Sáng kiến kinh nghiệm Dạy luyện từ và câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy luyện từ và câu lớp 4

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

1- Cơ sơ lý luận.

 Năm 2001 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành chương trình tiểu học mới, chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm đã có và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việcdạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

 - Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng nó cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, về ngôn ngữ nói chung. Ngay từ lúc chưa đến trường trẻ em đã có những hiểu biết sơ bộ về tiếng mẹ đẻ. Những tri thức mà các em được tiếp thu qua môn Tiếng Việt trong nhà trường mang tính hệ thống chặt chẽ có cơ sở khoa học. Những tri thức này được cung cấp dần dần từ lớp dưới lên lớp trên, đề cập ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ, tất cả các loại đơn vị và các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở hiểu biết về nó mà quan trọng là sử dụng nó một cách thành thạo và có hiệu quả. Cho nên môn Tiếng Việt vừa cung cấp những tri thức vừa rèn luyện kỹ năng sử dụng ở 4 phương diện: Nghe , nói, đọc, viết.

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2020Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến Kinh nghiệm
Dạy luyện từ và câu lớp 4
Phần I : Phần mở đầu
1- Cơ sơ lý luận.
 Năm 2001 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành chương trình tiểu học mới, chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm đã có và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việcdạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới. 
 - Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng nó cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, về ngôn ngữ nói chung. Ngay từ lúc chưa đến trường trẻ em đã có những hiểu biết sơ bộ về tiếng mẹ đẻ. Những tri thức mà các em được tiếp thu qua môn Tiếng Việt trong nhà trường mang tính hệ thống chặt chẽ có cơ sở khoa học. Những tri thức này được cung cấp dần dần từ lớp dưới lên lớp trên, đề cập ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ, tất cả các loại đơn vị và các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở hiểu biết về nó mà quan trọng là sử dụng nó một cách thành thạo và có hiệu quả. Cho nên môn Tiếng Việt vừa cung cấp những tri thức vừa rèn luyện kỹ năng sử dụng ở 4 phương diện: Nghe , nói, đọc, viết. 
 Môn Tiếng Việt là môn học nhằm rèn luyện khả năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn giúp học sinh rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy nó gắn bó mật thiết với quá trình nhận thức tư duy của con người cùng hình thành song song và phát triển. Vì thế nâng cao năng lực ngôn ngữ môn Tiếng Việt cũng đồng thời nâng cao năng lực tư duy. Do vậy môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng nó giúp học sinh tiếp nhận và diễn đạt tốt các kiến thức học trong nhà trường, nó vừa cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống Tiếng Việt, quy tắc hoạt động, sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang được Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành qua tâm. Nó là trách nhiệm to lớn của mỗi người giáo viên đang đứng trên bục giảng, đảm bảo cho các em học sinh khi tốt nghiệp tiểu học phải đọc thông, viết thạo để các em học tiếp hoặc sống ngoài đời.
 Nhưng thực tế, tình trạng đọc chưa thông, viết chưa thạo vần còn trong các nhà trường tiểu học. Học sinh đọc vẫn còn sai nhiều, viết cũng sai nhiều về chính tả và câu. Nhất là về câu khi nói và viết các em sử dụng câu còn sai khá nhiều, đặc biệt là từ khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới thì việc nhầm lẫn giữa các kiểu câu khá nhiều.
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất hay nhầm lẫn các kiểu câu chia theo mục đích nói nhất là phần kiến thức về câu hỏi dùng với mục đích khác, học sinh thường nhầm với câu kể, câu khiến. Đặc biệt là sự nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu Ai làm gì? và Ai thế nào? 
 Từ thực trạng trên kết hợp với việc nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và qua thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi. Tôi thiết nghĩ chất lượng dạy luyện từ và câu được nâng cao nếu có những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, khắc phục những tồn tại và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .
 Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không tham vọng trình bày tất cả các vấn đề có liên quan đến luyện từ và câu lớp 4 mà chỉ đề cập đến việc dạy từ ghép, từ láy, các loại câu chia theo mục đích nói và phân biệt kiểu câu: “Ai làm gì ? và Ai thế nào?” mà qua giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng khi tiếp thu và đưa ra cách dạy mà tôi cho là hiệu quả nhất.
Phần II : Nội dung
I. Những vấn đề chung 
1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh.
