Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Do đó hiện nay đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc học tiểu học các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động của nhà trường các em có nghĩa vụ phải học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên (ở trường) và cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sím giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp để bước vào bậc học cao hơn trong tương lai.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I./Những vấn đề cơ sở:
1./Cơ sở lý luận:
Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Do đó hiện nay đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc học tiểu học các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động của nhà trường các em có nghĩa vụ phải học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên (ở trường) và cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sím giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp để bước vào bậc học cao hơn trong tương lai.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đội ngũ nhà giáo là những chiến sĩ tiên phong xung kích đi đầu trong phong trào này. Chính nghề dạy học đã đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Để đáp ứng không ngừng yêu cầu của sự phát triển xã hội loài người, mỗi một con người cần phải không ngừng rèn luyện tư tưởng đạo đức và ra sức học tập để trở thành con người lao động có đủ tri thức và đạo đức XHCN. Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo các trường học cần tập trung: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học”
Việc rèn luyện đạo đức, tác phong cho học sinh cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và nó có mối quan hệ mật thiết với tất cả các môn học trong nhà trường. Bởi vậy ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải được sự quan tâm giáo dục của toàn xã hội trong đó vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM và anh chị phụ đội là rất quan trọng. Việc nâng cao giáo dục rèn luyện đạo đức trong nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống, hoạt động đội, trò chơi và các tiết học đạo đức trong chính khóa đã tạo ra cho các em một không khí vui vẻ, sôi động, không cứng nhắc, khô khan mà lại mang tính giáo dục cao và thuyết phục học sinh nói và làm theo gương người tốt việc tốt.
Trong cuộc sống hiện nay thì đa số mọi người đều tốt song bên cạnh đó cũng có không ít những thói hư tật xấu đang còn tồn tại cùng với các em ở trong trường học mà thầy, cô, cha mẹ và xã hội quan tâm chưa đúng mực một vài em học sinh cá biệt đã lôi kéo các em làm những việc sai trái đã tạo nên thói hư, tật xấu cho các em. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học sinh tiểu học (6 tuổi đến 11 tuổi) lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống đang còn rất bỡ ngỡ, đơn gi¶n của các em. MÆt khác còn có những điều kiện khách quan khác như thiếu sự chăm sóc của gia ®×nh, hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế, các yếu tố tâm lý khác  đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và đạo đức xấu của các em. Cụ thể các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, chửi thề, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gæ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi tr­êng giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong mục tiêu giáo dục đào tạo, từ tình hình thực tế đạo đức của học sinh trong những năm qua. Bản thân tôi nhận thức được rằng:
Trường học là môi trường giáo dục và rèn luyện cho thÕ hệ trẻ về cả đức lẫn tài. Vì vậy với vai trò của một giáo viên bản thân cần phải tổ chức tốt các phong trào hoạt động thật hấp dẫn, hào hứng, sôi næi nh»m thu hút các em tham gia tích cực vào c¸c hoạt ®éng, tạo hứng thú cho các em trong học tập và sinh hoạt “học mà chơi, chơi mà học”. Mặt khác qua c¸c hoạt động để giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và lên án, phê phán và đấu tranh những hành vi đạo đức sai trái để các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo sự giáo dục của người lớn.
2./Cơ së thực tiễn:
- Con người là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. Con người một mặt là sản phẩm của xã hội. Mặt khác con người là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử đó.
- Dựa vào triết học Mác-lê- nin: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
- Từ thực tế công tác ở bậc học Tiểu học.
- Tâm lý lứa tuổi học sinh ở bậc học Tiểu học.
