Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với việc chủ động trong giảng dạy

Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với việc chủ động trong giảng dạy

Hiện nay , việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được xem là hàng đầu trong quá trình giảng dạy của giáo viên . Chính vì vậy , vai trò của giáo viên được thay đổi hoàn toàn.

 Người giáo viên trong thời đại hiện nay có một vai trò hết sức đặc biệt : không chỉ là truyền thụ kiến thức , nguồn thông tin mà còn là người tổ chức , hướng dẫn quá trình học tập của các em và đặc biệt phải biết chủ động trong dạy học để phù hợp với thực tế học sinh của mình.

 Đối lại , vai trò của học sinh cũng thay đổi đáng kể : Các em tiếp nhận thông tin một cách chủ động , tự tổ chức , tự điều khiển quá trình học tập của mình thông qua cách tìm hiểu theo đúng mục tiêu của bài học.

 Để học sinh hoạt động học tập một cách tích cực , chủ động , phù hợp với khả năng của mình thì người giáo viên cần phải làm những gì ? Và thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Đây chính là vấn đề mà bản thân tôi thấy thật nan giải . Bởi vì muốn học sinh hoạt động học tập một cách hăng say , đạt hiệu quả , thì không phải là chuyện đơn giản , chẳng phải muốn là đạt. Vì thế , tôi quyết tâm chọn đề tài : “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với việc chủ động trong giảng dạy” . Vì đây là vấn đề được xem rất cần thiết , vô cùng có lợi cho cả giáo viên và học sinh .

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với việc chủ động trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài :
TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH 
VỚI VIỆC CHỦ ĐỘNG TRONG GIẢNG DẠY
 	A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 	Hiện nay , việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được xem là hàng đầu trong quá trình giảng dạy của giáo viên . Chính vì vậy , vai trò của giáo viên được thay đổi hoàn toàn. 
 	Người giáo viên trong thời đại hiện nay có một vai trò hết sức đặc biệt : không chỉ là truyền thụ kiến thức , nguồn thông tin mà còn là người tổ chức , hướng dẫn quá trình học tập của các em và đặc biệt phải biết chủ động trong dạy học để phù hợp với thực tế học sinh của mình. 
 	Đối lại , vai trò của học sinh cũng thay đổi đáng kể : Các em tiếp nhận thông tin một cách chủ động , tự tổ chức , tự điều khiển quá trình học tập của mình thông qua cách tìm hiểu theo đúng mục tiêu của bài học. 
	Để học sinh hoạt động học tập một cách tích cực , chủ động , phù hợp với khả năng của mình thì người giáo viên cần phải làm những gì ? Và thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Đây chính là vấn đề mà bản thân tôi thấy thật nan giải . Bởi vì muốn học sinh hoạt động học tập một cách hăng say , đạt hiệu quả , thì không phải là chuyện đơn giản , chẳng phải muốn là đạt. Vì thế , tôi quyết tâm chọn đề tài : “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với việc chủ động trong giảng dạy” . Vì đây là vấn đề được xem rất cần thiết , vô cùng có lợi cho cả giáo viên và học sinh .
	B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
	1. Quá trình phát triển kinh nghiệm :
	Bản thân được phân công dạy lớp 5 nhiều năm liền , và gần hai năm dạy lớp 5 chương trình mới . Tôi nhận thấy những kinh nghiệm giảng dạy ở chương trình cũ , kết hợp với chương trình mới mà tôi đang áp dụng vẫn còn có nhiều hạn chế trong phương pháp hay cách thức tổ chức dạy học qua từng bài dạy , tiết dạy . Bản thân như còn lúng túng , thụ động . Chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự chủ động tích cực học tập của học sinh . 
 	- Thầy tổ chức hoạt động học tập còn thụ động , hay trung thành với sách giáo khoa .
 	- Trò tiếp thu kiến thức còn mơ hồ , chưa chủ động , tìm tòi sáng tạo theo bản năng của mình và chưa khắc sâu những điều hay của bài học . 
