Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 26: Tiếng Việt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 26: Tiếng Việt

TIẾT 26: THẮNG BIỂN(Nghe – Viết)

Phân biệt : l/n hoặc in/ inh

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển

2.Kĩ năng:

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n , hoặc tiếng chứa vần in/ inh

3. Thái độ:

- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.CHUẨN BỊ:

- Vở 3

- Bảng phụ viết nội dung BT2a.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 26: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/3/2008
Ngày dạy: 18/3/2008
CHÍNH TẢ`
TIẾT 26: THẮNG BIỂN(Nghe – Viết)
Phân biệt : l/n hoặc in/ inh 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển
2.Kĩ năng:
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n , hoặc tiếng chứa vần in/ inh
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Vở 3
Bảng phụ viết nội dung BT2a..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV đọc cho HS viết bảng con các từ chứa vần ên/ênh, hoặc chứa dấu hỏi/ dấu ngã.
GV nhận xét bài cũ
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: HD HS nghe-viết chính tả 
GV đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
Đoạn văn miêu tả cảnh gì? 
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài. GV ghi nhanh lên bảng. những từ HS dễ viết sai 
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc cho HS viế
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 
Bài tập 2a
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
Yêu cầu các nhóm thảo luận
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi 
“ Tiếp sức”.
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhớ – viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Hát 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: lênh khênh, mênh mông, lên đèn, dập dềnh, ngả nghiêng.
HS nhận xét
HS theo dõi trong SGK
+ Cơn bão biển tấn công dữ dội.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết nêu những từ ngữ mình dễ viết sai: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, giận dữ, quyết tâm.
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS các nhóm thảo luận, cử đại diện lên bảng thi làm bài. 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Lời giải đúng:
Các từ cần điền: Nhìn lại, khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh, trong nắng, lũ lũ, lượn lên, lượn xuống.
* & *
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 51: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG 
BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI . 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1.Kiến thức
Học sinh nắm được 2 kiểu kết bài (không mở rộng , mở rộng ) trong bài văn tả cây cối .
2.Kĩ năng
Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng .
3.Thái độ:
 - HS thêm yêu mến cảnh vật xung quanh
II. CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Bảng phụ, phấn màu
 -Trò: SGK, vở ,bút, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
4’
1’
1/ Khởi động: Hát
2/ Bài cũ: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối .
 - Gọi HS đọc mở bài cho một cái cây mình thích BT4
-Nhận xét chung.
 3/Bài mới: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối . 
Hoạt động1: Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc các câu a, b ở bài 1- thảo luận cặp đôi
-Gọi HS nêu ý kiến thảo luận.
GV nhận xét nêu ý đúng.
Bài tập 2:
-GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài trả lời câu hỏivào vở nháp.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau trình bày 
 -GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu đề bài 
-GV cho HS nhắc lại “Thế nào là kết bài mở rộng?”
- Yêu cầu HS tự viết đoạn kết bài mở rộng vào nháp.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn vừa viết.
 -Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương.
Bài tập 4
Gọi HS đọc yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 3 đề bài 
-Yêu cầu HS cho biết trong 3 loại cây trên, cây nào em đã thấy gần gũi, trồng ở nơi em sống.
-GV yêu cầu HS tự viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho cây vừa chọn.
-Gọi HS trình bày đọan viết
-Cả lớp,GV sửa bài nhận xét, 
4. Củng cố 
-Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
Hoàn chỉnh kết bài vào vở 
 Chuẩn bị bài: “Luyện tập miêu tả cây cối”
-Hát 
2HS đọc to mở bài cho một cái cây mình thích. – HS nhận xét bài bạn.
-HS đọc yêu cầu của bài tập, trao đổi theo cặp - Đại diệnnhóm trình bày
+ Cả hai đoạn a,b đều dùng để kết bài.
Đoạn a: Nói được tình cảm của người tả đối với cây.
Đoạn b: Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả với cây đó. 
HS đọc yêu cầu đề bàivà trả lời vào vở nháp – tiếp nối nhau trình bày ý kiến.
 HS nhận xét ý kiến của bạn
- HS đọc yêu cầu đề bài 
2 HS nêu : 
HS tự viết đoạn kết bài mở rộng vào nháp.
HS tiếp nối nhau đọc kết bài của mình trước lớp.
 HS đọc yêu cầu đề bài, nêu cây mình chọn. 
-Cả lớp tự viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng
- Vài HS đọc đoạn viết trước lớp.
VD: Cây phượng trong sân trường cũng giống như những cây khác. Cây toả bóng mát cho chúng em vui chơi. Cây còn tô điểm thêm cho vẻ đẹp của san trường. Hàng ngày, em và các bạn rủ nhau ôn bài dưới gốc cây, biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò đều có cây chứng kiến. Em ước sao cho cây mau lớn để che mát cho các thế hệ mai sau. 
2 HS nêu – HS khác nhận xét
HS nhận xét tiết học.
* & *
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI . 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1.Kiến thức
Học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý , viết từng đoạn (mở bài , thân bài , kết bài ).
2.Kĩ năng
Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp , gián tiếp ) ; đoạn thân bài ; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng , không mở rộng ).
3.Thái độ:
 - HS thêm yêu mến cảnh vật xung quanh
II. CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Bảng phụ, phấn màu,tranh ảnh minh hoạ
 -Trò: SGK, bút, vở, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?
Yêu cầu 2HS đọc lại kết bài BT4
-GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS đọc đề bài – GV ghi bảng gạch dưới từ quan trọng
Đề bài: Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Gọi HS nêu một số cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa và yêu cầu HS chọn loại cây mà các em yêu thích.
GV treo một số loài cây lên bảng
Gọi HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK
Xây dựng dàn ý:
-Gọi HS nêu các bước khi lập dàn ý một bài văn tả cây cối.
-GV nhận xét và nhắc nhỡ HS:
Xác định cây mình tả là cây gì.
Nhớ lại các đặc điểm của cây.
Sắp xếp lại các ý thành dàn ý .
-GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý 1 và viết ra nháp dàn ý cây chọn tả.
-Gọi HS đọc dàn ý lập được.
-Cả lớp, GV nhận xét.
Chọn cách mở bài:
-Gọi HSnhắc lại hai cách mở bài.
-GV yêu cầu hs tự chọn cách mở bài và viết phần mở bài cho cây mình chọn tả.
-Gọi HS đọc đoạn mở bài.
-Cả lớp,GV nhận xét( mở bài trực tiếp hay gián tiếp)
Viết từng đoạn thân bài:
-Gọi HS nêu lại ở thân bài ta cần viết những ý gì?
-Gọi HS đọc gợi ý 3 SGK và cho biết đoạn này tả gì?
-GV nhận xét và lưu ý HS:
Phần thân bài: cần có đủ 2 đoạn tả bao quát và tả từng bộ phận mới đầy đủ ý.
Phần gợi ý chỉ mới có phần tả bao quát cần thêm phần tả từng bộ phận.
-GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý ban đầu viết lại đoạn thân bài hoàn chỉnh.
-Gọi vài HS đọc lại đoạn thân bài vừa viết
-GV cùng HS cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Chọn cách kết bài:
-Gọi HS nêu các cách kết bài.
-GV yêu cầu HS chọn cách kết bài và viết đoạn kết bài.
-GV cùng HS cả lớp nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố 
 - Gọi 2 HS đọc lại bài văn đã làm hoàn chỉnh.
 - Nhận xét chung tiết học 
5. Dặn dò:
Viết hoàn chỉnh bài văn vào vở và chuẩn bị bài: Miêu tả cây cối ( bài làm viết)
Hát
2HS đọc bài và trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
-2 HS nhắc lại tựa
-3 HS đọc đề bài cả lớp đọc thầm
- HS nêu loại cây mà các em yêu thích.
HS quan sát chọn cây để tả
-4HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý+ cả lớp theo dõi SGK 
-HS lập dàn ý vào nháp 
-Vài HS đọc dàn ý
-HS cả lớpnhận xét bổ sung ý kiến
- HS nêu
-Cả lớp viết đoạn mở bài vàonháp
-2HS đọc trước lớp
-HS nêu ý kiến
-HS nêu ý kiến: tả bao quát và tả từng bộ phận 
+ Đoạn văn tả bao quát cây dừa.
-2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm và nêu ý kiến
-Cả lớp lắng nghe 
-HS viết nháp
-2 HS đọc 
-HS cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến
-2 HS nêu :2 cách kết bài
-Cả lớp viết nháp – trình bày
2HS đọc bài trước lớp 
HS nhận xét tiết học.
* & *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 51: LUYỆN TẬP VỀ CÂU AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức:
HS tạo được câu kể Ai là gì? từ chủ ngữ, vị ngữ cho sẵn.
2. Kĩ năng: 
Tìm được câu kể kiểu Ai làm gì? Trong bài thơ. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai là gì?
3. Thái độ ... ỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Học tập lòng dũng cảm của những nhân vật trong truyện.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
