Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học

Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học

1.1. Lý do chọn đề tài

"Chắc các bạn ai cũng biết đến Singapore như một quốc gia tươi đẹp, thân thiện, mà như cách nói của chúng tôi là một đất nước vườn hoa. Nhưng để có được hôm nay, không phải một sớm một chiều, qua một đêm ngủ dậy là làm được”.

Còn ở Việt Nam thì sao? Hiện nay nhiều thành phố trong cả nước đang tập trung xây dựng Nếp sống văn hoá văn minh trong đô thị - thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong gia đình, công sở, nơi công cộng và khi tham gia giao thông. Đặc biệt, vận động xây dựng môi trường xanh - sạch – đẹp, tạo vẻ mỹ quan đô thị là vấn đề đang đặt ra cấp thiết đối với chúng ta. Để làm được diều đó không chỉ là một sáng, một chiều mà là cả một quá trình lâu dài diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đó là ý thức, lương tâm, tinh thần trách nhiệm. Vậy giáo dục ý thức như thế nào? Chắc chắn không phải bằng tuyên truyền đại trà, từ xa ập xuống vì ta bỏ nhiều công sức mà không hiệu quả. Mà phải giáo dục từ “ Vi môi trường” tức là giáo dục trong từng gia đình, từng lớp học ở trong nhà trường, Xuất phát từ những vấn đề đó mà tôi có hiến kế “ Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học”.

 

doc 13 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
"Chắc các bạn ai cũng biết đến Singapore như một quốc gia tươi đẹp, thân thiện, mà như cách nói của chúng tôi là một đất nước vườn hoa. Nhưng để có được hôm nay, không phải một sớm một chiều, qua một đêm ngủ dậy là làm được”. 
Còn ở Việt Nam thì sao? Hiện nay nhiều thành phố trong cả nước đang tập trung xây dựng Nếp sống văn hoá văn minh trong đô thị - thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong gia đình, công sở, nơi công cộng và khi tham gia giao thông. Đặc biệt, vận động xây dựng môi trường xanh - sạch – đẹp, tạo vẻ mỹ quan đô thị là vấn đề đang đặt ra cấp thiết đối với chúng ta. Để làm được diều đó không chỉ là một sáng, một chiều mà là cả một quá trình lâu dài diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đó là ý thức, lương tâm, tinh thần trách nhiệm. Vậy giáo dục ý thức như thế nào? Chắc chắn không phải bằng tuyên truyền đại trà, từ xa ập xuống vì ta bỏ nhiều công sức mà không hiệu quả. Mà phải giáo dục từ “ Vi môi trường” tức là giáo dục trong từng gia đình, từng lớp học ở trong nhà trường,Xuất phát từ những vấn đề đó mà tôi có hiến kế “ Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học”.
1.2. Môc ®Ých nghiªn cøu:
Một số giải pháp thực hiện “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về các giải pháp thực hiện “ Bồn hoa không cỏ,đường đi không rác” ở trong trường học.
- Nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về các giải pháp thực hiện “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường học.
- Nghiên cứu những vấn đề thực trạng về các giải pháp thực hiện “ Bồn 
 hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường học.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiªn cøu về một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường học.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Ph­¬ng ph¸p s­u tÇm tµi liÖu, th«ng tin.
- Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu tµi liÖu.
- Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch th«ng tin, tµi liÖu.
- Ph­¬ng ph¸p tæng hîp th«ng tin, tµi liÖu.
1.6. Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát:
- Häc sinh tiÓu häc.
- Sân trường, bồn hoa cây cảnh của nhà trường.
1.7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
	Qua kết quả giáo dục học sinh trong quá trình làm công tác đội và giảng dạy từ đầu năm học 2009- 2010 và hết năm học 2010- 2011, tôi đã chủ ý đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này tôi nhận thấy có nhiều thiếu sót chưa thực hiện được ở trường học góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong đô thị.
Vì thế tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu cụ thể các bước sau:
B­íc 1: Nghiªn cøu ®èi t­îng lµ häc sinh và khu vực trường học.
B­íc 2: Kh¶o s¸t thùc tÕ.
B­íc 3: T×m hiÓu nguyªn nh©n cña vÊn ®Ò nµy.
B­íc 4: T×m biÖn ph¸p gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
B­íc 5: Kh¶o s¸t kÕt qu¶.
B­íc 6: Rót ra kinh nghiÖm cho b¶n th©n.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở khoa học của “ Một số giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” ở trong trường tiểu học”.