 	- Những điều trên gây cho tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ : “Cần làm gì để có được những tiết dạy tốt , đạt chất lượng thật sự ?”. Với tính chịu khó , tôi luôn tìm tòi học hỏi : Ngoài việc nghiên cứu các tài liệu về kế hoạch bài học , và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên , dự giờ nhằm tích luỹ cho bản thân những kinh nghiệm giảng dạy để đạt hiệu quả cao , tôi còn tìm hiểu những nguyên nhân như sau : 
 	a. Về phía giáo viên : 
 	- Vẫn chưa chủ động trong dạy học và chưa dám mạnh dạn tự chủ thật sự , chưa thấy hết những hạn chế của mình qua hoạt động dạy học , bài dạy , tiết dạy . Cách dạy của thầy chưa hấp dẫn , chưa sinh động , thiếu khoa học , nhạt nhẽo , phương pháp tổ chức chưa phù hợp với nội dung hay mục tiêu của bài . Thầy quá bám sát với sách giáo khoa , sách giáo viên , chưa sáng tạo hay tự động não để tìm được , xây dựng một tiết dạy hay , đạt hiệu quả .
 	b. Về học sinh : 
 	- Các em chưa thật sự chủ động , không có hứng thú học tập , chưa biết tự tổ chức cho mình một kế hoạch học tập đạt hiệu quả ở lớp cũng như ở nhà . 
 	- Tìm hiểu và biết được những nguyên nhân trên , tôi tiến hành tìm biện pháp và các thức tổ chức dạy học để đạt kết quả nhất : “Thầy dạy tốt , trò học đạt chất lượng thật sự” . Đó là : 
 	 	+ Đối với giáo viên : là một ngưòi cần phải yêu nghề mến trẻ thật sự , đi dạy phải có cái tâm vì học sinh . Đây chính là tiền đề để giáo viên luôn chịu khó trong mọi hoạt động , trong đó dạy một tiết dạy đạt hiệu quả là điều trên hết. 
 	 – Để đạt được vấn đề này , tôi luôn đầu tư cho việc soạn giảng : Trước khi lên lớp tôi luôn xem thật kỹ bài . Đầu tiên tôi xem sách giáo khoa , đọc kỹ từng thông tin sau đó tự suy ra mục tiêu của bài . Mỗi bài dạy đối với tôi là một bài toán mà tôi cần phải tìm ra đáp số . Đáp số chính là tôi đã tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp tôi.
 	Ví dụ : Đối với môn Toán : Tôi thường dành câu hỏi dễ , bài tập dễ cho các em học trung bình . Câu hỏi khó bài tập khó dành cho các em có sức học khá giỏi. Việc làm này rất phù hợp với từng đối tượng học sinh . Giúp các em mạnh dạn tự tin hơn , tự tìm tòi sáng tạo hơn , tiếp thu bài một cách chủ động 
 	 – Đối với học sinh : Đặt nhiệm vụ , hay giao việc cho các em cần cụ thể rõ ràng trong mỗi hoạt động : Cá nhân toàn lớp hay nhóm . Trong cách phân nhóm , tuỳ theo dạng bài nội dung bài mà tôi chọn theo dạng nhóm , kiểu nhóm để giúp các em có hứng thú học tập , các em tự chủ động trong việc tìm hiểu bài , phát hiện ra cái kiến thức mới . 
 	Ví dụ : Đối với môn Khoa học “bài Hỗn hợp” . Tôi yêu cầu các em tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
 	 	- Hỗn hợp 1 : Gồm các và nước 
 	 	- Hỗn hợp 2 : Dầu ăn và nước 
	 	- Hỗn hợp 3 : Thóc gạo 
 	Trong các hoạt động trên ta phân nhóm theo dạng có cùng trình độ với nhau, nhằm phù hợp với đối tượng học sinh .
 	Tôi cứ thực hiện như thế ở các bài học khác .. Thế nhưng sau thời gian thực hiện tôi thấy mình chưa thành công , các em vẫn chưa đạt hiệu quả thật sự . Tôi thấy mình không thành công như thế là do bản thân vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quá trình áp dụng . Tôi vẫn không chán , bản thân luôn cố tìm tòi học hỏi thêm . 
 	Với phương pháp cũ tôi không loại trừ , tôi vẫn chọn lọc cái hay để áp dụng kết hợp với những điều học hỏi , tôi rút kinh nghiệm để hoàn thiện cho cách giảng dạy của mình để đạt được mục tiêu đề tài mà tôi đã chọn . 
 	Ø Thứ nhất đối với giáo viên : Cần nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi đến lớp . Vì đây là vấn đề cần sự kiên trì của giáo viên . Cũng là vấn đề quan trọng nhất . Giáo viên luôn đặt câu hỏi : Những thông tin ở sách giáo khoa , cách hình thành kiến thức sách giáo khoa có phù hợp với trình độ , với thực tế , đối tượng học sinh mình chưa ? Làm thế nào để hướng dẫn các em dễ hiểu , dễ khắc sâu kiến thức ? Bản thân cần chủ động thế nào để giúp các em tự khám phá và rút ra kết luận nội dung của bài ?
