Bài dạy Tuần 35 - Lớp 4

Bài dạy Tuần 35 - Lớp 4

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II

TIẾT 1

I. Mục đích yêu cầu:

 * Nội dung: Kiểm tra một số bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.

* Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 90 tiếng / phút, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn ở HKII

* Kĩ năng đọc – hiểu: Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc trong hai chủ điểm khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 24.

+ Phiếu học tập theo nhóm.

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần 35 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 35 ( Từ ngày - / 5 / 2010 )
 Thứ hai, ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
 * Nội dung: Kiểm tra một số bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
* Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 90 tiếngõ / phút, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn ở HKII
* Kĩ năng đọc – hiểu: Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc trong hai chủ điểm khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 24.
+ Phiếu học tập theo nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
+ GV giới thiệu nội dung và yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. 
+ GV tổ chức cho HS lên bốc thăm bài đọc.
+ Lần lượt gọi HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét và ghi điểm từng HS.
* Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết 
+ GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm tổng kết các bài tập đọc trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.( Mỗi nhóm một chủ điểm)
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS lần lượt đọc tên các bài tập đọc trong 2 chủ điểm trên.
+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
+ Cả lớp lắng nghe.
+ HS tiến hành bốc thăm bài đọc.
- HS đến lượt lên đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe kết quả.
+ HS làm việc theo nhóm.
- 1 nhóm chủ điểm về Khám phá thế giới, 1 nhóm về nội dung Tình yêu cuộc sống.
+ 1 HS đọc.
+ HS lần lượt đọc tên các bài tập đọc.
+ Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 ------------------------------------------------------
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS hocï bài và chuẩn bị bài sau tiếp tục ôn tập. 
-----------------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT
 TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:* Giúp HS ôn tập về:
+ Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra bài ở nhà của 1 số em khác. 
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Huớng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: 
+ Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó, sau đó yêu cầu HS viết số thích hợp vào bảng.
Bài 2: 
+ Tiếp tục yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, sau đó điền số thích hợp.
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ rồi làm bài.
* Nhâïn xét và sửa bài.
Đáp số: Kho 1: 600 tấn, Kho 2: 750 tấn.
+ Yêu cầu HS chữa bài.
Bài 4: 
+ Yêu cầu HS đọc bài toán và tự làm bài.
+ GV nhận xét kết luận bài đúng:
Đáp số: Kẹo 24 hộp, bánh 32 hộp.
+ Yêu cầu HS sửa bài.
Bài 5: 
+ Gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu và nêu cách giải.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở rồi chấm bài.
Bài giải:
Vì mỗi năm người tăng thêm một tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian.
 Đáp số: Mẹ 33 tuổi, con 6 tuổi.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiế học và hướng dẫn HS làm bài ở nhà. 
 HS tực hiện theo yêu cầu, lớp nhận xét. 
+ 2 HS nêu sau đó tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, sau đó nhận xét, sửa bài.
- 2 HS nêu cách tìm 2 số...
- HS làm bài và sửa bài trên bảng.
- 1 HS đọc bài toán, vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và giải theo sơ đồ.
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ HS sửa bài.
+ 2 HS đọc, sau đó tự giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng giải.
+ Lớp nhận xét bài bạn giải trên bảng.
+ Nhận xét và sửa bài.
+ 1 HS đọc bài toán, 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ 1 HS lên bảng giải, sau đó mang bài lên chấm.
+ Nhận xét bài giải trên bảng, lớp nhận xét và sửa bài.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ ba, ngày tháng 5 năm 2010
SÁNG
TẬP ĐỌC ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm)
+ Hệ thống hoá và củng cố các từ ngữ thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
+ Hiểu ý nghĩa các từ thuộc chủ điểm, củng cố kĩ năng đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Phiếu kẻ sẵn tên các bài tập đọc và HTL như tiết 1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiềt học. 
2. Kiểm tra đọc: 
+ GV kiểm tra HS đọc lấy điểm. Cách tiến hành như tiết trước.
3. Ôn các từ đã học: 
Bài 2: 
+ GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Phát phiếu cho từng nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi các từ đã học thuộc chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
+ Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng.
+ Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét và sửa bài.
- Cả lớp lắng nghe.
+ HS lần lược bốc thăm trả lòi câu hỏi kiểm tra.
- 1 HS đọc.
- Các nhóm nhận phiếu thảo luận.
+ Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét. 
Chủ điểm
Các từ đã học
Khám phá thế giới
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
- Va li, cần câu, lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nứơc uống.
Pương tiện giao thông 
- Tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô.
Tổ chức nhân viên phục vụ
- Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch. 
Địa điểm tham qua du lịch
-Phố cổ, bãi biển, công viên, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm.
Tục ngữ
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm.
- La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, diêm, vũ khí.
Khó khăn, nguy hiểm vượt qua. 
- Báo, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết, mưa gió, sóng thần.
Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.
- Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiếu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.
Tình yêu cuộc sống
Những từ có tiếng lạc ( lạc nghĩa là vui mừng)
- Lạc quan, lạc thú.
Từ miêu tả tiếng cười.
- Cười khanh khách, cười rúc rích, cười ha hả, cười hì hì, khúc khích, khinh khích, sằng sặc, sặc sụa.
Tục ngữ.
- Sông có khúc, người có lúc.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
H: Những từ ngữ nào trong bảng từ em chưa hiểu nghĩa?
+ Yêu cầu HS giải nghĩa các từ bạn vừa nêu và đặt câu với các từ đó.
+ GV theo dõi, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng câu.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS sưu tầm cây xương rồng và quan sát tranh ảnh. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nêu những từ mình chưa hiểu.
- HS nối tiếp giải nghĩa các từ bạn vừa nêu.
- Lắng nghe GV sửa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 ---------------------------------------------------------------------
TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:* Giúp HS ôn tập về:
+ Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
+ Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
+ Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
II. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra vở ở nhà của một số HS khác.
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: 
+ Gọi 1 HS đọc diện tích của các tỉnh được thống kê.
+ Yêu cầu HS sắp xếp các số đo theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Gọi HS sửa bài và nêu cách sắp xếp của mình.
* Nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 2: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó yêu cầu HS làm bài.
* Lưu ý: rút gọn kết quả phân số đến tối giản.
* Nhận xét bài làm của HS trên bảng, cả lớp sửa bài.
Bài 3: 
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài sau đó nhận xét và sửa bài.
Bài 4: 
+GV gọi HS đọc bài toán.
H: Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là mấy? 
H: Vậy bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
 Đáp số: 27, 28, 29.
Bài 5: 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài rồi làm bài.
Đáp số: Con 6 tuổi; Bố 36 tuổi.
+ Gọi HS nhận xét và sửa bài trước lớp.
+ GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học 
 HS ... chọn.
+ HS chuẩn bị trưng bày sản phẩm theo nhóm đã quy định. 
+ Các nhóm lắng nghe các tiêu chuẩn để đánh gíasản phẩm của mình và của bạn.
+ HS lắng nghe.
+ Lớp lắng nghe và ghi nhận.
**************************************
Khoa học
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức về:
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh.
+ Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.
+ Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
+ Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
+ Vai trò của không khí, nuớc trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hình minh hoạ SGK.138.
+ Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên banûg vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
+ Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
1. Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
2. Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Ai đúng ( 10 phút)
+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
+ GV phát phiếu cho từng nhóm ghi sẵn câu hỏi.
+ Yêu cầu các nhóm đọc nội dung câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời.
+ Gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi và bổ sung.
* GV kết luận câu trả lời đúng:
- Trọng , Phong, lớp theo dõi và nhận xét.
Linh ,
 Thành.
+ HS hoạt động nhóm, hoàn thành nội dung thảo luận.
+ Nhóm trưởng đọc, các thành viên trong nhóm trả lời,
+ Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các bô níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hoà tan trong đất để nuôi cây. Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lên các bộ phận của cây. Lá làm nhiện vụ dùng năng lượng ánh sáng mặt trời hấp thụ khí cácbôníc để tạo thành các chất hữu cơ nuôi cây.
Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật
* Hoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt ( 10 phút)
+ Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm trưởng đọc câu hỏi để các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao?
+ Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* GV nhận xét các câu trả lời đúng.
H: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh?
* Kết luận: Các phương án mà các em đưa ra đều đúng nhưng ở mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng ta có đá hoặc để cốc nước vào được, khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước, cốc nước toả nhiệt nên nguội đi rất nhanh.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ chiếc thẻ dinh dưỡng ( 10 phút)
+ GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 HS tham gia chơi.
+ Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vi ta min A,D,B,C, yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung của nhóm mình ( mỗi thành viên trong nhóm chỉ điền 1 ô)
