Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 6

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 6

*TUẦN 6

Ngày soạn : 8 /10/2006

Ngày dạy : Thứ hai ngày 9/10/2006.

Tập đọc

Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca

I.Mục đích, yêu cầu :

- Luyện đọc : Đọc đúng các từ và cụm từ khó trong bài; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .Đọc với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.

- Hiểu : Nghĩa các từ : dằn vặt, nhập cuộc, hoảng hốt, nức nở

- Nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

-Học sinh thấy được mình cần phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc người thân; trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày; cần phải tìm cách sửa chữa những lỗi lầm mà mình mắc phải.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tranh minh họa; bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

 -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.

III.Các hoạt động dạy và học :

 1.Ổn định : Hát

 2.Bài cũ : Kiểm tra 3 em: ( Thăng , Linh , Vy)

H:Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống? Em có nhận xét gì về tính cách của Cáo?

H:Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? Nêu tính cách của gà trống?

H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*TUẦN 6
Ngày soạn : 8 /10/2006
Ngày dạy : Thứ hai ngày 9/10/2006.
Tập đọc 
Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I.Mục đích, yêu cầu :
- Luyện đọc : Đọc đúng các từ và cụm từ khó trong bài; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .Đọc với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.
- Hiểu : Nghĩa các từ : dằn vặt, nhập cuộc, hoảng hốt, nức nở
- Nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
-Học sinh thấy được mình cần phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc người thân; trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày; cần phải tìm cách sửa chữa những lỗi lầm mà mình mắc phải.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tranh minh họa; bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
 -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Kiểm tra 3 em: ( Thăng , Linh , Vy)
H:Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống? Em có nhận xét gì về tính cách của Cáo?
H:Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? Nêu tính cách của gà trống?
H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Gián tiếp qua tranh .
*Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
-Yêu cầu 1 hs đọc thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn : 
-Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai 
-Lần 2 : hướng dẫn ngắt nghỉ đúng giọng.
-Lần 3 : kết hợp giải nghĩa từ.
-Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (11’)
-Yêu cầu hs đọc theo đoạn và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét cùng hs và chốt.
H : Câu chuyện xảy ra lúc An-đrây-ca mấy tuổi? Sức khoẻ của ông em như thế nào? (hs trung bình)
(Lúc An-đrây-ca 9 tuổi, ông của em ốm rất nặng)
H : Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào? (hs trung bình)
(Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay)
Câu 1 (sgk) ? (Nhập cuộc chơi đá bóng cùng các bạn và quên ngay lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra liền chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về)
H : Đoạn 1 kể chuyện gì? 
=> Chốt ý1 : An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
*Đoạn 2 : 
Câu 2( sgk)? (Cậu bé hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời)
Câu 3 ( sgk)? (Cậu bé cho rằng vì mình mua thuốc chậm nên ông chết. Cậu oà khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Cả đêm ngồi nức nở dưới gốc cây táo, đến khi lớn vẫn tự dằn vặt mình) ( hs khá)
* Giải nghĩa từ “nức nở”? (Nấc lên từng cơn, không thể dằn lòng, kìm giữ tiếng khóc)
H : Đoạn 2 nói về nội dung gì? 
 => Chốt ý2 : Nỗi dằn vặt của An-đrây.
*Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào? 
( hs khá, giỏi)
=> Chốt ý, ghi bảng :
 *Ý nghĩa: Cậu bé An-đrây-ca là người rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
*Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hướng dẫn đọc diễn cảm :
*Toàn bài đọc giọng trầm, buồn, xúc động.
*Lời ông : giọng mệt nhọc, yếu ớt.
*Ý nghĩ An-đrây-ca : giọng đọc buồn, day dứt.
*Lời mẹ : dịu dàng, an ủi.
-Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm đoạn “Bước vào phòng ông nằm,  lúc con vừa ra khỏi nhà”
 Đọc mẫu.
-Yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- Cho hs thi đọc diễn cảm theo cách phân vai, nhận xét.
4.Củng cố : -Yêu cầu hs đặt lại tên cho truyện.
 H : Em sẽ nói gì để an ủi An-đrây-ca?
 -Nhận xét tiết học 
 5. Dặn dò : Luyện đọc, kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
 ***********************************
Đạo đức 
 Biết bày tỏ ý kiến (T2)
I.Mục đích, yêu cầu :
-Học sinh nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em; biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống của gia đình, nhà trường.
-Vận dụng kiến thức, tập bày tỏ ý kiến của bản thân trong phạm vi lớp học, gia đình.
-Khuyến khích các em bày tỏ ý kiến trước tập thể, nhắc nhở các em cần phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
 -Học sinh : Xem nội dung bài, chuẩn bị tiểu phẩm.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ : Kiểm tra 2 em( Liên , Chi)
H:Điều gì sẽ xảy ra nếu em không mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với những người xung quanh?
H:Khi bày tỏ ý kiến với người xung quanh em cần lưu ý điều gì?
3.Bài mới : Giới thiệu bài : Biết bày tỏ ý kiến (T2)
*Hoạt động1 : Bài tập( 20’)
Bài tập 3/9 : Trò chơi “Tập làm phóng viên”
-Yêu cầu hs nêu những nội dung cần phỏng vấn.
-Hướng dẫn cách chơi.
-Yêu cầu thực hiện trò chơi theo nhóm bàn.
-Yêu cầu 1 – 2 hs thực hiện phỏng vấn trước lớp.
=>Theo dõi, nhận xét cách hỏi của phóng viên và cách trình bày ý kiến của các nhân vật được phỏng vấn.
Bài tập 4/9 : Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” (SGV)
-Yêu cầu nhóm thực hiện tiểu phẩm chuẩn bị và thể hiện trước lớp.
-Yêu cầu hs dưới lớp theo dõi nội dung tiểu phẩm, cách thể hiện vai diễn của nhân vật, 
-Yêu cầu hs nhận xét vai diễn, đặt câu hỏi phỏng vấn các nhân vật trong tiểu phẩm.
*Hoạt động2 : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (12’)
H : Em có nhận xét gì về ý kiến của bố mẹ Hoa về việc học tập của Hoa?
(Mẹ muốn Hoa ở nhà phụ mẹ để anh Tuấn đi, bố không đồng ý và muốn hỏi ý kiến của Hoa)
H : Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? (Một buổi đi học, một buổi giúp mẹ làm bánh)
H : Ý kiến của Hoa có phù hợp không? Vì sao? (Ý kiến của Hoa rất phù hợp vì hoàn cảnh gia đình bạn Hoa rất khó khăn)
H : Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì?
=> Theo dõi, kết luận : 
 Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ýù kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe, tôn trọng. Đồng thời các em cũng cân bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc và lễ độ.
4.Củng cố : H : Bày tỏ ý kiến cá nhân có lợi gì?	- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : Cần tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân , đến gia đình.
 *************************************
Khoa học 
Một số cách bảo quản thức ăn
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết một số cách bảo quản thức ăn, cách lựa chọn thức ăn để bảo quản và sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
-Kể tên các cách bảo quản thức ăn, nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng, nói về những điều lưu ý khi lựa chọn thức ăn để bảo quản và sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
-Các em vận dụng bài học để bảo quản một số loại thức ăn ở nhà nhằm đảm bảo sức khoẻ.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài daỵ bảng nhóm.
-Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Trật tự
2.Bài cũ : ( Brử , Anh, Ngọc )
H:Tại sao cần ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày?
H:Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
H: Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
3.Bài mới : Giới thiệu bài :( trực tiếp)
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn ( 12’)
-Yêu cầu quan sát hình trang 24, 25; thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, trình bày đáp án trên bảng nhóm.
H : Kể tên các cách bảo quản thức ăn trong từng hình? 
=>Theo dõi, kết luận : 
Hình
Cách bảo quản
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
5
Làm mắm (ướp mặn)
2
Đóng hộp
6
Làm mứt (cô đặc với đường)
3
Ướp lạnh
7
Ướp muối (cà muối)
4
Ướp lạnh
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở của các cách bảo quản thức ăn (11’)
-Giới thiệu : Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh phát triển.
H : Làm thế nào để có thể bảo quản thức ăn? 
=>Theo dõi, nhận xét, kết luận về nguyên tắc bảo quản thức ăn :
 Làm cho vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
-Yêu cầu hs quan sát các cách bảo quản thức ăn trên bảng nhóm, trả lời câu hỏi :
H : Cách bảo quản nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? (Phơi khô, ướp muối, ớp lạnh, cô đặc với đường)
H : Cách bảo quản nào ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm? (Đóng hộp)
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn
(10’)
-Yêu cầu hs nhớ lại, kể tên một số loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn đó trong gia đình.
=>Theo dõi, hỏi thêm về cách chọn loại thức ăn và cách thực hiện. 
=>Giảng : Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua thứac ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng.