 	Ví dụ môn Toán : bài Chu vi hình tròn (sách giáo khoa trang 97) , tôi không hình thành kiến thức như sách , mà tự chủ theo cách hình thành kiến thức riêng của mình nhưng vẫn dựa trên cơ sở sách giáo khoa : 
 	 Tôi cho các em hoạt động nhóm 4 và giao việc : 
 	 	+ Dùng dây đo độ dài xung quanh hình tròn (hai mí dây đo phải vừa giáp nhau độ dài hình tròn) 
 	+ Vẽ độ dài đó lên tờ giấy 
 	+ Dùng đường kính hình tròn vừa sử dụng làm đơn vị để đo độ dài vừa vẽ trên tờ giấy . 
 	+ Yêu cầu các em so sánh độ dài đã vẽ gấp bao nhiêu lần đường kính vừa đo ? Ví dụ : 
3 lần 
Hơn 3 lần 
 	+ Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra số 3,14 và giới thiệu cách tính chu vi hình tròn . 
 	 Trên đây tôi vừa nêu cách tự chủ của giáo viên trong sự hình thành kiến thức để giúp học sinh tự tìm hiểu , khám phá và rút ra được kết luận thông qua cách đo và kiểm nghiệm của các em . Các em vừa tích cực học tập , vừa chủ động sáng tạo trong cách tìm hiểu bài . 
 	+ Ngoài ra người giáo viên còn tự chủ trong những việc khác. 
 	Ví dụ : Đối với những bài có nội dung dài hay bài tập quá nhiều giáo viên có thể xin ý kiến trong phần họp tổ để tăng lượng thời gian , hoặc giảm tải bớt .
 	 	Trên lớp để học sinh hoạt động tích cực , giáo viên cần phân dạng nhóm kiểu nhóm khác nhau để giúp các em tự tin và hỗ trợ cho nhau .
 	 	Giáo viên có thể tự chủ thông qua đồ dùng dạy học mà học sinh có thể tự sưu tầm , tự làm qua sự hướng dẫn của giáo viên giúp các em làm thí nghiệm dễ dàng hơn. 
 	 	Ví dụ : dạy bài Sự biến đổi hóa học .
 	 	Thí nghiệm về sự biến đổi hoá học . Ở thí nghiệm hai : Thay đun đường trong ống nghiệm trên ngọn nến : bằng đun đường trên muỗng cà phê 
Đốt cháy 
 	Giáo viên giao việc cho các nhóm : Nhóm 4 chuẩn bị một cái muỗng cà phê , một ngọn nến và ít đường sau đó đốt đường trên ngọn nến và nhận xét. Tự rút ra kết luận .
 	Đường 	 than 	 	 Sự biến đổi hoá học 
 (Chất này) 	 (Chất khác )
 	Tự chủ thông qua đối tượng học sinh , địa phương mà giáo viên chọn phương pháp dạy học miễn không sai lệch mục tiêu nội dung bài dạy .
 	Ø Thứ hai cần làm việc có khoa học chính xác và thận trọng . Ví dụ khi họp nhóm , nhóm trưởng cần phân công rõ ràng , nhiệm vụ của mỗi thành viên trong ghi chép kết quả thí nghiệm cụ thể .
 	Giáo viên theo giúp đỡ những khó khăn vướng mắc của các em , khen những nhóm thực hiện tốt . 
 	Những môn học khác tôi cũng thực hiện tình tự chủ như vậy.
 	Trên đây là một số ví dụ điển hình mà tôi đã đưa ra nhằm giúp học sinh tích cực hoạt động theo sự tự chủ của tôi. 
 	* Qua một năm kinh nghiệm và hơn nữa năm thử nghiệm . Tôi thấy mình không còn gặp hạn chế khi lên lớp , bản thân luôn vững vàng khi truyền đạt kiến thức .
 	Mặt khác , học sinh lớp tôi luôn tích cực học tập , các em luôn có hứng thú học tập vì thông qua các dụng cụ các em tự làm hay sưu tầm giúp các em tự khám phá tìm ra được mục tiêu nội dung của bài và cuối học kỳ I vừa qua các em đều làm bài đạt kết quả rất cao , không có em nào điểm dưới 5. Cụ thể :
 	+ Môn Toán :	Giỏi 13 	Khá 14 	Trung bình 2
 	+ Môn Tiếng Việt : 	Giỏi 08 	Khá 14 	Trung bình 7 
 	+ Môn Khoa Học :	Giỏi 25 	Khá 03 	Trung bình 1 
 	+ Môn Lịch Sử – Địa Lí : 	Giỏi 24 	Khá 05 	Trung bình 0 
 	 	Qua học kỳ I : 	Giỏi 4 	Khá 18 	Trung bình 7 
 	Kết quả qua những lần kiểm tra thường xuyên luôn được nâng cao do sự tự chủ của thầy và sự tích cực học tập của học sinh thông qua tự tìm tòi khám phá kiến thức , và cách hướng dẫn tổ chức một cách khoa học nhờ lựa chọn phương pháp phù hợp .