- Tình hình thực tế tại địa phương và sự chăm sóc của các đoàn thể xã hội khác
3./Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh trường Tiểu học §µm Thñy. Năm học 2010-2011
II./Nội dung nghiên cứu:
1./Điều tra khảo sát:
§µm Thñy là một xã kh¸ ®«ng dân, tiếp giáp với vùng biªn giíi của huyện Trïng Kh¸nh, địa bàn của xã kéo dài gần 9 km. Phần lớn mọi người dân tập trung sống bằng nông nghiệp, kinh tế thu nhập các gia đình gặp khó khăn vì phần lớn thu nhập và chi tiêu hàng ngày đều dựa vào sản phẩm nông nghiệp làm ra. Do đó việc chăm sóc con cái còn hạn chế, đầu tư cho việc học của học sinh chưa cao. Chính vấn đề này cũng đã ảnh hưởng ®Õn chất lượng công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, tuy vậy phần lớn học sinh trong nhà trường đều ngoan, hiền biết lễ phép với người lớn, có ý thức tổ chức kỷ luật, thích thú với các hoạt động tập thể  song bên cạnh đó còn có một số em do thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nên n¶y sinh những tật xấu như: Nói tục, chöi bËy ®¸nh các bạn cùng lớp, cùng trường 
Với vai trò là người thầy giáo phụ trách công tác chñ nhiÖm bản thân tôi luôn luôn băn khoăn lo lắng khi thấy một số em học sinh chưa được ngoan, từ đó tôi bắt đầu đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên, qua thực tế tôi được biết một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, bố mẹ bận việc đồng áng hoặc đi làm ăn xa nên việc chăm sóc giáo dục các em chưa được thấu đáo nên các em có những hành động việc làm chưa đúng. Đứng trước tình hình thực tế như vậy bản thân đã kết hợp với lãnh đạo nhà trường, hội đồng giáo viên và Tæng phụ trách đội để uốn nắn các hành vi sai trái của học sinh, kết hợp tìm những biện pháp giáo dục thích hợp để đem lại kết quả cao. Bởi chính mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học là nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài về nhân cách và năng lực toàn diện cho con người của mọi thời đại. Đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có đủ đức, đủ tài để làm chủ đất nước, nhằm sím đưa nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và tiếp thu tinh hoa của nhân loại đồng thời giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc. Xây dựng thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2./Các biện pháp thực hiện:
GVCN vừa là bÝ th­ chi bộ, chñ tÞch c«ng ®oµn tr­êng, vừa là nhà giáo dục để hướng dẫn, chỉ đạo mọi hoạt động của tr­êng và thực hiện chức trách của người giáo viên thông qua việc dạy học, phù hợp với đối tượng đào tạo. Do đó GVCN vừa là người cha, người mẹ đỡ đầu về mặt tinh thần của các em và cũng là người cán bộ chính trị-xã hội do đó phải biết hòa mình làm người anh, người chị và cũng là người bạn chí tình của các em. Chính từ sự gần gũi với các em và bằng cả tấm lòng yêu mến trẻ. Một nhà văn Pháp đã từng nói: “Người ta chỉ có thể giáo dục bằng chính phẩm chất của mình”. GVcó một nhiệm vụ quan trọng là dạy các em sống: Làm cho các em trở thành những người sống có mục đích, có lý tưởng, có trách nhiệm, biết hợp tác và sống có ích cho xã hội. Cái các em cần học nhất là học làm người, cần niềm tin để lớn lên. Do đó là thầy cô giáo chúng ta phải trở thành người mẫu mực cho các em noi theo, xuất phát điểm là tình thương đối với học sinh và luôn cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất giúp trẻ em hoàn thiện mình do đó muốn thực hiện được những vấn ®Ò trên chúng ta phải luôn luôn quan tâm, ân cần, lắng nghe để tìm hiểu ước vọng và nhu cầu chính đáng của các em
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ bằng những lời lẽ giáo huấn buồn tẻ và những lời răn dạy khô khan, lạnh nhạt mà phải bằng những câu chuyện thân mật, chân thành và có những biện pháp thực hiện thiết thực thông qua giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội nhằm sớm hình thành nhân cách cho học sinh. Nhân cách đó được thể hiện qua các hành vi của các em như sau:
+ Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo và người lớn.
+ Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
+ Đi học chuyên cần và đúng giờ.
+ Biết vâng lời và giữ gìn trật tự lớp học.
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập và có ý thức bảo vệ của công, b¶o vÖ m«i tr­êng.
+ Thật thà, ngay thẳng và trung thực trong cuộc sống.
Giáo dục đạo đức tác phong: Cần đi vào những nội dung cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày như kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi. Khi muốn đi chơi phải xin phép, khi về phải chào hỏi
Gần gũi thân thiện với bạn bè, yêu quý các em nhỏ, sẵn sàng nhận khuyết điểm, sửa chữa lỗi lầm, không nói tục chửi bậy.
Giáo dục ý thức, nề nếp học tập: Chăm học, không bỏ học, đi học đúng giờ, chú ý nghe giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
Giáo dục lao ... t nhuần nhuyễn để đạt được hiệu quả cao.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh của lớp để tìm biện pháp giáo dục, giúp đỡ những em chưa ngoan.
b./Công việc của GVCN đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường học:
GV tổ chức cho học sinh lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam cho mọi hành động, học tập nghiêm túc nội quy nhà trường. Đây cũng chính là cơ sở để theo dõi xếp loại thi đua của các em HS vào hàng kỳ và cuối năm học.
Phối hợp với Tæng phụ trách đội và chi đoàn nhà trường để hướng đẫn các em đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép của gia đình, phải học thuộc bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp Học sinh ngồi học trong lớp phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.
Thông qua các buổi sinh hoạt đội, chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết dạy đạo đức để thường xuyên giáo dục học sinh làm theo gương người tốt việc tốt.
Tranh thủ tiết chào cờ đầu tuần cần động viên khuyến khÝch những cá nhân, tập thể làm tốt công việc mà nhà trường giao phó, những mặt còn hạn chế thì nhắc nhở học sinh nên từ bỏ và tránh lÆp lại những sai sót này. Hội đồng giáo viên cần phải luôn luôn gần gũi, thân mật với học sinh, tìm hiểu về hoàn cảnh từng em. Đặc biệt những em học sinh cá biệt để có biện pháp rèn luyện phù hợp với tâm lý của từng em để góp phần giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, những việc làm sai trái mà các em đã vi phạm.
Với những học sinh cá biệt (hay nghịch, chưa chăm ngoan, nói tục) thì chúng ta không nên xử phạt quá nghiêm khắc mà nên khuyên nhñ một cách nhẹ nhàng, tìm cách tác động vào tâm lý của các em sửa đổi dần dần, GV cũng cần có sổ theo dõi diễn biến tâm lý học sinh cá biệt qua từng thời kỳ để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh.
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì GVCN và BCH chi đội, liên đội tổ chức quyên góp giúp đỡ vật chất nhằm động viên tinh thần tương thân, tương ái và giáo dục tình bạn cần giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn nhằm giúp học sinh có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và khắc phục được tính xấu mà các em đã từng mắc phải. Khi thấy các em có tiến bộ thì chúng ta nên tiếp tục động viên khen ngợi các em nhằm giúp các em có ý hướng phấn đấu tốt hơn nữa.