4.Củng cố : Hs nhắc lại nội dung bài -Nhận xét giờ học . 
 5.Dặn dò : Tuyên truyền cho gia đình về các cách bảo quản thức ăn và cần lưu ý khi mua thức ăn đã được bảo quản. Chuẩn bị bài sau.
 *************************************
Toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ; làm quen với lập biểu đồ.
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xư ...  thực hiện theo nhóm.
-Yêu cầu một nhóm thực hiện trước lớp =>Theo dõi, nhận xét.
 4.Củng cố –Nhắc lại bài học. Nhận xét tiết học
 5.Dặn dò : Tuyên truyền cho gia đình về các cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Chuẩn bị bài sau.
 ***************************************
THỂ DỤC
BÀI 12: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI SAI NHỊP 
–TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH "
I- MỤC TIÊU : 
 -Cũng cố và nâng cao kĩ thuật : Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp, đứng lại . Yêu cầu đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp, không xô lệch hàng. Biết cách đổi chân khi đi sai nhịp .
 - Trò chơi “ Ném bóng trúng đích “.Yều cầu hoc sinh tập trung chú ý , phản xạ nhanh bình tĩnh, khéo léo, ném bóng chính xác vào đích .
-Có thái độ và kỉ luật trong lúc tập luyện , tinh thần tự giác .
II, ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIÊN : 
-Trên sân trường .Vệ sinh an toàn nơi tập .thoáng mát bằng phẳng , kẻ sân chơi, còi, 4-6 quả bóng và vật làm đích .
-Hs : quần áo ,giầy dép gọn gàng .
III , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 
MỞ Đầu
-Cán sự tập hợp lớp , giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giời học chấn chỉnh trang phục, đội ngũ luyện tập (1-2).
3/ Khởi động :
Xoay các khớp, cổ chân cổ tay khớp gối hông vai . (1-2')
-Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn rồi đi thường vung tay và hít thởi sâu .(2-3').
- Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh “ (1-2’)
Cơ Bản
Đội hình đội ngũ :12-14’.
-Đi đều, vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi đi sai nhịp .
- Giáo viên điều khiển lớp tập :(1-2').
-Chia tổ tập luyện (3-4' ): 
Tổ trưởng điều khiển – GV đi quan sát sửa sai cho từng học sinh .
Gv cho lớp tập hợp lại . 
Từng tổ lên trình diễn .GV quan sát và nhận xét,tuyên dương tổ thực hiện tốt .
Cả lớp thực hiện lại để củng cố (2-3') .
Trò chơi : Ném bòng trúng đích “ .(8-10’).
Giáo viên nêu tên trò chơi tập hợp học sinh theo đội hình chơi và giải thích lại cách chơi luật chơi .
Sau đó cho một tổ chơi thử để cả lớp cùng quan sát .
-Cả lớp chơi .
GVquan sát nhận xét sử lí các tình huống xảy ra,tuyên dương những học sinh chơi nhiệt tình và không phạm quy  
-Cho lơp thực hiện một số động tác thả lỏng : 1-2'.
Cho cả lớp đứng hát một bài .
- Trò chơi :" Diệt các con vật có hại "(1-2').
Kết Thúc
-Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại giờ học .Đánh giá nhận xét .
 Giao bài tập về nha øthực hiện các nội dung vưà ôn , mỗi sáng 2-3'.
 *****************************
Ngày soạn : 12/10/2006
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 13/10/2006.
Địa lí 
Tây Nguyên
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; một số đặc điểm của Tây Nguyên.
-Dựa vào lược đồ, bảng số liệu để tìm ra kiến thức; xác định vị trí của các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ : Trung du Bắc Bộ( Ngân , Thu , Vy)
H:Mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
H:Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
H:Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Tây Nguyên
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng(15’)
Giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
-Yêu cầu hs quan sát lược đồ hình 1, đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
-Yêu cầu hs đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam trên bản đồ hành chính Việt Nam và đọc tên tỉnh có các cao nguyên trên.
=>Theo dõi, kết luận : Cao nguyên Kon Tum (Kon Tum), cao nguyên Plây Ku (Plây Ku), cao nguyên Đắk Lắk (Đắk Lắk), cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng)
-Yêu cầu hs đọc bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên và sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
-Giới thiệu về đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên : Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
=>Kết luận : Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, .
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.(17’)
Yêu cầu hs xác định vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên hình 1.
-Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột trả lời câu hỏi :
H : Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? (Mùa mưa : Các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10; mùa khô : các tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12)
H : Khí hậu ở Buôn Ma Thuột có mấy mùa? Là những mùa nào? 
H : Nêu đặc điểm khí hậu của từng mùa? (Mùa mưa : có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá; mùa khô : trời nắng gay gắt, đất khô vụ bở)
=>Kết luận : Ở Tây Nguyên khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 
5.Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 ***************************************
Toán 
Phép trừ
I.Mục tiêu :
-Củng cố cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ).
-Rèn kĩ năng làm tính trừ.
II.Chuẩn bị :-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
 -Học sinh : Xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Phép cộng ( 2 em lên làm bài 2 / 39 : Lung ,Thảo )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Phép trừ
*Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức về cách thực hiện phép trừ.
(12’)
Giới thiệu phép trừ : 865279 - 450237
-Yêu cầu 1 hs nêu cách thực hiện và thực hiện trước lớp, hs dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-Giới thiệu phép trừ : 647253 - 285749
-Yêu cầu hs thực hiện vào bảng cá nhân, 1 hs thực hiện trên bảng lớp.
H : Muốn thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
=>Kết luận : Đặt tính (Viết số hàng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ gạch ngang) và tính (trừ theo thứ tự từ phải sang trái).
*Hoạt động 2 : Luyện tập -Thực hành.( 24’)
Bài 1/40 : Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu hs làm bài vào bảng cá nhân.
=>Theo dõi, nhận xét, sửa bài :
Bài 2/40 : Tính
-Yêu cầu hs làm bài vào vở => Sửa bài :
Bài 3/40 : Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề
-Hướng dẫn tóm tắt : 
 Hà Nội 1315 km Nha Trang ? km TP.Hồ Chí Minh
 l l l
1730 km
-Yêu cầu hs làm bài vào bảng nhóm, sửa bài
Bài giải
Độ dài quãng đường từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là :
1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số : 415 km
Bài 4/40 : Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề
-Hướng dẫn tóm tắt : 214800 cây
Năm nay l l ? cây
Năm ngoái l l 80600 cây
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, sửa bài
Bài giải
Số cây năm ngoái trồng được là :
214800 – 80600 = 134200 (cây)
Số cây cả hai năm trồng được là :
214800 + 134200 = 349000 (cây)
Đáp số : 349000 cây
4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 
5.Dặn dò : Làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 ****************************************
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I.Mục đích, yêu cầu :
-Học sinh nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”, biết phát triển ý dưới mỗi tranh thành một bài văn kể chuyện.
-Vận dụng kiến thức đã học để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
-Các em hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện “Ba lưỡi rìu” : Câu chuyện ca ngợi tính thật thà và lòng trung thực của chàng tiều phu.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Bảng phụ ghi câu trả lời của 5 tranh
-Học sinh : Xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Trật tự
2 .Bài cũ: 2 em đọc bài làm tiết trước cho cả lớp nghe: Ngân , Thu
3.Bài mới : Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
*Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập.(33’)
Bài 1/64 : Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
-Yêu cầu hs đọc phần lời dưới tranh và giải nghĩa từ “tiều phu”.
-Yêu cầu hs quan sát tranh trả lời câu hỏi :
H : Truyện có mấy nhân vật? (Truyện có hai nhân vật : chàng tiều phu, cụ già)
H : Nội dung truyện nói về điều gì? 
=>Kết luận : Chàng trai được ông tiên thử thách tính thật thà, lòng trung thực qua những lưỡi rìu.
-Tổ chức cho hs thi kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”.
=>Theo dõi, nhận xét.
Bài 2/64 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
-Hướng dẫn hs kể chuyện với tranh 1.
 +Yêu cầu hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo gợi ý :
 a.Các nhân vật làm gì? Các nhân vật nói gì?
 b.Ngoại hình nhân vật – Lưỡi rìu.
 +Yêu cầu 1 hs xây dựng đoạn văn =>Theo dõi, nhận xét.
-Yêu cầu hs thực hiện quan sát, phát biểu ý kiến về từng tranh (2, 3, 4, 5, 6) theo câu hỏi =>Theo dõi, nhận xét.
-Giới thiệu bảng gợi ý trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu hs thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện theo nhóm, liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
-Yêu cầu đại diện nhóm thể hiện trước lớp nối tiếp theo đoạn và liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh =>Theo dõi, góp ý.
4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò : Viết lại câu chuyện vào vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 *****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc