Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh trung bình và yếu có hứng thú trong học tập ở môn toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh trung bình và yếu có hứng thú trong học tập ở môn toán

Trong quá trình dạy học của một người giáo viên thì ai cũng muốn mình được giảng dạy ở những lớp có nhiều học sinh ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, tiếp thu bài tốt, học giỏi đều các môn học. Nhưng trên thực tế giảng dạy, nhất là những vùng nông thôn, miền núi, cụ thể là trường Tiểu học nơi chúng tôi đang công tác đây thì số lượng học sinh đạt được những yêu cầu trên chỉ ở con số ít ỏi, mỗi lớp nhiều nhất cũng chỉ khoảng 6 - 7 em. Còn lại số học sinh trung bình và yếu chiếm tỷ lệ rất cao. Mà hầu hết những học sinh thuộc đối tượng này thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít học nên quan tâm con cái trong viêc học còn hạn chế.Bản thân các em vì học còn thua kém bạn, tiếp thu chậm nên thường chán học, tự ty, mặc cảm, hay nghỉ học vô lý do hoặc có đi học thì cũng chỉ đến ngồi chơi hoặc ngồi im lặng như vô cảm mà không phản ứng với cô với bạn về vấn đề mình chưa hiểu. Với những lý do ấy lâu dần các em trở thành người thua kém bạn về học tập, khiến việc ngồi nghe cô giáo (thầy giáo ) giảng bài với các em là một cực hình, chỉ vì sợ bố mẹ mà đến trường. Bên cạnh đó cũng có những học sinh vì tiếp thu chậm nên khó nắm bắt được thông tin mà giáo viên đưa ra, dẫn đến không hiểu bài.

 Năm học 2009 -2010 này tôi được phân công giảng dạy lớp 4A thuộc vùng khó khăn nhất của trường. Tôi nhận thấy rằng số lượng học sinh tiếp thu chậm hoặc không biết gì ở lớp mình còn khá nhiều. Chính vì vậy bản thân tôi tự suy nghĩ phải làm gì để giúp những em học sinh này thích học và đến lớp với tinh thần thoải mái, phấn khởi khi mình hiểu được bài cô giảng, cũng được điểm cao giống các bạn trong lớp. Và tôi đã mày mò, nghiên cứu làm thế nào để giúp học sinh trung bình và yếu có hứng thú trong học tập giúp các em tự tin và được phát triển toàn diện.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh trung bình và yếu có hứng thú trong học tập ở môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH VÀ YẾU CÓ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP Ở MÔN TOÁN.
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Trong quá trình dạy học của một người giáo viên thì ai cũng muốn mình được giảng dạy ở những lớp có nhiều học sinh ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, tiếp thu bài tốt, học giỏi đều các môn học. Nhưng trên thực tế giảng dạy, nhất là những vùng nông thôn, miền núi, cụ thể là trường Tiểu học nơi chúng tôi đang công tác đây thì số lượng học sinh đạt được những yêu cầu trên chỉ ở con số ít ỏi, mỗi lớp nhiều nhất cũng chỉ khoảng 6 - 7 em. Còn lại số học sinh trung bình và yếu chiếm tỷ lệ rất cao. Mà hầu hết những học sinh thuộc đối tượng này thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít học nên quan tâm con cái trong viêc học còn hạn chế.Bản thân các em vì học còn thua kém bạn, tiếp thu chậm nên thường chán học, tự ty, mặc cảm, hay nghỉ học vô lý do hoặc có đi học thì cũng chỉ đến ngồi chơi hoặc ngồi im lặng như vô cảm mà không phản ứng với cô với bạn về vấn đề mình chưa hiểu. Với những lý do ấy lâu dần các em trở thành người thua kém bạn về học tập, khiến việc ngồi nghe cô giáo (thầy giáo ) giảng bài với các em là một cực hình, chỉ vì sợ bố mẹ mà đến trường. Bên cạnh đó cũng có những học sinh vì tiếp thu chậm nên khó nắm bắt được thông tin mà giáo viên đưa ra, dẫn đến không hiểu bài.