c./Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống:
Tổ chức ngoại khóa để giới thiệu về gương người tốt, việc tốt; học tập và làm theo 5 ®iÒu B¸c Hå d¹y. Việc giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt truyền thống có tác động rất lớn đến tư tưởng tình cảm của các em. Nắm được điều này với vai trò là GVCN tôi thường bám sát vào chương trình GD của cấp trên vµ nhµ tr­êng đã được thể hiện qua các chủ điểm hàng tháng để tổ chức sinh hoạt truyền thống, phát động các đợt thi đua theo từng chủ điểm như: Chào mừng năm học mới và Quốc khánh 02- 9; ngày nhà giáo VN 20-11; Quân đội nhân dân 22-12; Hoạt động mừng Đảng, mừng xuân 03-02; ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26-3; ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4 và Quốc tế LĐ 01-5 bằng các hình thức thi đua học tốt, sinh hoạt văn nghệ, ngoại khóa về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, đố vui để học, báo cáo kinh nghiệm học tập, thông qua các hoạt động tập thể để giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em, giúp các em có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy nhà trường đề ra. Trong các buổi tổng kết các đợt thi đua bản thân tôi đã đánh giá được các yêu cầu đã đề ra, nêu gương những học sinh tích cực, động viên khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua. Bên cạnh đó cũng cần nhắc nhở nhẹ nhàng một số em chưa thật ngoan và có nhiều vi phạm trong từng tiÕt häc, buæi häc, tuÇn häc, để giúp các em sớm khắc phục những thiếu sót của mình như: Đá bóng trong phòng học, bẻ cành cây xanh, nói tục, đánh nhau
Bên cạnh đó tôi thường tham mưu phèi kÕt hîp víi BGH nhà trường,TPT§, chi đoàn thanh niên tổ chức cho các em tham gia tích cực các phong trào hoạt động ở địa phương như công tác Trần Quốc Toản, làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ xã, tham gia viết bài dự thi tìm hiểu về Đảng CS Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và quê hương đất nước. Thông qua các hoạt động này nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
Häc sinh rất thích được tham gia các hội thi, do đó trong năm học cần phải tổ chức một số hội thi để cá nhân hoặc tập thể nhỏ thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trong học tập, trong hoạt động văn-thể-mỹ và các hoạt động của Đội, chính trong những lúc tham gia hội thi, các em được nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ, bạo dạn, nhanh nhẹn và ứng xử linh hoạt và cũng chính các em được hòa mình trong những hội thi các em đã được bồi dưỡng lòng vị tha, dễ hòa đồng trong tập thể, ham muốn làm những điều hay, việc tốt nhằm góp phần nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tiểu học.
d./Giáo dục học sinh thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội:
Với vai trò và vị trí của mình trong nhµ tr­êng, bản thân luôn luôn chú ý kết hợp với các đoàn thể trong địa phương như: Đoàn Thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, công tác mặt trận, các chi đoàn địa phương và trưởng thôn để cùng tham gia tìm hiểu hoàn cảnh của các em để có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ các em chưa ngoan sớm khắc phục những lỗi lầm để trở thành người con ngoan, trò giỏi
GVCN là nhà giáo dục thông qua việc thực hiện chức trách của người GV mà còn là chiếc cầu nối giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể trong XH. Chính nhờ chiếc cầu nối này người GV đã có một vị trí đặc biệt trong cả ba khâu: Dạy chữ, dạy nghề và dạy người, nói một cách chính xác hơn là thông qua dạy chữ, hướng nghiệp và lòng yêu nghề mến trẻ mà GV tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ trong nhà trường để góp phần rèn luyện và hoàn thiện nhân cách xã hội chủ nghĩa cho các em.
3./Những yêu cầu cần đạt trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học:
 a./Trong quan hệ với mọi người:
- Giáo dục các em biết lễ phép xưng hô với thầy, cô giáo và người lớn.
- Quan hệ bạn bè thân thiện, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ứng xử đúng mực với bạn bè.
b./Quan hệ bản thân:
- Hướng dẫn rèn luyện cho học sinh biết thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Gọn gàng, ngăn nắp trong học tập cũng như trong vui chơi, sinh hoạt.
c./Quan hệ gia đình:
- Dạy cho các em biết kính trên nhường dưới.
- Chăm sóc, quan tâm ông bà, cha mẹ.
- Làm những việc phù hợp khả năng để mang lại niềm vui, sự hài lòng cho gia đình, đồng thời rèn luyện đức tính tốt.