Truyện về người có lòng dũng cảm
Giấy khổ to viết dàn ý KC.
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
2’
23’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Những chú bé không chết.
Yêu cầu HS kể lại câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét & tuyên dương
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Các em đã nghe, đã đọc nhiều truyện nói về lòng dũng cảm của con người Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay.
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện của mình.
- GV nhắc HS:
+ Trong các truyện được nêu, ngoài những truyện có trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể dùng truyện đã đọc. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được câu chuyện ngoài SGK. 
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng)
- Nhắc HS: các em cần kể có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật & ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. với những truyện khá dài, cô cho phép các em chỉ kể 1 – 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa (để dành thời gian cho bạn khác cũng được kể). Nếu có bạn tò mò, muốn nghe tiếp câu chuyện, các em sẽ kể tiếp cho bạn nghe vào giờ ra chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình cho
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. 
Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia 
Hát 
HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
4HS nối tiếp đọc các gợi ý của bài
- HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện. 
- HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện 
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
* & *
Ngày soạn:14/03/2008
Ngày dạy: 17/03/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 51: THẮNG BIỂN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai & tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 
3. Thái độ:
Bảo vệ thiên nhiên góp phần làm giảm thiên tai, lũ lụt. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
1. Khởi động: 
Bài cũ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời các câu hỏi trong bài 
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Lòng dũng cảm của con người không 
chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng biển các em học hôm nay khắc hoạ rõ nét lòng dũng cảm ấy của con người trong cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
 GV đọc diễn cảm cả bài
+ Đoạn 1: câu đầu đọc chậm rãi. Những câu sau nhanh dần, nhấn giọng từ nuốt tươi (miêu tả sự đe doạ của cơn bão biển)
+ Đoạn 2: giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh, nhân hoá, gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ, điên cuồng tấn công con đê – thành quả lao động của con người: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua, vụt vào
+ Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng từ ngữ thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt; sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắtCâu kết, giọng khẳng định, tự hào. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài 
Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
GV nhận xét & chốt ý 
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
GV hỏi thêm: 
+ Trong đoạn 1 & 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh & sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? 
GV nhận xét & chốt ý 
Bài văn muốn ca ngợi điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (đoạn 3) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Các em hãy nói về ý nghĩa của bài văn?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học 
5. Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. 
Hát
HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài : Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc lướt cả bàivà TLCH 
Biển đe doạ(đoạn1) Biển tấn công(đoạn2). Người thắng biển(đoạn 3)
Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả như muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Ý đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ.
Cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: một bên là biển, là gió trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người  với tinh thần quyết tâm chống giữ.
*Ý đoạn 2: Cơn bão biển tấn công 
HS nêu:
+ Biện pháp so sánh & biện pháp nhân hoá 
+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
HS dựa vào SGK & nêu 
*Ý đoạn 3: Con người quyết chiến quyết thắng với cơn bão biển. 
Nội dung chính: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
* & *

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - CT - LTC - TLV.doc