 Muốn dạy thành công môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và Câu nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững trình độ nhận thức của lớp mình để từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh:
 Kết quả cụ thể như sau : ( Tổng số học sinh trong lớp là 27)
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm dưới TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
18,5
7
25,9
11
40,7
4
14,8
 Qua khảo sát và thực tế giảng dạy chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 tôi nhận thấy:
 - Phần đọc đúng và đọc hiểu học sinh thực hiện tốt. Phần kiến thức về luyện từ và tập làm văn học sinh thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân là do kỹ năng đặt câu và sử dụng câu còn yếu, đặc biệt là việc phân biệt 2 mẫu câu: “Ai làm gì ? và Ai thế nào?” rất yếu. 
 Tôi có cho học sinh xác định câu : “xe chạy trên đường” thuộc mẫu câu nào thì đa số học sinh xác định đó là mẫu câu : “Ai làm gì?” nhưng thực tế đó lại là mẫu câu “ai thế nào?” 
2. Nguyên nhân 
 - Nhiều kiến thức phần luyện từ và câu đưa vào chương trình lớp 4 khó hơn và có một số thay đổi so với chương trình cũ nên một số giáo viên chưa tiếp cận kịp. 
 - Học sinh chưa hiểu kỹ cánh xác định các kiểu câu, giáo viên chưa chỉ cho học sinh cánh phân biệt giữa các kiểu câu từ đó học sinh xác định sai.
II – Những giải pháp 
1. Những giải pháp chung.
 a) Nắm vững nội dung chương trình.
 Việc nắm vững nội dung, chương trình là yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với giáo viên. Bởi vì mỗi đơn vị kiến thức Tiếng Việt nói chung và luyện từ và câu nói riêng ở tiểu học như những mắt xích nằm trong hệ thống logic kiến thức và kỹ năng của chương trình. Nếu không nắm vững nội dung chương trình toàn cấp học người giáo viên không thể cung cấp cho học sinh một cánh có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, mà học sinh phải lĩnh hội. 
 Trong chương trình môn Tiếng Việt ở giai đoạn lớp 2, lớp 3 phần kiến thức về luyện từ và câu ngoài việc mở rộng các vốn từ theo chủ điểm học sinh còn được thực hành làm các bài tập có kiến thức liên quan đến từ loại như : Từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái, từ chỉ đặc điểmvà các kiến thức về câu như kiểu câu “Ai làm gì?”; “Ai là gì?”; “Ai thế nào ?”Lên lớp 4 các em tiếp tục được học các kiến thức này với mức độ khái quát cao hơn ( thành khái niệm) như: Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ, tính từ Các kiểu câu như câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai thế nào ? Câu kể Ai là gì ?... Cấu trúc tiết luyện từ và câu ở giai đoạn lớp 4 cũng khác hẳn so với lớp 3. ở giai đoạn lớp 2 và lớp 3 các tiết luyện từ và câu được cấu trúc dưới dạng các bài tập cụ thể còn ở giao đoạn lớp 4 các tiết luyện từ và câu được cấu trúc thành 3 phần là: 
	+ Phần nhận xét ( lý thuyết)
	+ Phần ghi nhớ. 
	+ Phần luyện tập. 
 Vì vậy nếu giáo viên không nghiên cứu kỹ chương trình của toàn cấp thì rất khó có thế dạy có hệ thống, và không biết học sinh đã được học những gì ? Lớp sau các em sẽ được học những gì ?
b) Giáo viên cần nắm được định hướng đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói riêng.
 Muốn cho các em học tập môn Tiếng Việt đạt hiệu quả cao đặc biệt là luyện từ và câu lớp 4, đòi hỏi người giáo viên phải tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú . Vì vậy cần phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học sinh, tính hiệu quả của từng bài học, từng đơn vị kiến thức tránh nhàm chán.
 Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: về mặt bản chất đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Như vậy mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học Tiếng Việt nói riêng là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mình.
c- Học sinh phải nắm vững kiến thức cũ.
 - Các kiểu câu Ai thế nào ? Ai làm gì ? Ai là gì ? đã được học từ lớp 2 vì vậy để học tốt phần luyện từ và câu lớp 4 thì học sinh phải nắm vững các kiến thức về các kiểu câu này. Đầu năm học nên tiến hành kiểm tra các kiến thức này nếu học sinh nắm chưa vững thì giáo viên nên có kế hoạch bổ xung để các em nắm chắc kiến thức cũ thì việc dạy luyện từ và câu của lớp 4 mới có hiệu quả.
 d) Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh khi học luyện từ và câu.
 Như chúng ta đã biết trực quan đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết không những hỗ trợ việc nắm kiến thức mà nó còn tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh. Vì vậy khi dạy luyện từ và câu tôi luôn cố gắng cho học sinh sử dụng đồ dùng học tập để nắm bài một cách bản chất hơn. Ngoài ra tôi còn có tổ chức các hình thức học tập sinh động như: Trò chơi học tập, sưu tầm những câu khó để các em thảo luận Ngoài ra tôi luôn khuyến khích các em tự sưu tầm những câu văn, những từ ngữ khó để cả lớp cùng tham khảo.
 2 – Những giải pháp cụ thể.
 Trong chương trình luyện từ và câu lớp 4 ngoài việc học các kiến thức về mở rộng vốn từ theo chủ điểm học sinh còn được học các kiến thức như: Từ đơn, từ phức, từ loại, các kiểu câu chia theo mục đích nóiTrong khôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số biện pháp dạy từ ghép, từ láy, các dạng câu chia theo mục đích nói và đặc biệt là là cánh phân biệt 2 kiểu câu Ai làm gì ? và Ai thế nào?
 a) Câu hỏi: 
 - Trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới phần học về câu hỏi có đưa vào kiến thức: “ Câu hỏi dùng với mục đích khác”, đây là kiến thức khó và mới ( trong chương trình cải cách không có) không chỉ với học sinh mà bản thân giáo viên khi dạy còn rất lúng túng, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 tôi thấy các em rất dễ nhầm lẫn giữa câu hỏi với các kiểu câu khác. Như:
 Ví dụ : Tôi không rõ anh có đồng ý với với tôi không.
 Câu này là một câu kể dùng với mục đích để hỏi, nhưng trong thực tế học sinh hay nhầm là câu hỏi vì trong câu này có từ nghi vấn “ không”. 
 Ví dụ : Bài tập số 5 trang 137 ( luyện tập về câu hỏi ) yêu cầu của bài là: “ xác định câu nào không phải ... ính của vị ngữ, do đó sẽ xác định đúng kiểu câu.
 Ví dụ trên điểm nhấn vào vị ngữ là các từ : “đứng nép” là động từ chỉ hoạt động còn chủ ngữ chỉ người nên học sinh sẽ xác định được câu trên là câu kể Ai làm gì ?
 * Trường hợp chủ ngữ chỉ người, vị ngữ là động từ chỉ hoạt động chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ sự tồn tại.
 Ví dụ : Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ.
 ở 2 câu này mục đính chính là để diễn tả cái đẹp của các bà, các chị ( các bà các chị có những vật đó) nên các động từ : “đeo, mặc” là động từ chỉ hoạt động nó chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ sự tồn tại có thể thay thế bằng động từ “có” vẫn không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Nếu chỉ căn cứ vào chủ ngữ vị ngữ thì học sinh sẽ xác định đây là kiểu câu: “Ai làm gì ?”, nhưng thực tế nó là kiểu câu: “Ai thế nào?”. Vì vậy khi dạy kiểu câu này tôi yêu cầu học sinh căn cứ vào nội dung xem câu đó muốn diễn tả điều gì để xác định cho đúng.
 * Trường hợp: Kiểu câu Ai thế nào? có thể lược bỏ động từ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của câu:
 Ví dụ : 
áo này mặc đẹp.
Cam này ăn ngon.
Gạo này nhìn ngon.
Chè này uống bổ.
 Các câu dạng này có mở đầu là danh từ ( cụm danh từ), kế đến là động từ ( cụm động từ), cuối cùng là một tính từ ( cụm tính từ). Danh từ ( cụm danh từ) đứng ở đầu câu thường chỉ đồ vật, cây cối, khái niệm được nêu ra để nhận xét, đánh giá. Rất ít khi gặp danh từ ( cụm danh từ) chỉ động vật ở vị trí này. Ta nhận thấy, trong các câu trên, động từ không phải là bộ phận chính của vị ngữ vì chúng có thể được lược bỏ mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa chung của câu.
áo này mặc đẹp. áo này đẹp
Cam này ăn ngon. Cam này ngon
Gạo này nhìn ngon. Gạo này ngon
Chè này uống bổ. Chè này bổ
 Ta có thể thấy bộ phận chính của vị ngữ là tính từ. Danh từ ( cụm danh từ) đứng đầu câu biểu thị sự vật có đặc điểm được miêu tả bằng tính từ và trả lời câu hỏi Cái gì?
 Khi dạy các câu dạng này học sinh thường không biết xác định vị ngữ chính là từ nào. Vì vậy khi dạy tôi yêu cầu học sinh lần lượt lược bỏ từng từ ngữ có thể làm vị ngữ nếu thấy khi lược bỏ ý nghĩa của cả câu không thay đổi thì đó là vị ngữ chính từ đó dễ dàng xác định đó là kiểu câu gì.
 Ví dụ :
Chè này uống bổ. Chè này uống. ( ý nghĩa của câu thay đổi - 
không thành câu) 
 - Chè này uống bổ. Chè này bổ. ( ý nghĩa của câu không thay đổi) 
h. Việc dạy từ ghép và từ láy.
 - Trong chương trình tiểu học mới khái niệm từ ghép và từ láy được phát biểu như sau: ( Trang 39 – sách Tiếng Việt 4 – tập 1 )
	+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép.
	+ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
 ở dạng bài này nếu giáo viên nào đã dạy chương trình cải cách thì đều vận dụng kinh nghiệm khi dạy loại bài này ở chương trình cũ để dạy, còn với giáo viên mới ra trường hoặc chưa được dạy chương trình cải cách giáo dục ở lớp 4 thì dạy bài này gặp rất nhiều khó khăn, không biết nói thế nào để học sinh hiểu.
 Khi dạy bài này sau khi rút ra phần ghi nhớ ( Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép ) tôi yêu cầu học sinh:
+ Mỗi em lấy 2 tiếng bất kỳ mà có nghĩa : (Ví dụ: Bàn , vở )
+ Dựa vào định nghĩa ghép 2 tiếng có nghĩa vừa tìm để được từ ghép ( Ví dụ: bàn vở) .
+Em hãy đọc lại từ vừa ghép và cho biết, ghép như vậy có được không? Vì sao? ( học sinh đều trả lời là không được )
+ Vì sao không ghép được như vậy ? ( Học sinh đưa ra rất nhiều ý kiến)
+ Từ các em vừa ghép có nghĩa không ? ( học sinh đều trả lời được là không có nghĩa) 
+ Vậy khi ghép các tiếng có nghĩa để được từ ghép thì các từ ghép đó phải như thế nào ? ( các từ ghép đó phải có nghĩa) 
+ Cho học sinh lấy một số ví dụ như : bàn ghế, sách vở
 i – Mạnh dạn thay đổi các ví dụ khi thấy không phù hợp với trình độ học sinh lớp mình.
 Khi dạy bài vị ngữ trong câu kể ai làm gì ? Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – tập I – trang 171 đưa ra đoạn văn sau :
 Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượt. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
 - Bài yêu cầu học sinh tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên và xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
 - Năm đầu khi dạy bài này tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mà học sinh vẫn không hiểu. Học sinh đều xác định đoạn văn trên có 5 câu kể Ai làm gì ? Nhưng thực tế 2 câu : “Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ” thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ? Trong khi đó mục tiêu của bài là học sinh xác định đúng vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? Như vậy phần xác định kiểu câu không phải là mục tiêu chính của bài xong lại rất mất thời gian. Mặc dù sách giáo viên gợi ý phải giảng giải để cho học sinh hiểu 2 câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào ? Xong nhiều học sinh trong lớp vẫn không hiểu. 
 - Năm sau khi dạy bài này tôi đã mạnh dạn thay đổi ví dụ trong sách giáo khoa bằng một đoạn văn khác ( Mặc dù tôi biết làm như vậy không phải ai cũng tán đồng, xong tôi thiết nghĩ mục tiêu chính là học sinh hiểu được bài và vận dụng làm được bài tập, hơn nữa khi giảng dạy giáo viên cần phải có những sáng tạo, miễn sao không sai kiến thức là được) :
 Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang mới đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ. Ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
 Và tôi cũng yêu cầu như trên thì học sinh tiếp thu bài rất tốt giáo viên không mất nhiều thời gian để giải thích các kiểu câu. Còn ví dụ trong sách giáo khoa tôi đã chuyển sang dạy vào buổi 2 khi dạy luyện tập xác định các kiểu câu. 
III- Kết quả:
 Trên đây là một số biên pháp tôi đã thực hiện để dạy tốt phần kiến thức về luyện từ và câu ở lớp 4. Sau đây là kết quả đạt được khi tôi áp dụng các biện pháp tôi vừa nêu để giảng dạy. 
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm dưới TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
29,6
10
37,03
9
33,3
0
0
 Qua kết quả khảo sát lần này và đối chứng với kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi đã có sự tiến bộ vượt bậc. Phần kiến thức về luyện từ và câu học sinh đều làm đúng. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi đều tăng và không có học sinh nào bị điểm dưới trung bình. 