 Năm học 2009 -2010 này tôi được phân công giảng dạy lớp 4A thuộc vùng khó khăn nhất của trường. Tôi nhận thấy rằng số lượng học sinh tiếp thu chậm hoặc không biết gì ở lớp mình còn khá nhiều. Chính vì vậy bản thân tôi tự suy nghĩ phải làm gì để giúp những em học sinh này thích học và đến lớp với tinh thần thoải mái, phấn khởi khi mình hiểu được bài cô giảng, cũng được điểm cao giống các bạn trong lớp. Và tôi đã mày mò, nghiên cứu làm thế nào để giúp học sinh trung bình và yếu có hứng thú trong học tập giúp các em tự tin và được phát triển toàn diện.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG BÌNH –YẾU:
 - Nhìn chung trẻ em miền núi thường hay rụt rè, xấu hổ, ngại xuất hiện hoặc trao đổi giữa đám đông, nên trong giờ học những em học sinh thuộc đối tượng trung bình và yếu rất ít phát biểu, có ý kiến, nói nhỏ và thường không đầy đủ câu.
 - Hành vi của các em mang tính xung đột cao hay bất mãn khi cô giáo hay bạn bè quở trách, ý chí vươn lên còn thấp, không thể hiện sự thi đua với bạn ,bị điểm thấp cũng thấy bình thường không thể hiện nỗi buồn.
 - Học sinh thuộc đối tượng này nhận thức về một vấn đề nào đó thường rất ngắn hạn, các em chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nhưng hứng thú đó cũng rất dễ mất đi sau giờ học, trẻ thường gặp khó khăn trong việc nhớ các kiến thức cũ đã học.
 - Học sinh có học lực trung bình - yếu còn mang tâm trạng sợ sệt, lo lắng mỗi khi bị gọi bài hay bị kiểm tra bài cũ.
II. THỰC TRẠNG:
1. Đối với giáo viên:
 Trong các giờ họccó thể nói rằng ngươì giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình và yếu thường bị giáo viên bỏ qua mà chỉ chú ý đến những học sinh khá - giỏi. Vì vậy, làm cho đối tượng học sinh này tăng thêm số lượng.
2. Đối với học sinh:
 Học sinh lớp tôi phụ trách chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, một vùng khó khănvề kinh tế, cha mẹ làm ăn xa không có người kèm cặp dẫn đến việc học bài, làm bài ở nhà rất hạn chế. cho nên sau khi học xong bài ở lớp, các em học sinh trung bình - yếu rất nhanh quên lượng kiến thức đã học, kỹ năng tính toán chậm chạp, con số, chữ viết lại chưa được đẹp.
 - Số liệu điều tra học lực đầu năm học:( KTĐK- Lần 1)
Tổng số
Môn
Giỏi - Khá
Trung bình
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
 26
Toán
 7
 26.88
 11
 42.4
 8
 30.72
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 Để giúp học sinh trung bình và yếu có đủ niềm tin, vui vẻ khi bước chân tới trường người giáo viên đứng lớp cần phải chú ý các yếu tố sau:
 a. Giúp các em nắm bài ngay tại lớp, tổng hợp được kiến thức đã học trong tuần để ghi nhớ.
 b. Xây dựng môi trường thân thiện, giúp trẻ cảm thấy đến trường như đến với một thế giới tuyệt vời của trẻ thơ.
 c. Giáo dục trẻ bằng tình thương .
1. Giúp các em nắm bài ngay tại lớp và tổng hợp được kiến thức đã học trong tuần để ghi nhớ.
 Đối tượng học sinh trung bình và yếu thường là những học sinh tiếp thu kiến thức chậm, lại mau quên, hoặc do về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện lại kiến thức đã học trên lớp. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh nắm vững kiến thức ngay trên lớp là tốt nhất. Để được như thế,giáo viên cần chú ý :
a. Giảng kĩ, phân tích rõ ràng ngọn ngành vấn đề, sử dụng tối đa đồ dùng trực quan. Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những đối tượng trực tiếp được trẻ quan sát. Đối tượng này tiếp thu kiến thức theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”, chính vì thế giáo viên cần phải kiên nhẫn, nhắc lại thường xuyên hơn.