- Chăm chỉ học tập.
d./Quan hệ trong nhà trường:
- Giữ gìn trật tự, chú ý nghe thầy cô giảng bài, chấp hành nội quy nhà trường.
- Tích cực tự giác trong các hoạt động, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Có ý thức bảo vệ của công.
e./Quan hệ cộng đồng:
- Thực hiện tốt các nội quy nơi công cộng, sống văn minh lịch sự.
- Thực hiện tốt các quy tắc về an toàn giao thông.
- Biết giúp đỡ người khuyết tật.
g./Quan hệ với môi trường tự nhiên:
- Biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
- Có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên cây cảnh
4./Kết quả đạt được trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học:
Qua mét thêi gian thực hiện các biện pháp đã nêu ở trên bản thân tôi nhận thấy bước đầu đã có kết quả đáng ghi nhận. Học sinh ngày càng có ý thức hơn trong việc thực hiện các nội quy của nhà trường. Việc nâng cao công tác giáo dục đạo đức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của nhà trường ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Học sinh có những sai phạm đã có nhiều chuyển biển tốt, đã cố nhiều cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu của thầy cô giáo đề ra, các em đã dần được bạn bè yêu mến, thầy cô tin tưởng giao cho các em thực hiện những công việc nhà trường phân công  Trong những năm qua luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của người học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt các em học tập chăm ngoan hơn, không khí học tập sôi næi, hào hứng hơn, kết quả chất lượng học tập ngày một cao hơn, các hoạt động càng sôi næi và phong phú hơn nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ mà nhµ tr­êng đã đề ra đầu năm học. 
III./Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế công tác và kết quả đạt được. Bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học như sau:
1./Thường xuyên chú trọng đến việc xã hội hóa công tác gi¸o dôc, người GV không nên ôm đồm, bao biện mà cần phải biết tận dụng sức mạnh tổng hợp của toàn trường (BGH nhà trường, cấp ủy, chi đoàn, công đoàn nhà trường, công tác nữ công, các thầy cô giáo, các em học sinh) của gia đình và của các ban ngành ở địa phương nơi trường đóng.
2./Thường xuyên bám sát kế hoạch của nhà trường, để đề ra kế hoạch hoạt động cụ thể, sát với thực tế nhà trường đồng thời phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoài giờ. Tăng cường và tích cực đổi mới phương thức gi¸o dôc để thu hút và giáo dục học sinh.
3./GV phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
4./Phải thuờng xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở trường bạn để có thêm kinh nghiệm trong công tác của mình. Đồng thời luôn luôn bồi dưỡng, củng cố để theo dõi, giám sát, uốn nắn học sinh khi các em phạm sai lầm.
5./Cá thể hóa công tác giáo dục học sinh cá biệt. Đây cũng chính là một phương pháp đặc thù của người GV trong mỗi trường đều có những học sinh cá biệt, . Thông thường các em này có cá tính næi trội, mạnh mẽ mà người lớn đôi khi không hiểu được các em, cho chúng là ngang bướng, thậm chí là hư đốn. Người GV phải đi sâu, đi sát tìm hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em và cảm hóa chúng bằng chính nhân cách của mình, thể hiện một tình thương thật sự đối với các em và thu hút các em vào các hoạt động nhằm phát huy được những năng lùc, sở trường vốn có của các em.
6./GV là người phải biết yêu thích công việc mình đang làm, thực sự yêu mến trẻ em, là người bạn lớn của các em, luôn nhiệt tình say sưa với công việc và quan tâm nhiều hơn đến một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để giúp các em mạnh dạn hơn, sôi næi hơn trong sinh hoạt và học tập, xóa bỏ những rào cản, mặc cảm, tự ti để hòa mình vào tập thể. GV cũng cần phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và những nhu cầu chính đáng của các em để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của mình.
 §µm Thñy, ngày 13 tháng 12 năm 2010
 Người viết đề tài
 Ng©n B¸ QuyÕt

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem GDDD cho HS TH.doc