Bài dạy các môn Tuần 20 - Khối 4

Bài dạy các môn Tuần 20 - Khối 4

Tập đọc

Tiết 39: BỐN ANH TÀI (Tiết 2)

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết chuyển giọng linh hoạt: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở lời kết.

- Hiểu: + Từ ngữ: núc nác, núng thế.

 + Ý nghĩa: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, cảm phục, học tập những người có đức, có tài.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ đoạn luyện đọc

 - HS: Luyện đọc, nghiên cứu bài như đã dặn.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy các môn Tuần 20 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Soạn: 8/1/2010
 Giảng: Thứ hai 11 /1/ 2010
Tập đọc
Tiết 39: Bốn anh tài (tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết chuyển giọng linh hoạt: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở lời kết.
- Hiểu: + Từ ngữ: núc nác, núng thế.
	 + ý nghĩa: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, cảm phục, học tập những người có đức, có tài.
II. Đồ dùng dạy học :	
 - GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ đoạn luyện đọc
	- HS: Luyện đọc, nghiên cứu bài như đã dặn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Chuyện cổ tích loài người, kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc diễn cảm: 8đ
- Trả lời câu hỏi đúng: 2đ
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ .
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 2 lượt ); G kết hợp:
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ 
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? 
+ Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?
GV ghi: Nấu cơm, giục chạy trốn.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Thuật lại cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh?
+ Nếu để một mình thì ai là người sẽ chiến thắng được yêu tinh?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
+ Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Chốt và ghi bảng .
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của từng đoạn, cả bài.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả trận chiến đấu giữa 4 anh em Cẩu Khây và yêu tinh.
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Yêu cầu Hs luyện đọc trong nhóm 2.
- Gọi các nhóm thi trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
- Câu chuyện cho em hiểu điều gì?
- Em học được gì qua bài tập đọc này?
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs tập kể câu chuyện cho người khác nghe và chuẩn bị bài sau: Trống đồng Đông Sơn(Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài, tìm giọng đọc của bài và đọc bài 5 lần đối với HS K+ G. HS TB + Y: đọc 10 lần, luyện đọc những tiếng chứa phụ âm l, n, tr ). 
- 2 HS đọc.
- Nhận xét bạn.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 2 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Bốn anh embắt yêu tinh đấy. 
Đoạn 2: Cẩu Khây hé cửa...đông vui. 
- 2 em một cặp luyện đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
+ Gặp bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cho ăn và cho ngủ nhờ.
+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người, bà cụ liền giục 4 anh em chạy trốn.
1. Bốn anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ.
+ 2 HS cùng bàn thảo luận, kết hợp quan sát tranh thuật lại.
+ Phun nước như mưa làm ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường, biết đồng tâm hiệp lực.
+ Không ai cả.
2. Bốn anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh.
 - HS phát biểu
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- HS luyện đọc, tìm giọng đọc của từng đoạn, của cả bài.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi .
- HS luyện đọc diễn cảm một đoạn trong bài : " Cẩu Khây hé cửa...tối sầm lại "
- Luyện đọc trong nhóm 
- 3 lượt thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
- Hs nêu ý kiến.
- HS phát biểu
Toán
Tiết 96: Phân số. 
I. Mục tiêu
- HS bước đầu nhận biết phân số
- Biết đọc, viết phân số
 - GD học sinh ý thức học toán, phát triển óc tư duy cho các em.
II.Đồ dùng: 
- GV: Bảng phụ
 - HS: SGK, VBT, n/cứu bài như đã dặn.
III. Hoạt động dạy học
Phương pháp
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS chữa bài tập 3 (SGK/105). Mỗi HS làm đúng: 10đ
- Chấm 1 số VBT
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu phân số
- TReo hình tròn như SGK, nêu yêu cầu:
+ Hình tròn được chia thành mấy phần đều nhau?
+ Mấy phần đã được tô màu?
G: Ta nói đã tô màu hình tròn
Đọc: năm phần sáu
- Viết : 
- Năm phần sáu là phân số. Năm gọi là tử số, sáu gọi là mẫu số.
+ Nhận xét về vị trí của tử số và mẫu số?
+ Tử số và mẫu số cho em biết điều gì?
+ Tử số và mẫu số là số gì?
GV : Mẫu số luôn luôn khác 0
* Hướng dẫn tương tự với các phân số:  ; ; 
GV: ; ; ; là các phân số
+ Phân số có đặc điểm gì?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
3. Thực hành
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm vở, 1 em chữa bài trên bảng lớp .
- Gọi 1 số em lần lượt giải thích kết quả.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- Gọi HS nêu yêu cầu, mẫu. 
- Cho HS làm vở, 2 em chữa trên bảng lớp
- Nhận xét, kết luận kết quả
- Gọi hs đọc, nêu yêu cầu.
- Đọc cho hs viết : bảng lớp + bảng con.
- Nhận xét kết luận kết quả
- Gọi hs nêu yêu cầu, nội dung
- Gv lần lượt viết các phân số cho hs đọc
  ;  ;  ;  ; 
- Nhận xét 
C. Củng cố, dặn dò.
- Gọi hs nêu lại đặc điểm phân số 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài ,làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên( đọc và chuẩn bị trước các bài tập.)
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
* ĐA: Bài 3/a: (8 + 3) x 2 = 22
 Bài 3/b: ( 10 + 5) x 2 = 30 
* Nhận xét: 
- 6 phần đều nhau.
- 5 phần
- HS đọc nối tiếp
- HS theo dõi
- Tử số viết ở trên vạch ngang, mẫu số viết ở dưới vạch ngang.
- Hình tròn được tô thành 6 phần bằng nhau đã tô màu 5 phần.
- Số tự nhiên
* Ghi nhớ: SGK/ 107.
Bài 1 (Sgk/107)
 ;  ;  ;  ;  ;  ;
Bài 2 (SGK/107)
Phân số
 Tử số
 Mẫu số
6
11
8
10
5
12
Phân số
Tử số
Mẫu số
3
8
18
25
12
55
Bài 3 (Sgk/107)
 ; ; ; ; . 
Bài 4(Sgk/107)
- HS nối tiếp đọc phân số
Đạo đức
tiết 20: kính trọng người lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Hiểu mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
2. Có những hành vi văn hoá, đúng đắn với người lao động
3. Giáo dục HS kính trọng, biết ơn người lao động 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: tranh, ô chữ . Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
 - HS: SGK, VBT, sưu tầm các bài hát về chủ đề kính trọng người LĐ
HĐ của thầy
HĐ của trò
A- Kiểm tra.
- Tại sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Hãy kể một vài hành động, việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động? 
- Mỗi HS trả lời đúng: 10đ
- Gv nhận xét đánh giá.
B- Bài mới:
 1. GTB: 
- Nêu mục tiêu bài học.
 2. Các hoạt động
HĐ1: Bày tỏ ý kiến 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, nhận xét và giải thích về các ý kiến, nhận định sau:
a. Với mọi người lao động, chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép.
b. Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi.
c. Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác.
d. Giúp đỡ người lao động mọi lúc, mọi nơi.
e. Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động.
HĐ2: Đóng vai (BT4) 
Tổ chức cho Hs đóng vai giải quyết tình huống
- Nhóm Nx bổ sung nêu cách giải quyết của nhóm mình.Gv nhận xét tuyên dương.
HĐ3: Trò chơi "Ô chữ kì diệu"
- Tiến hành chia nhóm 4- Yc Hs có thể viết , kể 1 người lao động mà em khâm phục nhất.
HĐ4: Kể, viết, vẽ về người LĐ
- Yêu cầu HS trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất.
VD: chú thợ mỏ, bác sĩ, cô giáo, ...
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Củng cố- dặn dò.
- Gv củng cố nội dung.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Gv nhận xét .
- Chuẩn bị bài: Lịch sự với mọi người
- Hs nêu 
- Hs nhận xét.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện trình bày kết quả.
a. Đúng. Vì dù là người lao động bình thường nhất cũng đáng được tôn trọng.
b. Đúng. Vì các SP đó đều do người lao động làm ra, cần được trân trọng. 
c. Sai. Bất cứ ai bỏ sức lao động để làm ra cơm ăn, áo mặc, của cải cho XH cũng đều cần được tôn trọng như nhau.
d. Sai. Vì có những công việc không phù hợp với SK và hoàn cảnh của mình.
e. Đúng. Vì như vậy thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người lao động.
- HS đóng vai theo nhóm.
- Nhận xét bổ sung bình chọn tuyên dương.
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn.
- HS làm việc cá nhân vào VBT hoặc giấy nháp.
- 3 đến 4 HS trình bày kết quả.
- HS dưới lớp nhận xét theo tiêu chí:
+ Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp không?
+ Bạn vẽ có đẹp không?
- Nhận xét tuyên dương.
2 Hs đọc ghi nhớ.
- HS theo dõi
Lịch sử
tiết 20: Chiến thắng Chi Lăng 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Sau bài học, HS nêu được:
- Diễn biến của trận Chi Lăng .
- ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn .
2. Kĩ năng : 
- HS trình bày được diễn biến của trận Chi Lăng .
- Nêu được ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn .
3. Thái độ :
- Giáo dục HS ham hiểu biết, thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam . 
II. Đồ dùng: 
- Gv: tranh, ô chữ . Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
 - HS: SGK, VBT, sưu tầm các bài hát về chủ đề kính trọng người LĐ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng là vua là đúng hay sai? Vì sao ?
+ Theo em vì sao nhà Hồ không chống lại được quân xâm lược nhà Minh?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Mỗi HS trả lời đúng : 10đ/ câu
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- Yêu cầu hs quan sát tranh vẽ SGk
Hoạt động 1
ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV trình bày hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV treo lược đồ trận Chi lăng và yêu cầu HS quan sát hình. 
+ Thung lũng Chi Lăng ở những tỉnh nào nước ta ? 
+ Thung lũng có hình như thế nào ? 
+ Hai bên thung lũng là gì ? 
+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
+ Theo em với địa thế như thế, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch ?
- GV tổng kết , nêu ý chính .
Hoạt động 2
Trận Chi Lăng 
* HS làm việc theo nhóm 4, quan sát lược đồ trong SGK và nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng theo các nội dung sau :
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở ải Chi Lăng ntn ?
+ Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng ?
+ Trước hoạt động của quân ta kị binh của giặc đã làm gì ?
+ Kị binh của giặc t ...  HS thảo luận và trình bày theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, lết luận lời giải đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS độc yêu cầu bài.
- Gợi ý: Giữ gìn phố phường( xóm làng) sạch đẹp, phát triển chăn nuôi nghề phụ.
- Quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- Gợi ý, sửa câu cho những HS viết câu chưa rõ ràng về nghĩa...
? Em thấy quê hương em sau đổi mới ntn?
3. Củng cố- Dặn dò:
? Em đã làm gì tham gia vào việc đổi mới ở địa phương em?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: + Hoàn thành bài tập.
 + Chuẩn bị bài sau:Trả bài văn miêu tả đồ vật.
- HS lắng nghe.
2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 hS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- Lắng nghe.
Lời giải
a. Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh....
b. 
+ Người dân Vinh Sơn trước chỉ quen làm rẫy...giờ đã biết trồng lúa...
+ Nghề nuôi cá phát triển...
+ Đời sống của người dân được cải thiện...
Đọc, xác định yêu cầu.
- Kể về những đổi mới ở phố phường em...
- HS làm bài vào VBT.
3 - 4 HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 3- 5 HS nêu ý kiến của mình.
Sinh hoạt tập thể tuần 20
I- Mục tiêu:
- Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.
- HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
- Đề ra phương hướng tuần 21.
II- Nội dung:
1. ổn định tổ chức:
- Lớp hát tập thể một bài.
2. Lớp trưởng tiến hành điều khiển buổi sinh hoạt:
- Các tổ trưởng, cán bộ lớp phụ trách từng mặt lên nhận xét, đánh giá các hoạt
 động diễn ra trong tuần.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
3. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét:
- Về nề nếp:
	+ Chuyên cần: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................
	+ Đạo đức: ................................................................................................................................
	+ Về học tập: .................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
	+ Về vệ sinh: 
	* Cá nhân: .................................................................................................................................
	* Vệ sinh chung lớp học và khu vực được phân công: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................
	+ Hoạt động Đội: .................................................................................................................................
- Tuyên dương: 
	* Cá nhân: .................................................................................................................................
	* Tập thể:....................................................................................................... 
4. Kế hoạch tuần 21:
- Tiếp tục phát huy những điểm tốt trong tuần và khắc phục những gì còn tồn tại ở tuần 20.
- Tăng cường bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém. 
- Rèn viết chữ cho HS và GV.
Chuẩn bị bài chu đáo cho tuần học thứ 21.
Tuần 20 – Lớp 4
Thể dục
Tiết 39 : Đi chuyển hướng phải, trái Trò chơi Thăng bằng.
I. Mục tiêu
- Ôn đi chuyển hướng phải trái, yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này tương đối chủ động
- Trò chơi Thăng bằng yêu cầu biết cách chơi tham gia chủ động.
- Giáo dục HS tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường được vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện: còi, vạch kẻ sân, dụng cụ cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS khởi động: đứng tại chỗ, vỗ tay hát, xoay các khớp và hít thở sâu.
- Trò chơi Làm theo hiệu lệnh
B. Phần cơ bản
1. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều 3 hàng dọc.
- Ôn đi chuyển hướng phải trái
- Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều và đi chuyển hướng phải trái.
2. Trò chơi vận động: Thăng bằng
- GV hướng dẫn lại cách chơi.
- Thi đua chơi giữa các tổ.
C. Phần kết thúc
- HS chạy chậm và hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Giao BTVN : Luyện các bài tập ĐHĐN, RLTTCB đã học và bài TDPTC.
10 phút
1 phút
18- 22 phút
12- 14 phút
1- 2 lần
5 - 6 phút
4-6 phút
4- 5 phút
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Cán sự điều khiển lớp tập đồng loạt theo 3 hàng dọc.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, gv sửa chữa, uốn nắn.
- Từng tổ thi tập 1 lần các động tác, lớp theo dõi, nhận xét và tuyên dương tổ tập đẹp.
- Cho HS khởi động lại các khớp.
- GV nhắc lại cách chơi.
- Cho lớp chơi chính thức, GV điều khiển.
- Các tổ thi đấu loại trực tiếp, tổ nào có nhiều người giữ thăng bằng ở trong vòng tròn hơn là thắng và được biểu dương. 
 x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
Thể dục
Tiết 40 : Đi chuyển hướng phải, trái. Trò chơi: Lăn bóng
I. Mục tiêu
- Ôn đi chuyển hướng phải trái, yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này tương đối chủ động
- Trò chơi Lăn bóng yêu cầu biết cách chơi tham gia chủ động.
- Giáo dục HS tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường được vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện: còi, vạch kẻ sân, dụng cụ cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở bài
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS khởi động: đứng tại chỗ, vỗ tay hát, xoay các khớp và hít thở sâu.
- Trò chơi: Quả gì ăn được
B. Phần cơ bản
1. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều 3 hàng dọc.
- Ôn đi chuyển hướng phải trái
- Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều và đi chuyển hướng phải trái.
2. Trò chơi vận động: Lăn bóng.
- GV hướng dẫn lại cách chơi.
- Thi đua chơi giữa các tổ.
C. Phần kết thúc
- HS chạy chậm và hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Giao BTVN : Luyện các bài tập ĐHĐN, RLTTCB đã học và bài TDPTC.
10 phút
1 phút
18- 22 phút
12- 14 phút
1- 2 lần
5 - 6 phút
4-6 phút
4- 5 phút
x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Cán sự điều khiển lớp tập đồng loạt theo 3 hàng dọc.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, gv sửa chữa, uốn nắn.
- Từng tổ thi tập 1 lần các động tác, lớp theo dõi, nhận xét và tuyên dương tổ tập đẹp.
- Cho HS khởi động lại các khớp
- GV nhắc lại cách chơi.
- Cho lớp chơi chính thức, GV điều khiển.
- Các tổ thi đấu loại trực tiếp, tổ nào có nhiều người giữ thăng bằng ở trong vòng tròn hơn là thắng và được biểu dương. 
x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
Địa lý
Tiết 20: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, lang xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
2. Kĩ năng :
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Thái độ :
-Tôn trọng các thành quả LĐ của người và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm chính của ĐBNB ?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát lược đồ kết hợp giới thiệu bài.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1
Nhà ở của người dân:
* HS thảo luận nhóm 4.
- HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi sau:
+ Từ những đặc điểm về đất đai, sông ngòi ở bài trước hãy rút ra những hệ quả về cuộc sống của người dân ở ĐBNB? 
+ Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là gì?
+ Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thuộc dân tộc nào?
- Gọi các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều nhà kiên cố đã được xây dựng ( chỉ tranh ) làm thay đổi diện mạo quê hương, đời sống được nâng cao.
Hoạt động 2
Trang phục và lễ hội
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận cặp đôi theo gợi ý :
 ? Trang phục thường ngày của người dân ở đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
? Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
- GV giới thiệu về một số trang phục của người dân đồng bằng Nam Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây. 
Hoạt động 3
Chơi trò chơi: Xem ai nhớ nhất.
- GV hướng dẫn chơi ( như SGV )
- Chốt nội dung bài rút ra ghi nhớ.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
C. Củng cố –dặn dò : 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Là vùng đồng bằng nên có nhiều dân sinh sống.
- Có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân thường làm nhà dọc theo các con sông.
- Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe.
- Các dân tộc: Kinh, Khơ - me, Chăm, Hoa.
- Thảo luận theo y/c.
- Trang phục thường ngày: quần áo bà ba, khăn rằn.
- HS trả lời trong SGK.
- Một số lễ hội nổi tiếng: Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà
- HS theo dõi, chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- 2, 3 em đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 6 tuan 20.doc