1.Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Cả hai ý trên.
2. Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau:
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu và . vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một của mình cũng có thể làm , làm hoặc tạo nên sự khácc biệt và của một người khác.
(sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống)
3. Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?
a. Ở hiền gặp lành.
b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
c. Thương người như thể thương thân.
35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ 1 Đọc thầm và làm bài tập: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .” Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì? Để cho cả lớp liên hoan. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. Để cho cả lớp học môn sinh học. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước. Cả hai ý trên. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. Cả hai ý trên. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Con người sống phải biết tha thứ cho nhau. Con người sống phải biết thương yêu nhau. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau. Luyện từ và câu: Từ nào sau đây có đủ cả ba bộ phận của tiếng? a. ta b. oán c. ơn 2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có? a. Vần b. Thanh c. Âm đầu 3. Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì? a. q b. qu c. Cả hai ý trên 4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì? a. oa b. an c. oan 5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào ? a. Âm đầu “ưa”, vần “a” , thanh ngang. b. Âm đầu “ưa”, vần ưa”, không có thanh. c. Không có âm đầu, vần“ ưa”, thanh ngang. III. Cảm thụ văn học: Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói: “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. ” Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta? Em hiểu lời nói của thầy giáo có ý nghĩa gì? IV. Tập làm văn: Em hãy kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo. ĐỀ 2 Đọc thầm và làm bài tập: SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ “ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.” Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1.Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? a. Vì thấy mình chưa vội lắm. b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận? a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình. b. Vì thấy mãi không đến lượt mình. c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “ niềm vui trong lòng”? a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. b. Vì đã mua được tem thư. c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn. II. Luyện từ và câu: 1.Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ? Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. c. Cả hai ý trên. 2. Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau: Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầuvà .. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một của mình cũng có thể làm , làm hoặc tạo nên sự khácc biệt và của một người khác. (sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống) Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây? Ở hiền gặp lành. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. c. Thương người như thể thương thân. III. Cảm thụ văn học: Trong câu chuyện trên, nhân vật “tôi” nói rằng mình đã biết “quên mình đi”, em hiểu điều đó có ý nghĩa gì? IV. Tập làm văn Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ. ĐỀ 3 I. Đọc thầm và làm bài tập: Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”. Bích Thủy Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? a. Bị tật ở chân. b. Bị ốm nặng. c. Bị khiếm thị. 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. c. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó? a. Vì ông không có thời gian. b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Vì ông ngại xuất hiện. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. b. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. c. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật. II. Luyện từ và câu: 1. Ghi lại các ... n mãnh liệt . II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 1. Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau: a. Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản : cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào ! b. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. c. Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chứng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. d. Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. 2. Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu sau: Tôi thật diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh. 3. Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào các câu sau: M. Tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn vì tôi có đôi chân khoẻ mạnh . (Hoặc : Vì có đôi chân khỏe mạnh, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn .) a. Tôi có thể ngắm những người thân yêu và cuộc sống tươi đẹp xung quanh. b. Tôi có thể lắng nghe âm thanh tuyệt vời của cuộc đời. c. Tôi hạnh phúc biết bao khi có thể nói những lời yêu thương dành cho người thân, bạn bè và sẻ chia với họ những trăn trở , vui buồn của cuộc sống. III. TẬP LÀM VĂN: Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em có dịp ngắm nhìn trong chuyến du lịch. ĐỀ 33 ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào màu thu Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găn vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng rúi ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên , vừa thơ thới, thanh thảnChim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốcNhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy , tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sángTiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. Ngô Văn Phú Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu? a. Trong các ao ven làng. b. Trong các bụi cỏ may già trên đồng, trên bãi. c. Trong các ruộng lúa đang gặt. 2. Chiền chiện hót khi nào ? a. Khi đã kiếm ăn no nê đang nghỉ ngơi. b. Khi đang đi kiếm mồi. c. Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên. 3. Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? a. Trong sáng diệu kì, giọng rúi ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. b. Trong veo, líu lo, thánh thót, như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa tấu. c. Lảnh lót, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống. 4. Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân? a. Làm cho tâm hồn con người thêm trong sáng. b. Làm cho tâm hồn con người thêm hồn hậu. c. Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lao động lam lũ . II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu sau: a. Khi thiên nga mẹ mải múa, các chim bố đạo mạo đứng baỏp vệ vòng ngoài, vừa để cảnh giới, vừa để giữ lũ nhóc khỏi vào quấy phá làm mất trật tự. b. Con cá sấu già trợn mắt hướng về phía người rồi bò thối lui giữa lòng ao để thủ thế. c. Gà mẹ tìm một nơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời để nghỉ ngơi và sưởi ấm sau buổi dạo chơi. d. Tôi đã nuôi một cái trứng bọ ngựa để quan sát nó đẻ. III. TẬP LÀM VĂN: Em đã từng đọc truyện hoặc xem một bộ phim mà trong đó nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, thông minh và hết sức dễ thương. Hãy tả lại con vật em yêu thích nhất. ĐỀ 34 ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP MẸ CON CÁ CHUỐI Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngon tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ Kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bon Kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá. Đầu tiên cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt. Xuân Quỳnh Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Chuối mẹ kiếm mồi để làm gì? a. Nuôi mình và nuôi các con. b. Nuôi mình. c. Nuôi các con. 2. Chuối mẹ kiếm mồi bằng cách nào? a. Dùng mồi nhử kiến đến. b. Dùng chính thân mình để nhử kiến. c. Dùng bẫy để nhử kiến. 3. Nội dung bài viết này là gì? a. Giới thiệu cách kiếm mồi của cá chuối. b. Giới thiệu cách nuôi con của cá Chuối. c. Qua câu chuyện của mẹ con cá Chuối , tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động của muôn loài. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau: a. Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn. b. Với đôi mắt trong sáng, tôi có thể ngắm nhìn những người thân yêu và cuộc sống tươi đẹp xung quanh. c. Với đôi tai rộng mở , tôi có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời của cuộc đời. d. Với đôi môi luôn nở nụ cười rạng rỡ, tôi hạnh phúc biết baokhi có thể nói những lời yêu thương dành cho người thân, bạn bè và sẻ chia với họ những trăn trở, vui buồn của cuộc sống. e. Với tất cả những điều đó, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. III. TẬP LÀM VĂN: Dựa vào cách viết bài Mẹ con cá Chuối , em hãy viết đoạn văn miêu tả tình mẫu tử của mẹ con một loài vật mà em có dịp chứng kiến. ĐỀ 35 ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ” Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con . ” Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?” Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?” Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua .” Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu . Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu. ” Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ ? ” - Bác bảo thật nhé, cháu không nên mau con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu. Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó. ” Đăn Clát Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào? a. Chú chó con lông trắng muốt. b. Chú chó con bé xíu như cuộn len. c. Chú chó con chậm chạp , hơi khập khiễng. 2. Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu ? a. Vì con chói đó bị tật ở chân. b. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh khỏe khác trong cửa hàng. c. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng. 3. Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân? a. Vì cậu thấy thương hại con chó đó. b. Vì con chó đó rẻ tiền nhất. c. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu , nên có thể chia sẻ được với nhau . 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy yêu thương những người khuyết tật. b. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật. c. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1. Câu: “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! ” là loại câu gì? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến. 2. Trong câu: “Gương mặt cậu bé thoáng buồn . ” bộ phận nào là chủ ngữ ? a. Gương mặt b. Gương mặt cậu bé c. Cậu bé 3. Từ giá trị trong câu: “Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà . ” thuộc từ loại gì? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 4. Có những từ láy nào trong đoạn văn trên ? a. Rụt rè, chậm chạp, chạy nhảy. b. Rụt rè, chậm chạp, khập khiễng. c. Chậm chạp, khập khễng, chạy nhảy. 5. Câu sau đây có mấy trạng ngữ? Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. a. Một trạng ngữ. b. Hai trạng ngữ. c. Không có trạng ngữ nào. III. TẬP LÀM VĂN: Kể câu chuyện về con vật có gắn nhiều kỉ niệm với em.
Tài liệu đính kèm: