Thiết kế bài dạy môn: Tập đọc – Kể chuyện lớp 3 - Bài: Tập đọc

Thiết kế bài dạy môn: Tập đọc – Kể chuyện lớp 3 - Bài: Tập đọc

A. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, nảy, la hét, náo động, leo lẻo, truyền lệnh,. .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Minh Mạng , Cao Bá Quát , ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh , chỉnh.

- Hiểu được nội dung câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp.

2. Kỹ năng :

 - Rèn HS đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

3. Giáo dục :

- Giúp HS học tập tấm gương thông minh , giỏi đối đáp của Cao Bá Quát.

B. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa bài tập đọc phóng to.

- Bảng phụ ghi rõ nội dung hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn: Tập đọc – Kể chuyện lớp 3 - Bài: Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
Môn : Tập đọc – kể chuyện lớp 3
Bài : Tập đọc
Mục tiêu :
 1. Kiến thức : 
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, nảy, la hét, náo động, leo lẻo, truyền lệnh,.... .
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Minh Mạng , Cao Bá Quát , ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh , chỉnh....
- Hiểu được nội dung câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp. 
Kỹ năng : 
 - Rèn HS đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
Giáo dục : 
- Giúp HS học tập tấm gương thông minh , giỏi đối đáp của Cao Bá Quát.
Chuẩn bị 
Tranh minh họa bài tập đọc phóng to.
Bảng phụ ghi rõ nội dung hướng dẫn luyện đọc.
Các hoạt động dạy – học .
 Hoạt động dạy
 Hoat động học
I. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút ):
- Yêu cầu 2 HS đọc bài : “ Chương trình xiếc đặc sắc.”
-Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm 
gì ?
- Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào ?
- Gọi HS nhận xét đánh giá.
 - GVnhận xét ghi điểm.
II. Dạy - học bài mới(25-29 phút):
1. Giới thiệu bài :
* GV đưa tranh lên bảng cho HS quan sát và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Để thấy được cậu bé có tư chất thông minh, có tài đối đáp như thế nào, hôm nay cô cùng các con tìm hiểu qua câu chuyện “ Đối đáp với vua”.
- Ghi bảng: Đối đáp với vua.
 Theo Quốc Chấn
2. Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu : 
b. Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu trong bài .
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và đưa ra từ, tiếng khó đọc.
- GV ghi bảng : Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, nảy, trói, la hét, náo động, leo lẻo , truyền lệnh.
- Gọi từng HS đọc tiếng, từ khó, lớp đọc.
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Gọi HS nhận xét cách đọc .
- Câu chuyện nhắc đến vị vua nào ?
- Em biết gì về ông vua này ?
- Em hiểu thế nào là “ ngự giá “.
- Xe của vua đi được gọi là gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu HS nhận xét cách ngắt giọng .
- Yêu cầu 1 – 2 HS đọc lại, lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2.
- Yêu cầu HS nhận xét cách đọc.
- Em biết gì về Cao Bá Quát ?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Vua ra lệnh gì cho Cao Bá Quát ?
- Con hãy đọc chú giải trong SGK từ 
“ Đối “.