Ví dụ: Đối với những bài toán giải bằng 2 phép tính đơn giản, học sinh khá giỏi cỏ thể tự phân tích và làm bài ngay không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng với những học sinh trung bình-yếu giáo viên luôn phải đi từng bước cụ thể, rõ ràng: tìm hiểu đề, tóm tắt, phân tích đề, tổng hợp lại cách giải. Đặc biệt với những em quá yếu giáo viên phải đến tận nơi cầm tay chỉ việc hướng dẫn tỉ mỉ để các em dễ hiểu. 
 b. Cung cấp cho học sinh một số mẹo nhỏ để giúp giải quyết bài được dễ dàng hơn.
 - Từ lớp 4 trở lên, học sinh được học và thực hiện các phép tính với số có nhiều chữ số. Đối tượng này cũng dễ dàng làm sai do bị rối mắt (bởi thấy nhiều con số quá, làm cho các em thấy hoảng, hoặc làm ẩu cho xong không cần biết đúng hay sai). Vì thế, giáo viên cần kiên nhẫn giúp các em đặt tính +,- ,x ,: mà không bị rối.
+ Đối với các phép tính cộng, trừ:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết số phải rõ ràng ngay ngắn, các số cùng hàng phải đặt thẳng cột với nhau ( phải cẩn thận kể cả trong vở nháp), nếu không thành thạo có thể viêt bắt đầu từ hàng đơn vị cho chắc ăn, trong trường hợp số thứ nhất và số thứ hai không cùng số chữ số.
Bước 2: Dùng thước hoặc băng giấy nhỏ che những phần chưa tính tới khỏi lộn số.
 Bước 3: Thực hiện tính xong cột nào mới dịch chuyển thước hoặc băng giấy sang cột bên cạnh.
 Bước 4: Tính xong phải chịu khó nhẩm lại một lần nữa hoặc thử lại cho chính xác xem kết quả mình tính lúc đầu đã đúng chưa.
+ Đối với phép nhân, chia:
 Để thực hiện được phép tính x, : thì giáo viên cần phải nhắc nhở các em học thuộc bảng cửu chương. Để làm được điều này giáo viên phải tổ chức mô hình ( đôi bạn cùng tiến) để các em giúp nhau trong học tập. Tổ trưởng và lớp trưởng kiểm tra hàng ngày về sự tiến bộ của các bạn mình,giáo viên cũng cần có sự khen ngợi, động viên kịp thời nếu học sinh của mình tiến bộ. 
Khi thực hện phép nhân, phép chia với số có nhiều chữ số giáo viên cần hướng dẫn chi tiết về cách đặt thứ tự các tích riêng, tính tích chung (ở phép nhân) và cách ước lượng thương ở phép chia để các em ghi nhớ.
 Mặt khác, học sinh cũng được học rất nhiều dạng toán có lời văn,đặc biệt là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu( ở học kỳ 1). Để giúp học sinh thực hiện tốt dạng toán này giáo viên cần cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác ở những tiết đầu, giúp học sinh thực hiện vững vàng từng bước:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán, gạch dưới những điều đã cho và hỏi. Hướng dẫn xác định tổng và hiệu, số cần tìm là số bé, số lớn.
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 3: Xác định dạng toán bằng kiểm tra tóm tắt.
+ Hướng dẫn giải bài toán:
 Bước 1: Tìm hai lần số bé thì lấy tổng trừ đi hiệu.
 Bước 2: Tìm số bé bằng cách chia đôi kết quả trên.
 Bước 3: Tìm số lớn bằng cách lấy số bé + số hiệu.
 + Kết hợp với việc hướng dẫn giải giáo viên có thể ghi vào bài giải để các em nắm được các bước giải như sau: 
 + Ví dụ: Tổng của hai số là 10, hiệu của hai số là 2. Tìm hai số đó.