- HS hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, nhóm trưởng điều khiển.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Thức ăn
Vi – ta- min
Nhóm
Tên
A
D
Nhón B
C
Sữa và các sản phẩm sữa
Sữa
x
x
Bơ
x
Pho - mát
x
x
Sữa chua
x
Thịt và cá
Thịt gà
x
Trứng( lòng đỏ)
x
x
x
Gan
x
x
x
Cá
x
Dầu cá thu
x
x
Lương thực
Gạo có cám
x
Bánh mì trắng
x
 Các loại
rau quả
Cà rốt
x
x
Cà chua
x
x
Gấc
x
Đu đủ chín
x
Đậu Hà Lan
x
x
x
Cải sen
x
x
x
Chanh, cam, bưởi
x
Chuối
x
Cải bắp
x
**************************************
Đạo đức
ÔN TẬP CUỐI KÌ VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
+ Củng cố lại cho HS thấy rõ những hành vi, kĩ năng về: Biết yêu lao động và quí trọng người lao động, biết bày tỏ ý kiến và biết ứng xử với mọi người, biết giữ gìn các công trình công cộng.
 * Thái độ:
+ Có thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. Yêu người lao động, lễ phép với mọi người.
+ Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng, lễ phép với mọi người, yêu quí người lao động, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, tôn trọng luật giao thông và có ý thức bảo vệ môi trường, không đồng tình với những người không có ý thức đã nêu trên.
* Hành vi:
+ Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng. Yêu quí người lao động, lịch sự với mọi người. 
+ Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực. 
II/ Đồ dùng dạy – học
+ Vở luyện tập Đạo Đức.
+ Nội dung1 số câu chuyện về tấm gương người tốt việc tốt.
III/ Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 Kể chuyện các tấm gương ( 12 phút)
+ GV yêu cầu HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về nội dung ôn tập ở các bài Đạo Đức ở bài 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
+ Nhận xét về bài kể của HS.
+ GV cho HS đọc các ghi nhớ lần lượt các bài trong SGK. 
* GV kết luận theo từng bài trong SGK.
* Hoạt Động 2 : luyện tập thực hành ( 20 phút)
+ GV yêu cầu HS làm bài tập thực hành trong vở luyện tập. 
+ HS thực hiện.
+ Sửa bài tập.
+ HS đọc bài làm.
+ GV kết luận: Chúng ta phải thực hành kĩ năng các nội dung đã nêu ở trên một cách thực tế trong cuộc sống hàng ngày. 
* Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ của từng bài.
 + Nhận xét tiết học, dặn HS nhớ các kiến thức đã hộc và vận dụng trong cuộc sống. 
+ HS lần lượt kể.
+ HS chú ý nghe.
+ HS đọc nối tiếp.
+ HS làm bài tập.
+ HS lắng ghe và nhắc lại.
+ 2 HS đọc.
+ Lắng nghe và thực hiện.
**************************************
Thể dục (T1)
DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG 
TRÒ CHƠI: “TRAO TÍN GẬY”
I. Mục tiêu
+ Ôn tung bóng tung và bắt bóng.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
+ Trò chơi “Trao tín gậy” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động để rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Dọn vệ sinh sân trường, bảo đảm an toàn luyện tập.
+ 2 Còi, 4 quả bóng, kẻ sân để tổ chức chuyền bóng và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
2. Phần cơ bản
a) Di chuyển tung hoặc chuyền bóngvà bắt bóng.
b) Trò chơi vận động:(Trao tín gậy)
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
5 phút
22 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, đi đều 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ GV cho 2 HS lên làm mẫu kết hợp GV hướng dẫn, giải thích để HS nhớ lại cách thực hiện động tác, sau đó chia tổ luyện tập, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ GV theo dõi uốn nắn những động tác sai.
* GV nêu trò chơi và phổ biến cách chơi.
+ Yêu cầu HS khởi động trước khi chơi để đảm bảo an toàn.
+ Cho một nhóm ra làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi.
+ Cho HS chơi.
+ HS đi thường theo nhịp vừa đi vừa hát.Đứng tại chỗ thực hiện ĐT thả lỏng, hít thở sâu. Trò chơi “kết bạn”
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, 
+ Tiết sau Tổng kết môn học.
********************************************
Thể dục( T2)
TỔNG KẾT MÔN HỌC
I. Mục tiêu:
* Tổng kết môn học.
* Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp tuyên dương, khen thưởng những HS hoàn thành tốt.
II. Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: trong lớp học.
Phương tiện: Kẻ bảng hệ thống kiến thức và kĩ năng.
Ôn đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Bài tập RLTTCB
Môn tự chọn
Trò chơi vận động
1. Ôn: 
- 
- 
2. Học mới:
-
-
Các động tác:
-
-
-
-
-
1. Ôn:
-
-
2. Học mới:
-
-
Các động tác:
-
-
-
-
-
1. Ôn:
-
-
2. Học mới:
-
-
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp.
+ Khởi động
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc:
+ Tập hợp lớp.
+ Hồi tĩnh.
5 phút
25 phút
5 phút
+ Lớp trưởng cho lớp tập hợp.
+ GV phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học.
+ Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động các khớp tay, chân, vổ tay và hát.
+ Chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay”
* GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học trong năm ( theo chương)
+ Lần lượt HS nêu từng nội dung, GV ghi vào bảng hệ thống đã kẻ sẵn.
+ Cho một số HS lên thực hành động tác xen kẽ các nội dung ôn.
GV thông báo kết quả học tập và tinh thần thái độ của từng em trong năm đối với môn thể dục.
Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm tới.
Tuyên dương một số cá nhân tổ có thành tích và tinh thần học tập, rèn luyện tốt.
+ HS tập hợp đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
* Trò chơi: “ Nhóm 3 nhóm 7”
+ Dặn HS tự ôn tập trong dịp hè và giũ an toàn khi luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 35(1).doc