Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Tiếng Việt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC

TIẾT 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 nămm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.

- Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục

3. Thái độ:

- Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/11
Ngày dạy : 26/11
TẬP ĐỌC
TIẾT 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 nămm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.
Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục 
3. Thái độ:
Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Vẽ trứng 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Một trong những người đầu tiên tìm 
đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga (1857 – 1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
 GV chia đoạn 
 GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
GV giới thiệu ảnh tàu Phương Đông 1 đưa Ga-ga-rin vào vũ trụ, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ 
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Chú ý nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm, chinh phục 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời 
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
* GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki (SGV / 260, tập 1)
Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn (Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước  hàng trăm lần) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho HS
Củng cố 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt 
HS nối tiếp nhau đọc bài vàtrả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc( 2 – 3 lượt)
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 7 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 4: 3 dòng còn lại 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm 
- HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời 
Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở & dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu & thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
Cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện
Nội dung chính: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn: 26/11
Ngày dạy : 29/11
TẬP ĐỌC
TIẾT 26: VĂN HAY CHỮ TỐT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm & sự kiên trì của Cao Bá Quát.
3. Thái độ:
Luôn có ý thức rèn luyện chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
Một số vở sạch chữ đẹp của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Người tìm đường lên các vì sao 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét -ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Ngày xưa, ở nước ta, có 2 người văn 
hay chữ tốt được người đời ca tụng là Thần Siêu (Nguyễn Siêu), Thánh Quát (Cao Bá Quát). Bài đọc hôm nay kể về sự khổ công luyện chữ của Cao Bá Quát.
Chữ viết thời xưa (chữ Nho) không 
giống chữ quốc ngữ của ta hiện nay. Viết đẹp chữ Nho rất khó. Vì vậy, người viết chữ đẹp rất được coi trọng. Các em đã đọc truyện Người bán quạt may mắn (Tiếng Việt 3, tập 2), đã biết 1 chiếc quạt có đề chữ của người viết đẹp nổi tiếng như ông Vương Hi Chi được coi là tài sản đáng giá nghìn vàng. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chia đoạn 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV kết hợp giải nghĩa các từ chú thích , các từ mới ở cuối bài đọc 
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng từ tốn, đọc phân biệt lời các nhân vật 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV chia lớp thành 6 nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
GV nhận xét & chốt ý đoạn 1
Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
GV nói thêm: Cao Bá Quát đã rất chủ quan khi nhận lời giúp bà cụ vì vậy sự thất vọng của bà cụ khi bị quan đuổi về đã làm cho Cao Bá Quát ân hận, dằn vặt  
GV nhận xét & chốt ý đoạn 2
Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
*GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
- Tìm đoạn mở bài, thân bài,kết luân5 của truyện?
GV nhận xét, kết luận 
Đoạn 3 ý nói gì?
Truyện cho ta biết điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thuở đi học, .. cháu xin sẵn lòng) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Câu chuyện khuyên các em điều gì? 
GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: 
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chú Đất Nung
HS nối tiếp nhau đọc bàivàtrả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ bài đọc 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc (2 – 3lượt)
+ Đoạn 1: từ đầu  cháu xin sẵn lòng 
+ Đoạn 2: tiếp theo  ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
 + Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
Cao Bá Quát vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. 
Ý đoạn 1:Cao Bá Quát viết chữ rất xấu.
Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 
Ý đoạn 2: Sự ân hận của Cao Bá Quát.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ viết cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong 10 trang vở ông mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời 
Mở bài (2 dòng đầu): Chữ viết xấu đã gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học
Thân bài (từ Một hôm  nhiều kiểu chữ khác nhau): Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp 
Kết bài(đoạn còn lại):CaoBá Quát đã thành công,nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Ý đoạn 3: Cao Bá Quát đã thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Nội dung chính:Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy–trò để tìm ra cách đọc p ... g theo yêu cầu của đề bài: nói về một người có ý chí, có nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
+ Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách, báo, nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em, người hàng xóm nhà em.
+ Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ. Sử dụng những từ tìm được ở BT1 để viết bài.
GV nhận xét, cùng HS bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV cùng HS nhận xét tiết học
Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ở BT2 
Chuẩn bị bài: Câu hỏi & dấu chấm hỏi 
1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
2 HS tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ. (chú ý tìm từ ngữ thể hiện cả 3 mức độ) 
HS nhận xét
HS lặp lại tựa 
HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, trao đổi theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm trước lớp.
Lời giải đúng:
Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng 
Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai 
2 HS đọc 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài vào VBT – mỗi em đặt 2 câu, 1 câu với từ ở nhóm a, 1 câu với từ ở nhóm b. 
Từng HS lần lượt đọc 2 câu mà mình đã đặt được.
Cả lớp nhận xét, góp ý
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết. 
HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất. 
Ví dụ:
Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác”, ông lại quyết chí làm lại từ đầu. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn & dấu chấm hỏi.
2.Kĩ năng:
Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3
Câu hỏi 
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1) Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 
Xi-ôn-cốp-ki 
Tự hỏi mình 
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
2) Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở & dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn 
Xi-ôn-cốp-ki
- Từ thế nào 
- Dấu chấm hỏi
Bút dạ + phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 (Phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực 
GV kiểm tra 2 HS
Thế nào là ý chí?
- Thế nào là nghị lực?
GV nhận xét & chấm điểm 
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Hướng dẫn phần nhận xét
 - GV treo bảng phụ viết một bảng gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, lần lượt điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3
Bài tập 1
GV chép những câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở & dụng cụ thí nghiệm như thế? 
Bài tập 2, 3
GV ghi kết quả vào bảng
Mời 2 HS đọc bảng kết quả. 
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát riêng phiếu cho vài HS 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn. Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi – đáp trước lớp. 
GV cùng HS nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu. 
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý các tình huống:
+ HS có thể tự hỏi về 1 bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, 1 đồ dùng đã mua, 1 công việc mẹ bảo làm 
+ Nhắc HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi – tự hỏi mình.
- GV cùng HS nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu hỏi 
1 HS làm lại BT1
1 HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (BT3)
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Từng em đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu
HS đọc yêu cầu của bài
HS trả lời
2 HS đọc bảng kết quả. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm trên bảng lớp.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả ví dụ
1 cặp HS làm mẫu
Từng cặp HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, chọn 3 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi – đáp.
HS1: Về nhà, bà cụ làm gì?
HS2: Bà cụ kể lại câu chuyện cho Cao Bá Quát nghe.
HS3 :Bà kể lại chuyện gì?
HS4: Bà kể lại chuyện bị quan bị lính đuổi ra khỏi huyện đường.
HS5: Vì sao Cao Bá Quát lại ân hận?
 HS6:Vì Cao Bá Quát viết chữ xấu mà bà cụ không giải được nỗi oan.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu. 
HS đọc yêu cầu của bài tập, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình
HS lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.
Ví dụ:
+ Vì sao mình không giải được bài toán này nhỉ?
+ Sáng nay, mẹ dặn mình làm gì nhỉ?
+ Quyển sách này của ai?
 . . . . . . 
KỂ CHUYỆN
TIẾT 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. 
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 3. Thái độ
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
20’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực. Sau đó trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đặt ra.
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã kể những chuyện đã nghe, đã đọc về những người có nghị lực, có ý chí vượt khó để vươn lên. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể một câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Giờ học này sẽ giúp các em biết: bạn nào biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh. 
GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2:HD HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
GV nhắc HS: 
+ Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
+ Dùng từ xưng hô – tôi (kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp) 
GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị dàn bài tốt.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Búp bê của ai?
Hát 
HS kể và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh câu chuyện mà mình tìm được. 
HS đọc đề bài & gợi ý 1
HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mà mình chọn 
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - TLV - LTVC - CT - KC.doc