 Bài giải:
Hai lần số bé là : 10 - 2 = 8
 Tổng - Hiệu
Số bé là : 8 : 2 = 4
 (Tổng – Hiệu) : 2
Số lớn là: 4 + 2 = 6 
 Số bé + Hiệu 	
Từ mẫu trên bảng, giáo viên hỏi học sinh:
Vậy muốn tìm số bé ta làm như thế nào ? (học sinh nêu giáo viên ghi bảng)
 Số bé = Tổng - Hiệu : 2 
Vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào ? (giáo viên ghi bảng)
 Số lớn = số bé + Hiệu 
Cho vài học sinh nhắc lại và yêu cầu các em ghi vào cẩm nang để ghi nhớ
Làm tương tự để hướng dẫn cách giải thứ 2:
 - Cho học sinh ghi vào cẩm nang những kiến thức quan trọng, các bước thực hiện để lần sau khi gặp dạng toán tương tự nếu không nhớ các em có thể mở ra xem lại sẽ làm được ngay .
 + Giáo viên chú ý là: Để chuẩn bị cho bài học mới thì phải kiểm tra kiến thức cũ của ngày hôm qua các em đã được học để có sự liên kết và ghi nhớ dài hạn.
c. Giáo viên chú ý tổ chức trò chơi học tập tạo điều kiện cho học sinh trung bình và yếu được tham gia: Trong các giờ học để tạo sự hứng khởi cho các em, giáo viên nên xen vào bài học một cách hợp lý các trò chơi như: cho thi đua nhắc lại các công thức, quy tắc đã học, điền số,... Bất kỳ những học sinh nào cũng có khả năng và niềm yêu thích khác nhau. Giáo viên chỉ cần quan tâm các em một chút là nhận ra học sinh của mình có khả năng gì, thích gì ? Nhất là những đối tượng” học không bằng ai” nhằm tổ chức cho các em những trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
d. Đối tượng học sinh trung bình và yếu cũng sẽ gặp vấn đề về chữ viết. Vì vậy, việc giáo dục những học sinh này rèn chữ, giữ vở cũng là một việc làm vô cùng cần thiết. Đôi khi giáo viên chúng ta cứ nghĩ lo kiến thức cho các em là đẫ mệt rồi (vì các em tiếp thu quá khó khăn ) còn để ý gì đến việc rèn chữ Nếu thế giáo viên chúng ta đã quên mất những lời phàn nàn của mình “ chữ viết gì mà không tài nào đọc được !”; rồi đã có lần, chúng ta cũng trừ điểm vì sự cẩu thả của học sinh trong chữ viết. Do đó, khi yêu cầu học sinh rèn chữ nghĩa là học sinh được tôi luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. hai phẩm chất này rất quan trọng đối với quá trình tính toán và hành văn của các em.
 Ta phải xác định, rèn chữ ở đây (cho đối tượng trung bình, yếu) không cần phải đẹp (nếu đẹp càng tốt) mà cái chính là chữ viết, chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng độ cao, khoảng cách... Rèn cho được tính cẩn thận cả khi viết bảng con hay viết nháp. Có như vậy, khi trực tiếp viết vào vở chữ viết học sinh mới rõ ràng, sạch sẽ. Khi đó, học sinh dễ nhìn và làm bài được tốt hơn. Vì thế, học sinh trung bình và yếu càng cần chú ý đến việc rèn chữ, giữ vở. Bất kỳ một bài toán nào cũng phải làm ngoài nháp cẩn thận rồi mới ghi vào vở.
 e. Sau khi giảng dạy một bài hay một hệ thống kiến thức giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp nhưng cũng cần chú ý nhiều đến lượng kiến thức cho học sinh trung bình - yếu, dành những câu hỏi nhỏ, dễ hiểu cho những học sinh này. Kết thúc một vấn đề giáo viên nên dành một chút thời gian để hỏi xem các con đã hiểu bài chưa ? có điều gì thắc mắc không ? con thấy bài học hôm nay như thế nào ? Qua bài học này các con biết thêm về điều gì?... Như vậy, giáo viên mới tiếp nhận được thông tin ngược từ học sinh, mới biết được học sinh có hiểu bài không, có thích các hoạt động giáo viên tổ chức trong lớp hay không ? Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức lớp cho phù hợp. Nếu học sinh biết đặt câu hỏi là học sinh đã hiểuvà quan tâm đến bài học rồi đó. Giáo viên cũng nên kiên nhẫn khi lắng nghe học sinh trả lời vì đối tượng học sinh này thường trả lời chậm, không đầy đủ ý, dài dòng.
g. Cuối mỗi tuần, để củng cố kiến thức đã học và để các em ghi nhớ được lâu giáo viên nên ra một số bài tập có kiến thức đã học trong tuần cho các em về nhà làm vào ngày thứ bảy, chủ nhật để chấm từ đó sẽ biết được học sinh mình còn hổng chỗ nào để có kế hoạch phụ đạo. Khi ra bài tập cho học sinh làm thì giáo viên cần chấm, chữa bài tỉ mỉ, rõ ràng để các em nắm được bài.