* GV nói: Ngày xưa để thử tài học vấn của nhau, mọi người thường ra vế đối cho nhau, một bên ra vế đối trước, để bên kia làm vế đối lại khi ra vế đối cho Cao Bá Quát, nhà vua đã nhìn thấy đàn cá đang đuổi nhau mà nảy ra vế đối, như vậy gọi là tức cảnh. 
- Vậy tức cảnh nghĩa là thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3.
 - Đoạn 3 đọc với giọng như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc 2 câu đối
- Con hãy nêu cách đọc 2 câu đối này ?
- Gọi 2 HS đọc câu đối .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
- Vế đối của Cao Bá Quát đối lại với nhà vua rất chỉnh. Theo con, con hiểu vế đối này như thế nào ?
- Gọi HS đọc lại đoạn 4.
- Con hãy nói cho cả lớp nghe cách đọc đoạn 4.
- GV lưu ý HS đọc ngắt giọng đúng sau dấu phẩy, dấu chấm.
- Gọi 2 HS đọc đoạn 4.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
d. Luyện đọc theo nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi 
nhóm 4 HS và yêu cầu trong nhóm mỗi em đọc 1 đoạn trong bài .
- Gọi 2-3 nhóm lên đọc .
- Gọi HS nhận xét từng nhóm đọc .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài .
 III. Củng cố – dặn dò (3-5 phút ):
- GV đưa tranh hỏi : Bức tranh là nội dung đoạn mấy của bài ?
- Toàn bài em thích đoạn nào nhất ? Vì sao?
- Gọi HS nhận xét :
 Cô cùng các con đã thực hiện phần luyện đọc bài : “ Đối đáp với vua” các con đọc rất tốt, học tập sôi nổi. Các con cố gắng phát huy để giờ sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài và kể chuyện nhé.
- 2 H S đọc và trả lời câu hỏi .
- Để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc. 
- Đưa ra những tiết mục mới, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
- HS nhận xét,đánh giá.
- Nghe.
- Tranh vẽ một ông vua đang hỏi cậu bé. Một cậu bé bị trói và đang đối đáp lại.
- Nghe.
- 3 HS nhắc lại.
- Lớp theo dõi và đọc thầm .
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS nhận xét, nêu từ, tiếng khó đọc .
- 3 HS đọc , lớp đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS đọc đoạn 1.
- HS nhận xét giọng đọc thong thả, trang nghiêm.
- Câu chuyện nhắc đến vua Minh Mạng.
- Ông sinh năm 1791, mất năm 1840 và là vua thứ 2 của Triều Nguyễn.
- Ngự giá là vua ngồi xe, hoặc kiệu đi các nơi.
- Xe của vua đi được gọi là “ xa giá “.
- HS đọc đoạn 1.
- Một lần, /vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long/ (Hà Nội ). // Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh .// Xa giá đi đến đâu, / quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, / không cho ai đến gần.// 
- 1 – 2 HS đọc , lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc tiếp đoạn 2.
- Nhận xét đọc với giọng tinh nghịch .
Cao Bá Quát sinh năm 1809 mất năm 1855 , ông là người làng Phi Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Hà Nội ). Ông là người văn hay chữ tốt , tài đối đáp.
- HS đọc đoạn 3- lớp đọc thầm.
- Vua ra lệnh cho Cao Bá Quát phải đối lại vế đối của nhà vua.
- Đối là thể văn cũ gồm 2 vế ( 2 câu) có số tiếng bằng nhau đối chọi nhau về ý trả lời. Làm vế đối lại .
- Nghe.
- Tức cảnh nghĩa là thấy cảnh mà nẩy ra cảm xúc, nẩy ra thơ văn .
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Đoạn 3 đọc với giọng thể hiện sự hồi hộp .
- HS đọc 2 câu đối trong đoạn 3.
 - Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá // .
 Trời nắng chang chang / người trói người // .
- 2 HS đọc .
- HS đọc đoạn 4 .
- Vế đối rất chỉnh, chỉnh ở đây muốn nói vế đối theo đúng phép tắc, chặt chẽ.
- HS đọc đoạn 4 .
- Đọc chậm , đọc với giọng thể hiện sự khâm phục Cao Bá Quát. 
- Nghe.
- 2 HS đọc đoạn 4.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Lớp chia các nhóm 4 HS. 
- Đọc theo nhóm – mỗi em đọc 1 đoạn.
- Các nhóm lên đọc ( mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp).
- HS nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- 1 HS khá đọc cả bài .
- Bức tranh là nội dung đoạn 3của bài.
- Trả lời và đọc .
- Nhận xét :
- Nghe.
A Kiểm tra bài cũ: ( GV ghi sẵn bài lên bảng ).
- Phát phiếu bài tập cho cả lớp làm .
Gọi 2 HS lên bảng làm .
Bài 1 : Viết các số thích hợp vào chỗ chấm .
a. a. Số 30 gồm ....chục và ... đơn vị .
b. Số 90 gồm ... chục và .... đơn vị .
- Bài 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 70, 10, 20, 80, 50.
- GV chấm 1 số phiếu .
- Gọi HS nhận xét bài bảng lớp và đánh giá.
- GV khen cả lớp – tặng điểm.
B . Bài mới :
1. Giới thiệu phép cộng 30 + 20 .
- Đưa bảng gài lên bảng .
- Gài 3 chục que tính và yêu cầu HS cùng lấy 3 chục que tính.
? Con đã lấy bao nhiêu que tính ?
- Gắn bảng số 30 .
- Gài 2 chục que tính lên bảng và yêu cầu HS lấy thêm 2 chục que tính nữa.
? Con vừa lấy thêm bao nhiêu que tính ?
- Gắn bảng số 20 .
? Cả 2 lần con lấy được bao nhiêu que tính , con làm thế nào ?
- Ghi bảng 30 + 20 = 
? Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Ghi bảng chục đơn vị 
 3 0
? Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Ghi bảng chục đơn vị 
 2 0
- Con có nhận xét gì về số 30, 20 ?
- Đúng rồi.
- Vậy cộng các số tròn chục ta làm thế nào, cô cùng các con tìm hiểu bài học hôm nay nhé.
- Ghi bảng : Cộng các số tròn chục.
2. Hướng dẫn cách tính nhẩm.
? 3 chục que tính cộng 2 chục que tính bằng mấy chục que tính ?( ghi bảng 50).
- 5 chục con đọc như thế nào ?
? Con hãy nêu lại cách nhẩm cho cô?
3. Hướng dẫn tính viết.
- Chỉ vào bảng nói : Cô phải viết số 20 vào phép tính như thế nào ?
- Con hãy nêu lại cách đặt phép tính cho cô ?
- Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính- lớp đặt bảng con.
- Để tính đúng chúng ta tính như thế nào ?
- Cô mời 1 bạn lên tính – lớp tính bảng con .
- Nhận xét bài lớp .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Con hãy nêu lại cách tính .
- Ghi bảng : 0 + 0 = 0, viết 0 .
 3 + 2 = 5, viết 5.
- Vậy 30 + 20 = bao nhiêu .
 Ghi = 50.
- ? Nêu lại cách đặt tính .
-Gọi HS nhận xét .
- Con hãy nêu lại cách tính ? 
- Lưu ý: Số đơn vị + số đơn vị , số chục + số chục, kết quả viết thẳng hàng các số trong phép tính .
- Để khắc sâu hơn cách làm tính cộng các số tròn chục cô cùng các con sang phần thực hành.
4. Thực hành:
Bài 1 : Tính
- Con hãy nêu yêu cầu bài 1 .
? Khi thực hiện phép tính ta phải chú ý điều gì ?
- Gọi 3 HS lên bảng .
 40 50 30 
 30 40 30
- Mỗi dãy 1 bài 
 10 20 60
 70 50 20
- Cho từng dãy giơ bảng con – HS nhận xét .
- Gọi HS nêu cách tính .
- Gọi HS nhận xét bài bảng – và nêu cách tính .
Bài 2 : Nhẩm
 Bài tập 2 yêu cầu gì ?
- Ghi bảng 20+ 30 = ?
- 20 còn được gọi là mấy chục?
- Ghi bảng 2 chục.
- 30 được gọi là mấy chục?
- Ghi bảng 3 chục .