2.1.1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, “Năm 2010 – Năm thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị” Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đối với các thành phố trong cả nước về thực hiện nếp sống văn hóa văn minh đô thị - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân Thành phố về thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong gia đình, công sở, nơi công cộng ; vận động xây dựng môi trường xanh - sạch – đẹp, tạo vẻ mỹ quan đô thị. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước thì công tác tuyên truyền giáo dục ý thức là một vấn đề quan trọng. Giáo dục ý thức con người xuất phát từ việc giáo dục học sinh trong trường học. 
Chúng ta đã biết, trường học là môi trường giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể - Mĩ. Giáo dục trí tuệ luôn gắn bó mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức hướng vào việc bồi dưỡng hình thành nhân cách trong sáng của người học sinh với tư cách là người lao động, người công dân,sáng tạo, xây dựng quê hương đất nước. Với ý nghĩa đó, giáo dục lao động là một bộ phận của quá trình giáo dục đạo đức- nhân cách, trong nhà trường. Với phương châm: “Học đi đôi với hành”, giáo dục lao động cũng chính là một hình thức thực hành trên cơ sở lí thuyết mà giáo viên truyền thụ hàng ngày. Giáo dục lao động bồi dưỡng cho học sinh tinh thần và thái độ lao động, sẵn sàng tham gia lao động vì hạnh phúc chung, vì lợi ích chính đáng của bản thân mình. Giáo dục lao động hình thành ở học sinh nhu cầu, nguyện vọng được lao động, xem đó là nguồn gốc của mọi sáng tạo, đem lại hạnh phúc ấm no cho tất cả mọi người. Trong từng môi trường giáo dục, mỗi nơi có một mức độ giáo dục lao động khác nhau nhưng để hình thành cho các em thói quen hăng say lao động hay ý thức được lao động là có ích và đặc biệt là ý thức lao động để bảo vệ môi trường.để giúp các em có ý thức định hướng và lựa chọn ngành nghề cho bản thân trong tương lai thì không phải một sớm một chiều mà phải hình thành cho các em thái độ lao động đúng đắn ngay từ trên ghế nhà trường tiểu học. 
Giáo dục lao động đối với học sinh tiểu học là gì? Như Bác Hồ đã nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tuỳ theo sức của mình”, giáo dục lao động đối với người học sinh tiểu học là phải giáo dục các em làm tốt công việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, công việc vệ sinh trực nhật trong lớp học, ngoài sân trường, vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung góp phần bảo vệ môi trường trong sạch. Để các em làm tốt phần việc của mình thì vai trò của người giáo viên phụ trách là vô cùng quan trọng.
2.1.2. C¬ së thùc tiÔn:
Chúng ta đang sống ở một đất nước, một thành phố đang vươn mình để trở thành một thành phố lớn mạnh, một đất nước công nghiệp và hiện đại. Những điều chúng ta dạy cho con em trong gia đình, nơi nhà trường, nơi đoàn thể nếu không đến nơi, đến chốn sẽ “bình thản” chứng minh ngược lại. Chính vì thế mà hơn nơi nào hết ngay trong các trường học cần phải giáo dục ý thức lao động cho học sinh để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Trong thực tế hiện nay, trên các đường phố rác thải bừa bãi, có những khi chất đống cả tuần vì không có bãi đổ rác. Trước các ngõ ngách, rác thải vung vãi khắp nơi, có những chỗ thùng rác thì trống không nhưng xung quanh thùng thì rác thải chen nhau đứng,... đó là do đâu? Chính là xuất phát từ ý thức của người dân.
Trong các trường học rác thải cũng không ít, mỗi ngày có rất nhiều rác nào là giấy loại, bao kẹo, bánh, lá cây,.. có những lúc không đốt kịp thời hay là do trời mưa không làm vệ sinh được nên khi ai nhìn vào một trường học như thế thì không tìm thấy một chút mĩ quan nào. Vậy, nguyên nhân là ở chỗ nào? Quả thật đó chính là do ý thức của học sinh và những người làm công tác giáo dục. 
2.1.3. Thực trạng vấn đề
2.1.3.1. Tình hình chung:
Trường chúng tôi có 15 lớp với 415 học sinh, lớp tôi phụ trách 27 em. Trường tôi là một trong những trường có khuôn viên đẹp, có tới ....bồn hoa cây cảnh trong đó có bồn cây trung tâm được chăm bón thường xuyên nên nó đã làm nỗi bật trong vườn hoa của trường.