2. Xây dựng môi trường thân thiện:
 Môi trường dạy học là nơi diễn ra các hoạt động dạy và học. Trong môi trường ấy, hoạt động của giáo viên và học sinh đóng một vai trò chủ đạo. Đồng thời, môi trường dạy học là nơi có các nguồn thông tin phong phú, đa dạng, giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng môi trường đó vào mục đích giảng dạy, học tập.
 Vì thế ngoài ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, bàn ghế, ...Giáo viên nên trưng bày thêm hoa, tranh ảnh phục vụ cho bài học, sản phẩm học sinh tự làm. Lớp học phải sạch sẽ, gọn gàng, phải được lau chùi và quét dọn thường xuyên.
 Giáo viên sử dụng các khoảng trống trên các bức tường của lớp học để trưng bày tranh ảnh sưu tầm của học sinh liên quan đến bài học, các sản phẩm mĩ thuật, thủ công các bài làm văn hay, chữ viết đẹp, bài toán đạt điểm cao ... Nhưng giáo viên cũng chú ý đến các sản phẩm của học sinh trung bình, yếu có sự tiến bộ cần được ưu tiên. Việc làm này của giáo viên giúp những học sinh này có thêm tự tin, tự hào về bản thân mình.
 Xây dựng thư viện lớp: Giáo viên lập một thư viện nhỏ cho lớp, có thể do học sinh đóng góp. Giáo viên sắp xếp theo chủ đề, học sinh được mượn luân phiên, có thể đọc trong giờ chơi, mượn về nhà vào ngày thứ bảy,chủ nhật. Đây cũng chính là hình thức giúp học sinh trung bình, yếu có dịp mở mang kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội, toán học cũng như rèn kĩ năng đọc cho học sinh và giúp các em có thêm vốn từ để điễn đạt rõ ràng hơn. 
 Tổ chức tốt giờ Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Trong giờ học này, giáo viên cần tổ chức sinh động, tạo không không khí vui tươi, phấn khởi, cho tất cả học sinh đều được tham gia, được nói lên suy nghĩ của mình trước tập thể. Giáo viên nên cho những học sinh thuộc đối tượng trung bình, yếu tự giới thiệu về bản thân, gia đình và bạn bè có đầu có cuối để các em có thói quen giao tiếp trước đám đông. Khuyến khích các em tham gia nhiệt tình vào các trò chơi, xen lẫn các trò chơi toán học. Muốn vậy giáo viên là người phải đầu tư, tìm tòi tài liệu để tổ chức giờ học phong phú, đa dạng tạo hứng khởi cho học sinh tham gia.
 Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần: Đối với giờ sinh hoạt cuối tuần không phải là lúc để phê bình những học sinh học yếu, thiếu cố gắng trong học tập hay mắc những khuyết điểm gì ? Mà giáo viên cần động viên, khuyến khích học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm của mình để kịp thời khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động chung của lớp. Điều kiêng kị nhất là chê bai, mắc nhiếc những lỗi mà học sinh mắc phải khiến cho các em càng tự ti về bản thân mình. Giáo viên cần động viên những học sinh tiến bộ bằng những phần thưởng nhỏ hoặc thưởng hoa điểm 10 để các em phấn khởi và có động lực để cố gắng.
3. Giáo dục trẻ bằng tình thương:
 Là con người, ai cũng sẽ phải mắc khuyết điểm sai lầm hay phạm một lỗi nào đó. Học sinh là trẻ thơ đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách. Vì thế có những sai sót, sai lầm là điều không thể tránh khỏi, nhất là những đối tượng học sinh trung bình - yếu.