 Phần III: Kết luận và bài học kinh nghiệm
 1) Bài học kinh nghiệm:
 Để giảng dạy tốt luyện từ và câu lớp 4 theo tôi giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
 - Giáo viên cần nắm vững trình độ học sinh trong lớp . Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng học luyện từ và câu còn hạn chế, những sai lầm học sinh thường mắc phải khi học phần kiến thức này.
 - Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng việt toàn cấp nói chung và phần kiến thức luyện từ và câu nói riêng trong tổng thể chương trình của bậc học.
 - Điều quan trọng nhất là giáo viên phải nắm được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói riêng để từ đó áp dụng vào giảng dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Coi trọng các phương pháp dạy học mới, với các hình thức dạy học đa dạng, phong phú, để học sinh làm việc tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 - Giáo viên cần nắm vững các kiến thức về các kiểu câu chia theo mục đích nói đặc biệt là phần kiến thức về câu hỏi dùng với mục đích khác, phát hiện ra những nhầm lẫn học sinh thường mắc phải khi học các loại câu này.
 - Đối với kiểu câu Ai làm gì ? và Ai thế nào? học sinh rất hay nhầm lẫn vì vậy khi dạy giáo viên cần cho học sinh nắm vững đặc điểm của 2 kiểu câu này và đưa ra những ví dụ để so sánh chúng đặc biệt là những ví dụ học sinh hay nhầm lẫn. 
 - Đối với từ ghép và từ láy khi dạy giáo viên cần chú ý cho học sinh hiểu các từ ghép phải có nghĩa chứ không phải cứ ghép các tiếng có nghĩa lại là được từ ghép.
2- Kiến nghị, đề xuất:
 - Đề nghị phòng giáo dục Lý Nhân, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nam tổ chức hội nghị chuyên đề về dạy học môn Tiếng Việt nói chung và dạy luyện từ và câu nói riêng.
 3- Kết luận:
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng đạt hiệu quả cao hơn 
 Hoà Lý , ngày 20 tháng 11 năm 2007
 Người viết
 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân từ phức thành 2 loại: từ ghép và từ láy.
 Việc dạ học ừ ghép có nhiều bấ cấp chúng a cùng nghiên cứu khai9s niệm về ừ ghép rong sách giáo khoa iếng việ lớp 34 
 Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
 Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là các từ láy.
 Nếu chỉ dựa vào khái niệm này học sinh rất khó phân biệt từ ghép, từ láy trong các bài tập cụ thể. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh cách phân biệt từ ghép, từ láy là việc làm hết sức cần thiết.
 Trong từ phức ta có thể chia thành các loại như sau:
 +Các tiếng trong từ có âm đầu khác nhau và vần khác nhau. Ví dụ: yêu thương, cha mẹ, ghi nhớ.
 Trong trường hợp này, giáo viên hướng dẫn: Nếu các tiếng trong từ có âm đầu khác nhau, vần khác nhau thì đó là từ ghép (không cần xét nghĩa của các tiếng trong từ) Vậy các từ: yêu thương, cha mẹ, ghi nhớ là từ ghép.
 + Các tiếng trong từ có âm đầu giống nhau hoặc vần giống nhau. Ví dụ: bờ bãi, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai (bài tập 1b SGK TV4 Tập I ). Bài tập yêu cầu học sinh xếp các từ phức này thành 2 loại: từ ghép, từ láy.
 Trong trường hợp này học sinh dễ nhầm tất cả các từ đó là từ láy vì các tiếng trong mỗi từ có âm đầu giống nhau. Giáo viên cần hướng đẫn như sau:
 Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không. Nếu cả 2 tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Chẳng hạn: dẻo( có nghĩa ) + dai (có nghĩa ) = dẻo dai (nên từ dẻo dai là từ ghép ).
 x Nghĩa của từng tiếng trong từ ghép phải hợp với nghĩa của từ Chẳng hạn từ “ cứng cáp”: tiếng cứng có nghĩa- nghĩa này hợp với nghĩa của từ; tiếng cáp nếu coi là có nghĩa ( chỉ loại dây điện to, dây điện cao thế ) thì ghĩa này không hợp với nghĩa của từ cứng cáp ( chie trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt ). Vì vậy, trong từ “ cứng cáp” chỉ tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. Hai tiếng này lặp lại âm đầu c nên là từ láy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 4(2).doc