 	2. Đánh giá kết quả và rút ra kết luận khái quát : 
 	- Qua thời gian thực hiện , tôi nhận thấy : Lúc đầu , bản thân tôi vẫn còn gặp khó khăn và lúng túng , chưa dám mạnh dạn chủ động , vì vẫn mang tâm trạng lo sợ , chẳng biết có ảnh hưởng đến chương trình cũng như mục tiêu bài học hay không , còn học sinh thì như lạ lẫm chưa tích cực lắm. 
	Nhưng sau một thời gian với những lần thành công như vậy , tôi thấy tự tin ở bản thân mình hơn , các em học sinh lớp tôi hoạt động khá tích cực các em rất hiểu bài nhớ lâu và củng cố được kiến thức .
 	Qua đó , tôi nhận thấy kinh nghiệm này cần tiếp tục thực hiện và có thể nhân rộng trong đơn vị . 
 	3. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm : 
 	Qua một thời gian áp dụng , tôi rất tự tin ở bản thân mình , vì tôi rất thành công và thu được kết quả rất khả quan : 
 	- Tôi tích luỹ được một số kinh nghiệm khi giảng dạy chương trình mới qua hơn một năm thay sách ở khối lớp 5. Bản thấy rất tự tin khi mình tự chủ động một cách phù hợp , khoa học với mục tiêu nội dung bài học. 
 	- Học sinh luôn hoạt động một cách rất tích cực , có mục đích và hướng đến mục tiêu cần nắm.
	- Vì vậy , những gì đạt được cho thấy : Biện pháp trên là đúng đắn và đạt hiệu quả thật sự , chất lượng dạy và học luôn đạt cao , phù hợp với nội dung chương trình với hoạt động học của học sinh . Từ đó , tôi phổ biến cả tổ và áp dụng rất thành công , sáng kiến được đánh giá rất cao . Tôi nghĩ cần áp dụng sáng kiến này cho tất cả các lớp ở đơn vị tôi công tác , nhằm giúp giáo viên có phương pháp dạy học tốt nhất và học sinh học tập đạt chất lượng cao thật sự. 
 	4. Bài học kinh nghiệm : 
 	- Giáo viên cần tự chủ một cách phù hợp , và luôn bám sát mục tiêu của bài . Những vấn đề phức tạp hơn có thể hỏi ý kiến trong tổ hoặc Ban giám hiệu . Không nên tự chủ một cách thiếu chính xác , sai lệch mục tiêu , nội dung của chương trình . 
 	- Cần hiểu rõ rằng tự chủ phải làm sao đi đôi với mục tiêu và đối tượng học sinh của mình .
 	- Có phương pháp tổ chức , hình thức lớp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh , với nội dung bài .
 	- Làm cho cả lớp đều hoạt động , không bỏ học sinh ngoài lề lớp học .
 	- Làm sao các em yếu cũng có ý kiến hay thắc mắc nội dung bài .
 	- Bản thân luôn đặt vần đề với nhừng khó khăn vướng mắc : mình phải làm gì và giải quyết như thế nào .
 	- Luôn kiên trì nhẫn nại chịu khó trong mọi công việc . 
 	- Cần thường xuyên quan tâm , chăm sóc học sinh về mọi mặt .
 	- Luôn học hỏi nghiên cứu , tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ . 
 	- Không nên hài lòng những gì mình đạt được mà cần vươn tới kết quả cao hơn. 
C. KẾT LUẬN :
 	- Với cách thực hiện ở trên , qua hơn nữa năm học , tôi thấy bản thân mình rất tự tin 	trong việc tự chủ dạy học theo chương trình mới . Và kinh nghiệm trên được một giáo viên trong tổ áp dụng và đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện vừa qua. 
 	- Mặt khác : Học sinh lớp tôi đạt kết quả khá cao trong học kỳ I do các i1ch cực hoạt động học tập . 
 	- Nó đã giúp tôi phần nào nỗi lo sợ việc dạy học theo chương trình mới , và nỗi lo học sinh lơ là , không chủ động trong học tập . Làm tôi tin tưởng rất nhiều ở bản thân mình hơn .	
	 Vĩnh Khánh , ngày 25 tháng 01 năm 2008
Xác nhận của Ban Giám hiệu Người viết
 Đặng Kim Đi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tieu hoc 2.doc