 Ta phải hiểu rằng lỗi trẻ thường mắc không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên, ham chơi. Khi trẻ có hành động không tốt, không đúng thì đừng quy thành bản tính, hành vi của trẻ. Trong trường hợp đó ta phải như thế nào ? La mắng, đe doạ, phạt bằng bạo lực,... không phải là cách giải quyết tốt. Đặc biệt, đối tượng học sinh yếu có thể sẽ rất bướng bỉnh và cũng có thể rất nhút nhát, nếu ta xử lý nghiêm khắc dễ gây “hiệu ứng ngược”, không đi theo chiều hướng giáo viên mong muốn. Điều quan trọng là giáo viên cần phải bình tĩnh giải quyết, hãy nhớ luôn luôn phải công minh với tất cả các em, sửa phạt chứ không xử phạt học sinh. Vì thế giáo viên cần chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét về bản thân mình đã mắc phải lỗi gì và tự điều chỉnh hành vi của mình.
 Nói chung, chúng ta đến với học sinh bằng tình thương của người giáo viên yêu nghề, tận tuỵ. Những lời động viên khen thưởng kịp thời rất có giá trị, hay những cách sửa phạt rõ ràng, công bằng cùng với thái độ điềm tĩnh của giáo viên giúp học sinh tự sửa chữa hành vi vì học sinh sẽ biết rằng: Cô giáo, thầy giáo chỉ không đồng ý với hành động của em chứ không ghét em.
 Ngoài ra, muốn những học sinh thuộc đối tượng này có tiến bộ nhanh giáo viên cũng cần phối hợp thường xuyên với bố mẹ các em để nắm được thông tin hai chiều, từ việc làm đó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong giảng dạy cũng như giáo dục nhân cách cho các em.
IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG
 Trong quá trình giảng dạy ở trường, bản thân đã áp dụng những biện pháp trên thì thấy các em học sinh của mình, đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình, yếu đều rất hứng thú khi đến lớp học. Trong giờ học các em không ngại đưa ra ý kiến của mình và tham gia xây dựng bài khá tốt. Bởi tôi hay động viên học sinh rằng: “các con cứ mạnh dạn đưa ra ý kiến sai thì sửa” vì thế, trong các giờ học, được sự động viên của cô giáo các em học tập rất hăng say, siêng phát biểu. Nhiều em có tiến bộ rõ nét, chữ viết rõ ràng hơn. Kết quả học tập ngày càng cao, học sinh đi học đều, không có học sinh nghỉ học vô lí do. 
 Trong đợt kiểm tra định kỳ lần 3 vừa qua, số lượng học sinh đạt điểm cao tăng lên rõ rệt, số học sinh trung bình và yếu chỉ còn tỷ lệ ít hơn so với đầu năm. Cụ thể như sau:
Tổng số
Môn
Giỏi - Khá
Trung bình
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
 26
Toán
 15
 57.7 
 10
 38.5
 1
 3.8
PHẠM VI ÁP DỤNG:
 Tất cả những giáo viên tâm huyết với nghề, có tình thương và có trách nhiệm với học sinh đều có thể áp dụng để có thể góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh trung bình, yếu trong các trường Tiểu học hiện nay. 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN.
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy học sinh hàng ngày cũng như công tác chủ nhiêm lớp. Đó có thể không phải là điều mới lạ đối với nhiều giáo viên. Nhưng vấn đề tôi muốn nói ở đây là các đối tượng học sinh trung bình và yếu do các em còn thờ ơ với việc học hoặc do quá nhạy cảm. Các em là những đối tượng khá đặc biệt cần sợ quan tâm nhiều từ phía chúng ta, những người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em hàng ngày ở trên lớp. Hãy xác định mình là người mẹ thứ hai cần gần gũi và yêu thương các em hơn những học sinh khác. Ngoài ra, còn cần sự góp sức của bố mẹ các em đốc thúc con mình lúc học bài ở nhà để giúp các em theo kịp chương trình, theo kịp các bạn trong lớp. Đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin vào bản thân hơn khi tham gia học tập cũng như xây dựng nhân cách sống cho các em khi lớn lên.
 Tôi rất mong nhận được những lời góp ý chân thành của cấp trên và bạn bè đồng nghiệp để những kinh nghiệm này đầy đủ hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 25 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM LOAN.doc