trình bày to, rõ, mạch lạc bằng lời lẽ tự nhiên, dễ hiểu trong bài văn do chính tay mình làm. Vì vậy, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên là hết sức cấp thiết.
	Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào để phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ trong các năm qua. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được trình bày: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 theo hướng hiện đại”. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tốt để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 như mong muốn.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
	1/- Quá trình phát triển kinh nghiệm:
	1.1 Thực trạng ban đầu:
	Khi baét ñaàu tìm hieåu vieäc hoïc taäp Taäp laøm vaên cuûa hoïc sinh, tôi thấy đa số học sinh rất thụ động, ít phát biểu, khi cần hỏi điều gì các em chậm đứng lên, dẫn đến việc thực hành làm văn chưa đạt yêu cầu, trình bày bài văn thì chưa rõ bố cục, câu văn thiếu mạch lạc, viết thiếu ý, diễn đạt ý chưa phù hợp, bài văn không có tính sáng tạo, lệ thuộc rất nhiều vào bài văn mẫu. Bên cạnh đó, còn tồn tại các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập Tập làm văn của các em. Trong khi đó thì giáo viên chỉ dành ít thời gian để sửa chữa những sai sót cho các em học sinh yếu vì sợ mất thời gian chung cho cả lớp.
	Qua khảo sát chất lượng học tập Tập làm văn vào đầu năm, tôi nhận thấy:
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2006 – 2007
2007 – 2008
2008 – 2009
05 – 14,2%
05 – 14,7%
07 – 21,2%
12 – 34,2%
11 – 32,3%
10 – 30,3%
10 – 28,5%
10 – 29,4%
09 – 27,2%
08 – 23,1%
08 – 23,6%
07 – 21,3%
	* Nhìn chung ở lớp 4 chương trình phân môn Tập làm văn gồm có các nội dung mà học sinh phải học như: viết thư, kể chuyện, miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn ).
Xuất phát từ vấn đề đó, tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:
	1.2 Biện pháp:
	a) Đối với loại bài dạy học sinh thực hiện viết thư:
	Cần phân biệt rằng, một bức thư của học sinh tiểu học không như một bức thư của người lớn, nghĩa là học sinh tiểu học viết thư ở mức độ đơn giản, đầy đủ yêu cầu cơ bản của một bức thư. Ở nội dung bài dạy này, giáo viên cần hình thành chắc cho học sinh mục đích viết thư và viết thư cho ai ?. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ, có thể viết thư cho bạn bè, cho người thân để thăm hỏi, động viên, chúc mừng, chia sẻ, thông báo tình hình học tập, bày tỏ ước mơ  Để học sinh viết thư đúng theo yêu cầu, tôi đã tiến hành một số cách sau đây:
	- Chuẩn bị bài viết thư mẫu các loại của năm học trước đã thu thập được để đọc mẫu cho học sinh tham khảo.
	- Nhận xét bài viết mẫu về việc sử dụng các từ ngữ, diễn đạt nội dung, cách trình bày một bức thư.
	- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh có thêm vốn từ phong phú, đa dạng để kết hợp vào việc viết thư.
	- Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, thông tin cho nhau những sự việc có liên quan đến viết thư.
	- Giáo viên có thể dùng bảng phụ trình bày một bức thư mẫu, đủ để học sinh cả lớp quan sát học tập.
	b) Đối với loại bài kể chuyện:
	- Để học sinh thực hiện tốt được kỹ năng kể chuyện ở lớp 4, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng kể. Yêu cầu học sinh về nhà tìm các câu chuyện khác sách giáo khoa để kể hay nhớ lại câu chuyện do chính học sinh tham gia tìm ra. Giáo viên cần phát huy có hiệu quả đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, vật thật ) để học sinh tri giác, từ đó kể được dễ dàng, chính xác, nhớ lâu câu chuyện đã kể.
	Chẳng hạn: Kể chuyện bài: “Ba lưỡi rìu”.
	- Giáo viên chuẩn bị 06 tranh minh họa đẹp, tương ứng 06 sự việc của truyện.
	- Yêu cầu học sinh xác định các nhân vật ở từng đoạn văn:
	+ Đoạn văn thứ nhất chỉ có một nhân vật là chàng tiều phu.
	+ Các đoạn còn lại đều có hai nhân vật là chàng tiều phu và ông cụ già.
	- Cần chú ý vừa kể, vừa tả nhằm góp phần thêm cho bài kể chuyện sinh động, và hấp dẫn hơn. 
	- Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm trong kể chuyện, tạo không khí hợp tác học tập. Đồng thời, tạo cơ hội cho các em học yếu tham gia hoạt động kể chuyện. 
	c) Đối với loại bài miêu tả:
	- Đối với loại bài này, tôi dặn dò học sinh về nhà quan sát các đồ vật, con vật gần gũi mà các em thường thấy ở xung quanh. Vào lớp, tôi cho học sinh thi đua cá nhân, nhóm tìm nhanh các đồ vật có thể tả. Sau đó gợi ý cho các em cách lập dàn ý một đoạn, một bài hoàn chỉnh và yêu cầu mỗi em phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép khi quan sát một đồ vật, một con vật và có nhiệm vụ giúp các em hệ thống lại các ý đã quan sát để lập thành dàn bài chi tiết đạt yêu cầu, có hệ thống.