2.1.3.2. Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua trường chúng tôi luôn được công nhận là trường đạt tiêu chuẩn “ Xanh- sạch- đẹp và thân thiện”. Hàng năm cứ độ Tết đến xuân về trường lại giấy lên phong trào “ Tết trồng cây” do đó bồn hoa cây cảnh lúc nào cũng phong phú và tốt tươi.
Bên cạnh đó nhờ sự chăm sóc chu đáo của người lao công cũng như ý thức trong lao động của học sinh nên đã góp phần làm cho bộ mặt nhà trường có nhiều đổi mới.
2.1.3.3. Những tồn tại:
Hiện nay, trong các trường tiểu học phần lớn đã có lao công dọn vệ sinh, học sinh chỉ làm một số công việc như lao động vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân,... mặc dù vậy nhưng sân trường thường xuyên có rác, bồn hoa cây cảnh vẫn còn rất nhiều cỏ. Vậy nguyên nhân do đâu? 
Về phía giáo viên Tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên tổng phụ trách đội chưa có kế hoạch để phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng lớp cũng như giao trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng trong nhà trường.
Một số giáo viên đang coi nhẹ việc giáo dục lao động cho học sinh tiểu học, vì nghĩ rằng các em tuổi còn nhỏ nên vấn đề lao động là công việc nặng nhọc. Còn số khác thì nghĩ việc nhổ cỏ, quét rác là làm mất thời gian, làm tăng thêm công việc cho cả giáo viên và học sinh.
Một số giáo viên bán trú chưa thường xuyên nhắc nhở học sinh bỏ rác đúng nơi quy định.
Về phía HS:
Phẩn lớn học sinh chưa có ý thức cao trong việc giữ vệ sinh môi trường các em còn xé giấy xếp máy bay, xếp pháo giấy,...chơi xong vứt bừa bãi.
Một số học sinh ăn quà vặt, học sinh bán trú ăn quà chiều xong chưa bỏ rác đúng nơi quy định.
Về phía gia đình.
Do xuất phát từ môi trường giáo dục ở gia đình, hiện nay phần lớn con em về nhà không được bố mẹ quan tâm nhiều về việc giáo dục lao dộng mà chỉ quan tâm đến việc ăn uống rồi học bài, các em phải đi học toán, tiếng việt cả ngày, cả đêm thậm chí cả thứ bảy và chủ nhật không có thời gian để làm công việc khác giúp đỡ gia đình mặc dù đó chỉ là việc quét dọn nhà cửa hay trông em dẫn tới việc lao động dọn vệ sinh ở trường học càng thêm chây lười.
Xuất phát từ thực trạng đó mà tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bồn hoa không cỏ”, “ Đường đi không rác” trong nhà trường.
2.1.4.Các giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ “Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” trong nhà trường.
2.1.4.1. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của giáo viên phụ trách đội .
Như chúng ta đã biết, hiện nay toàn thành phố đang ra sức thực hiện đề án “ Nâng cao chất lượng nếp sống văn hóa, văn minh trong đô thị”, để thực hiện tốt điều này không phải nói là làm được mà đòi hỏi phải có một quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người. Vậy thì đối với lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải giáo dục như thế nào? Đặc biệt là học sinh tiểu học đê ...  gàng.
+ Phải lao động theo sự phân công của tổ trưởng, lớp trưởng
+ Tất cả các em là học sinh trong nhà trường thì phải tham gia lao động trừ những em khuyết tật đặc biệt.
+ Không vứt rác bừa bãi ở mọi nơi trong trường học.
+ Khi ra đường cần phải giữ vệ sinh công cộng.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Không ăn quà vặt trong trường.
.+ Phải thường xuyên chăm sóc bồn hoa cây cảnh cũng như “đoạn đường của em” lúc nào cũng sạch sẽ. 
- Với học sinh bán trú, giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, ngồi tại lớp để ăn quà chiều, ăn xong bỏ rác vào thùng rác của lớp
 Giáo viên cho học sinh học thuộc những nội quy đó để học sinh nhớ và thực hiện cho tốt
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp theo dõi, xếp thi đua.
Trở lại với nhiệm vụ được giao của lớp 4C: Đối với công việc này nhìn vào thấy rất đơn giản nhưng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch rõ ràng cho mọi đối tượng có liên quan.