- ? Bạn nào nhẩm giúp cô : 2 chục cộng 3 chục = mấy chục.
- Ghi bảng = 5 chục. 
- Vậy 20 + 30 = bao nhiêu ?
- Ghi bảng 20 + 3 0 = 50 .
- Các con hãy vận dụng cách nhẩm này làm bài tập số 2 vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả và nêu cách nhẩm .
- Chúng ta đã học toán có lời văn, hôm nay các con vận dụng cộng các số tròn chục để làm toán nhé .
Bài 3 : GV đọc bài .
- Gọi HS đọc bài toán .
- Bài toán cho biết gì ?
 Ghi bảng : 
 Thùng 1 : 20 gói bánh .
 Thùng 2 : 30 gói bánh .
- Bài toán hỏi gì ?
 Ghi bảng : 
 Cả 2 thùng :....gói bánh.
- Để biết cả 2 thùng có bao nhiêu gói bánh ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên bảng – lớp làm vở trình bày bài giải .
- Gọi HS nhận xét .
- Bạn nào có cách làm khác và lời giải khác ?
- Khen HS – cả lớp .
5. Củng cố – dặn dò .
Trò chơi : Lá + lá = hoa.
- Chuẩn bị : Vẽ cây chỉ có 2 lá (3 lá) trên mỗi lá có ghi các số tròn chục cắt 1 số bông hoa ghi ở giữa các số là kết quả của phép cộng các số tròn chục ở từng lá của cây .( Cả kết quả sai).
- Cách chơi: Chọn 2 đội , mỗi đội 5 em .
- Hình thức chơi tiếp sức: Em A gắn hoa xong xuống thì em B lên gắn cứ như thế đến hết . Thời gian trong 1 phút.
Đội nào gắn hoa đúng, nhanh đội đó thắng cuộc.
- Tổ chức chơi trò chơi :
- Gọi 2 đội lên xếp hàng và đưa cho các bông hoa có các số là kết quả của phép cộng các số tròn chục.
- GV đếm 3, 2, 1 bắt đầu.
- GV cùng lớp nhận xét đánh giá .
+ Đội nào nhanh hơn ghi 10 điểm , đội chậm ghi 8– 9 điểm .
+ Đội nào đúng 1 phép tính ghi 10 điểm .
- Công bố đội thắng cuộc và tuyên dương.
* Qua trò chơi củng cố cho em kiến thức gì ? 
- Khi thực hiện tính viết em cần lưu ý điều gì ? 
- Về nhà làm bài tập .
- GV dặn – hướng dẫn. 
- Số 
= 5 chục que tính.
- Năm mươi.
- 3 chục + 2 chục = 5 chục.
- Đặt số 20 ở dưới số 30 và chữ số 0 thẳng chữ số 0, chữ số 2 thẳng chữ số 3.
- Đặt hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hành chục.
 30
 20
- Bắt đầu cộng từ hàng đơn vị – hàng đơn vị cộng hàng đơn vị , hàng chục cộng hàng chục.
- Lớp làm bảng con – 1 HS lên bảng tính. 
 30 
 20
 50
- HS nghe.
- Nhận xét.
- Tính từ trái qua phải.
 0 + 0 = 0, viết 0 .
 3 + 2 = 5, viết 5.
- 30 + 20 = 50.
- Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị – hàng chục thẳng hàng chục.
- Nhận xét.
- Tính từ trái sang phải , bắt đầu từ hàng đơn vị 
 0 + 0 = 0, viết 0 .
 3 + 2 = 5, viết 5.
- Nghe.
- Tính .
- Viết kết quả phép tính thẳng hàng với các số trong phép tính.
- 3 HS lên bảng tính .
Lớp làm bảng con.
Giơ bảng – HS nhận xét.
Nêu cách tính .
Nhận xét – nêu cách tính.
Nhẩm .
Là 2 chục.
Là 3 chục .
2 chục cộng 3 chục = 5 chục.
20 + 30 = 50.
Đọc kết quả - nêu cách nhẩm .
- HS nghe.
- Đọc bài .
 Thùng 1 đựng 20 gói bánh .
 Thùng 2 đựng 30 gói bánh .
Cả 2 thùng đựng bao nhiêu gói bánh.
- Lấy số bánh thùng 1 cộng số bánh thùng 2.
- Lớp làm vở.
- HS: Bài giải:
 Cả 2 thùng có số gói bánh là :
 20 + 3 0 = 50 ( gói bánh )
 Đáp số : 50 gói bánh 
- Nhận xét.
- Lời giải khác: Số gói bánh cả 2 thùng là .
- 30 + 20 = 50 
- Vỗ tay
- Nghe.
- 2 đội lên chơi. 
- Lớp nhận xét đánh giá.
- Vỗ tay.
- Cộng nhẩm nhanh các số tròn chục. 
- Tính từ trái sang phải. Kết quả phải ghi thẳng hàng các chữ số của phép tính.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc.doc