	- Vào các tiết buổi chiều, tôi dành thời gian cho học sinh làm bài. Đối với các em học sinh yếu, tôi cho các em trình bày phần mở bài và kết luận. Thường thì học sinh yếu tôi gọi trong lúc này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót, ngoài những nụ cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em này.
	- Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý chi tiết, các em nối tiếp, hỗ trợ nhau thực hiện:
	+ Phần bao quát (01 em).
	+ Phần chi tiết (02 em).
	+ Hoạt động liên quan (01 em).
	Ví dụ 1: Kiểu bài tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. 
Yêu cầu thảo luận phần thân bài sau đây:
+ HS1: Tả bao quát, kích thước, màu sắc, chất liệu của cặp ?
+ HS2: Tả bên ngoài cặp gồm: mặt cặp, nắp cặp, quai đeo, ổ khóa.
+ HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì ?
+ HS4: Nêu ích lợi chiếc cặp ?
Sau khi thảo luận xong một nhóm học sinh trình bày:
+ HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da. Dài hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất đẹp.
+ HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp.
+ HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng bảng con, đồ dùng khác , ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ dùng như: áo đi mưa, chai nước, 
+ HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt.
Ví dụ 2: Kiểu bài tả về cây cối: “Tả cây có bóng mát” (cây phượng).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây phượng (hình vẽ) hoặc cây thật.
- Thảo luận nhóm 4, nêu lên kết quả quan sát.
+ HS1: Tả bao quát cây: hình dáng, cao hay thấp, màu sắc.
+ HS2: Tả cụ thể: thân cây, lá cây, hoa quả, vỏ cây xù xì, rễ cây ngoằn ngoèo nổi cả trên mặt đất.
+ HS3: Chim chóc, ong bướm bay vòng quanh.
+ HS4: Nêu ích lợi của cây phượng.
- Đến tiết trả bài viết, tôi cho học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về câu, từ, ý diễn đạt. Qua việc đọc bài hay, các em nêu lên được chỗ nào hay cần học hỏi ở bạn, ý nào còn thiếu sót được các bạn bổ sung và hoàn thiện ngay tại lớp. Từ đó, các em sẽ có vốn từ để vận dụng vào bài viết phong phú hơn.
d) Đối với loại bài tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn:
- Tóm tắt tin tức đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, trí nhớ tốt khi đọc qua một đoạn văn đã cho trước. Để lớp học sinh động, tôi phân nhóm học sinh thi đua nhau tóm tắt một bản tin do giáo viên đưa ra, sau đó chỉ định 02 nhóm trình bày trên bảng bằng giấy khổ to, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau, giáo viên bên cạnh uốn nắn, sửa chữa cho hoàn thiện.
Ví dụ: Tóm tắt các tin (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 109) bằng một hoặc hai câu.
Bản tin a: (thảo luận nhóm 6).
+ Tóm tắt bằng một câu: thỏa mãn những ý thích khác lạ, ở Vát-te-rát (Thụy Điển), người ta làm một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 13 mét.
+ Tóm tắt bằng hai câu: tại Vát-te-rát (Thụy Điển), có một khách sạn treo trên một cây sồi cao 13 mét dành cho những người thích nghỉ ở những chỗ khác lạ. Giá phòng nghỉ khoảng hơn sáu triệu đồng, một người, một ngày.
Bản tin b: (thảo luận nhóm 6).
	+ Tóm tắt bằng một câu: ở Pháp có một phụ nữ mở cư xá dành cho súc vật đi du lịch theo chủ.
	+ Tóm tắt bằng hai câu: thông tin rất đáng chú ý với du khách đi du lịch. Một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
	- Điền vào giấy tờ in sẵn: tôi yêu cầu học sinh đọc trước từng mục trong bài cần điền, chỗ nào không rõ phải hỏi ý kiến người lớn và phải điền thông tin chính xác, rõ ràng. Mỗi học sinh chuẩn bị cho mình một mẫu “Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng” để thực hành điền vào các thông tin.
	- Sau một thời gian thảo luận nhóm, học sinh từng nhóm phát biểu và nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt lại ý các câu trả lời của học sinh.
	- Từng học sinh làm bài của mình.
	- Giáo viên chấm 05 – 07 bài và nhận xét.
	- Giáo viên đọc bài hay.
	2/- Song song đó là việc giảng dạy kỹ các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết (luyện thêm), Chính tả, Luyện từ và câu cũng giúp học sinh thực hành tốt cho phân môn Tập làm văn. Đây là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì giảng dạy của giáo viên cho toàn bộ môn Tiếng Việt.
	3/- Thầy, cô giáo là tấm gương sáng cho các em. Do đó, bản thân giáo viên trước hết cần chuẩn bị kỹ tiết dạy và cách trình bày cũng phải chuẩn mực để học sinh học tập.
	4/- Tăng cường hình thức thi đua, khen thưởng, hạn chế phê bình, có nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
5/- Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
	5.1 Kết quả:
	Qua 02 năm học, 2007 – 2008, 2008 – 2009 vaø cuoái kyø I naêm hoïc 2009 – 2010 tôi thấy kết quả đạt được như sau: 
	- Học sinh chủ động hơn trong tiết Tập làm văn.
	- Biết lập dàn ý chi tiết khi miêu tả.
	- Học sinh diễn đạt được rõ ràng ý mình muốn nói.
	- Không còn lệ thuộc vào bài văn mẫu.
	- Kỹ năng làm văn được nâng cao, từ đó bài viết của các em đạt kết quả cao.
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Cuoái naêm : 2007 - 2008
Cuối năm : 2008 – 2009
Cuoái kỳ I: 2009 – 2010
11 – 32,3%
12 – 36,3%
14 – 42,4%
12 - 35,4 %
12 – 36,3%
15 – 45,4%
11 – 32,3%
9 – 27,4%
04 – 12,2%
5.2 Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. Tuy nhiên, phạm vi thực hiện chưa rộng, chỉ dừng lại ở các lớp dạy 02 buổi/ngày. Thực hiện theo phương pháp mới như trên đã góp phần rất lớn về việc học tập của các em, giúp các em học tập ngày một tiến bộ.
5.3 Nguyên nhân thành công và tồn tại:
- Giáo viên xác định được mục tiêu dạy học theo phương pháp mới, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giáo viên đóng đúng vai trò người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động.
- Xác định đúng đặc trưng bộ môn, vị trí, mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Hình thành phương pháp và kỹ năng quan sát gắn với từng kiểu bài để học sinh có đủ ý. Sau đó giúp các em hình thành dàn ý chi tiết, mạch lạc, hợp lý làm cơ sở cho học sinh viết đoạn, viết bài tốt.
- Chấm, chữa bài thường xuyên, kịp thời để phát hiện những gì còn sai sót của các em và có hướng sửa chữa, nhất là học sinh yếu. 
- Có tinh thần trách nhiệm cao “Vì sự nghiệp giáo dục toàn diện trẻ”, có lòng tận tụy, yêu thương học sinh. Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị chu đáo các hoạt động dạy học cũng như các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho tiết học đạt hiệu quả cao.
- Luôn động viên, khen ngợi kịp thời các em học sinh yếu dù là tiến bộ nhỏ nhất. Không áp đặt, không chê bai khi học sinh viết sai, viết thiếu ý hoặc diễn đạt câu chưa đúng. 
Bên cạnh đó, còn một vài phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình, còn trông chờ, ỷ lại toàn bộ cho giáo viên chủ nhiệm làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động giảng dạy của giáo viên.
5.4 Bài học kinh nghiệm:
- Vận dụng linh hoạt các phương hướng dạy học giúp học sinh hứng thú, tranh luận sôi nổi trong giờ học.
- Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, học hỏi nhau qua các bài học.
- Giáo viên có sự đầu tư suy nghĩ trong từng kiểu bài Tập làm văn cụ thể, điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hợp lý giúp học sinh đều có thể làm bài được và làm bài tốt.
- Hoạt động tổ chuyên môn đều đặn, đi sâu vào các vấn đề khó, bàn bạc thảo luận nội dung dạy học từng kiểu bài, nhất là đối với các em yếu.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, họp phụ huynh hàng tháng để thông báo, trao đổi tình hình học tập của học sinh.
- Tổ chức học sinh ở cùng lớp, gần nhà để hợp nhóm học tập, phân công đôi bạn học tập.
III- KẾT LUẬN:
	Tập làm văn là môn học thực hành, là sản phẩm tổng hợp của các phân môn Tiếng Việt. Qua luyện tập, thực hành học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành tập làm văn, viết đoạn, bài mạch lạc, diễn đạt ý hay và ngày một nâng cao. Vì thế, bản thân từng giáo viên phải đầu tư hơn nữa cho từng giờ dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, để các em có điều kiện tham gia vào hoạt động học tập đều đặn, có hứng thú khi vào học tiết Tập làm văn.
	Do vậy, trong giờ học giáo viên phải uốn nắn, hướng dẫn các em nhận xét, chuẩn bị ứng phó với các tình huống sư phạm. Giờ tập làm văn đảm bảo theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, các em được học tập tích cực, chủ động và sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự nhiên, không gò bó, rập khuôn máy móc. Tuy nhiên, học sinh vẫn còn một số khó khăn khi quan sát, tìm ý để viết bài. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn cho học sinh, động viên và khuyến khích các em mạnh dạn, tích cực hơn. Có như thế thì chất lượng học tập Tập làm văn của học sinh được nâng cao và công việc giảng dạy của người giáo viên mới đạt hiệu quả.
	Trên đây là một số suy nghĩ tìm tòi của tôi trong quá trình dạy học sinh thực hành tập làm văn. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu, và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên những vấn đề nêu trên không khỏi những sai sót.
Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình nhiệt tình của Ban Giám hiệu, của các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học ngày một tốt hơn.
Tôi chân thành cảm ơn !
Người viết
Nguyễn Hoài Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM - GV NGUYEN HOAI THANH.doc