 - Sau khi nhận được nhiệm vụ mà tổng phụ trách đội giao phó thì điều đầu tiên là giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên phải đưa các bạn trong đội phụ trách của lớp đến trực tiếp chia khu vực cho mỗi tổ, mỗi tổ phụ trách mỗi vùng, mỗi đoạn đường mà nhà trường phân công.
Để làm tốt điều này giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lớp, không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ lớp thấy được trách nhiệm của mình trong việc quản lý các bạn thực hiện nhiệm vụ mà cô giáo đã giao cho bằng cách họp các thành phần cán bộ lớp bao gồm: Lớp trưởng, lớp phó lao động, các tổ trưởng, nhóm trưởng, phổ biến kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng em. 
Sau đó, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh cách làm:
Như chúng ta biết, học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Để giúp học sinh làm tốt việc này, bước đầu giáo viên phải cùng làm với học sinh, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các em, sau một số buổi thì công việc này chỉ có lớp trưởng và lớp phó phụ trách lao động làm mà giáo viên chỉ là người theo dõi nhắc nhở chung.
Thường xuyên tuyên dương, động viên những tổ chăm sóc tốt bồn hoa cây cảnh cũng như đoạn đường của mình vào buổi sinh hoạt lớp vào sáng thứ 6 hoặc buổi chào cờ đầu tuần 
- Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình các em.
* Với hội cha mẹ học sinh:
Tại các buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm ngoài việc thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường thì phải thông báo về những nội quy quy định rõ ràng về công việc lao động tối thiểu (lao động vệ sinh lớp học, lao động vệ sinh sân trường và chăm sóc bồn hoa cây cảnh,...) mà mỗi học sinh cần thực hiện ở trường học để đôn đốc học sinh thực hiện.
   - Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu hơn về vấn đề giáo dục lao động cho học sinh ở nhà trường tiểu học nó có vai trò hết sức quan trọng tạo cho các em ý thức lao động tự phục vụ và ý nghĩa của công việc mà mình đã làm. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng những em lười biếng hay trốn tránh trong lao động.
   - Giáo viên tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến quá trình rèn luyện của học sinh ở trường. Gia đình phải có sự phân công rõ ràng về công việc lao động vệ sinh ở nhà như quét dọn nhà cửa, để góp phần bảo vệ môi trường chung cho các em tham gia lao động dọn vệ sinh thôn xóm.
Ban chấp hành hội phụ huynh của lớp phải có trách nhiệm đưa ra điều lệ hoạt động của hội. Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội. Từng thành viên trong BCH nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua giáo viên chủ nhiệm thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.
   * Thông qua sổ liên lạc.           
   - Tôi đã sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm. Thông qua sổ liên lạc giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. Tuy nhiên, việc liên lạc với cha mẹ học sinh về vấn đề rèn luyện của học sinh không chỉ là liên lạc kèm theo thời gian liên lạc giữa mỗi học kì và cuối mỗi học kì mà phải thường xuyên có thể liên lạc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác.
* Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương. 
   Học sinh tiểu học  ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ở địa phương, đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên. Ở đây, mỗi tuần có tổ chức dọn vệ sinh thôn xóm một lần, tôi đã phối hợp chặt chẽ với Bí thư Đoàn phường họ giao nhiệm vụ và quản lí thật sát sao để các em tham gia lao động có hiệu quả. 
Ngoài ra tôi đã thường xuyên viết các kịch bản về vấn đề này gửi lên Ban phát thanh của liên Đội để phát thanh tuyên truyền rộng rải trong và ngoài nhà trường. Sau đây là một kịch bản ngắn về việc tuyên truyền “ Nâng cao chất lượng nếp sông văn hóa trong nhà trường”, kịch bản có tựa đề:
“ Nhóm tôi”
Sau 3 tiếng trống, báo hiệu giờ ra chơi đã hết, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp bắt đầu, không ai bảo ai, các nhóm đã ngồi lại ngay ngắn để họp. Nhóm tôi gồm 5 người. 
Nhóm trưởng(Đức): Các bạn ơi, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hôm nay là tiết lao động vệ sinh sân trường đấy.
Cả nhóm(CN)( đồng thanh): Ừ nhỉ! Thôi chúng ta đi làm thôi!.
Đức: Khoan đã, chờ mình một tí, mình có ý kiến thế này: Tuần trước trời mưa, chúng ta không lao động nên cỏ ở khu vực của nhóm mình rất nhiều. Do đó tất cả tập trung nhổ cỏ trước, sau đó bạn Hùng và bạn Mạnh đi múc nước tưới cây còn mình và các bạn còn lại đến quét rác ở đoạn đường của nhóm mình.
CN: Bọn mình đồng ý. Chúng ta đi làm nào!
Ra đến khu vực của nhóm, không đợi nhóm trưởng nhắc nhở, các bạn cắm cúi làm.
Đức: Tường Vi ơi, sang bên này nhổ giúp Hà Mi với, bên này đang còn nhiều cỏ quá! 
Tường Vi: Ừ, để mình sang, mình còn ít nữa thôi.
Trong khi làm việc các bạn rất vui vẽ, tay thì nhổ cỏ nhưng vẫn nói cười. Sau một thời gian ngắn các bạn đã làm sạch cỏ bồn hoa của nhóm. Đức: Bây giờ cứ theo công việc đã phân công các bạn đi làm tiếp nhé!
Bạn Hùng và bạn Mạnh đi múc nước tưới hoa, còn các bạn khác thì đi quét dọn đoạn đường của nhóm. 
Chẳng mấy chốc, cả nhóm đã hoàn thành phần việc của mình.
Đức: Các bạn tập trung lại đây nào! Mình nhận xét, tiết lao động hôm nay, mình tuyên dương tất cả các bạn, các bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Nhân đây mình nhắc thêm các bạn, các bạn đừng quên là phải thường xuyên để ý đến đoạn đường của nhóm đừng để cho rác “ghé thăm” đoạn đường của mình nhé. Khi thấy có rác các bạn phải cúi xuống nhặt rác bỏ ngay vào thùng rác ! Tuy nhiên, không phải chỉ ở đoạn đường của nhóm mình mà tất cả mọi nơi trên khu vực trường các bạn nên làm như vậy thì mới nhắc nhở được mọi người giữ gìn vệ sinh chung có phải không ?
Các bạn vừa nghe khịch bản “ Nhóm tôi” rất ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa đấy. Qua kịch bản này, bọn mình muốn cho các bạn thấy được quy trình làm việc và ý thức lao động của các bạn trong nhóm rất rõ ràng và có trách nhiệm cao đồng thời phải có tinh thần đoàn kết nhất trí thì sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Một số kết luận.
Để giáo dục học sinh có ý thức cao trong việc thực hiện nhiệm vụ “Bồn hoa không cỏ, đường đi không rác” trong nhà trường thì cần:
- Biết phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục học sinh như đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường; hội cha mẹ học sinh; các tổ chức đoàn thể có liên quan ở địa phương và đặc biệt là phối hợp với gia đình học sinh.
- Có kế hoạch rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng giáo dục.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát, theo dõi chặt chẽ khi học sinh lao động.
- Phải tuyên dương, động viên tinh thần đối với những cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhắc nhở những cá nhân hay tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.2. Một số kiến nghị:
3.2.1. Với các tổ chức đoàn thể ở địa phương:
Cần quan tâm đến việc giáo dục lao động cho học sinh, mỗi tuần nên tổ chức cho con em vệ sinh đường làng, ngõ ngách một lần, tạo cho các em thói quen giữ vệ sinh chung.
3.2.2. Với Ban giám hiệu nhà trường 
Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho ban chỉ đạo công tác lao động trong trường có kế hoạch rõ ràng, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tập thể để giáo dục các em ý thức lao động góp phần bảo vệ môi trường “ Xanh- sạch- đẹp và thân thiện”.
3.2.3. Với cấp trên:
Cần tổ chức đại trà các cuộc thi với chủ đề: Nâng cao chất lượng nếp sống văn minh trong nhà trường. sau đó nâng dần lên cuộc thi: “Nâng cao chất lượng nếp sống văn hóa văn minh trong đô thị”.
Thường xuyên đến các đơn vị để kiểm tra, động viên, khuyến khích các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng nếp sống văn hóa văn minh trong trường học”.
Trên đây chỉ là một hiến kế nhỏ tham gia thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng nếp sống văn hóa trong trường học”. Chắc chắn rằng bài viết còn rất nhiều hạn chế, rất mong được các thầy cô giáo giúp đỡ để em có thể làm tốt hơn công việc được giao.
 Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2011
 NGƯỜI VIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docHien ke.doc