I. Đọc thầm bài “Văn hay chữ tốt” Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém .
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khuẩn khoản:
- Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chũ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Trường PTCS A Dơi BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 4B MÔN : TIẾNG VIỆT: Đọc – Hiểu Họ và tên: Thời gian:40 phút. Ngày kiểm tra: 24/12/2012 Ngày trả bài:28/12/2012 Điểm (Ghi bằng số và chữ) Nhận xét của thầy, cô giáo. Đề số 1 I. Đọc thầm bài “Văn hay chữ tốt” Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém . Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khuẩn khoản: - Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chũ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Vì sao Cao Bá quát thường bị điểm kém? A. Vì không làm được bài. B. Vì viết chữ quá xấu. C. Vì không làm được bài mà chữ còn quá xấu. 2. Bà cụ hàng xóm nhờ Cao Bá Quát việc gì? A. Nhờ ông viết cho bà một lá thư. B. Nhờ ông đọc cho bà lá thư. C. Nhờ ông viết cho bà lá đơn kêu oan. 3. Lí do gì khiến cho Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết chữ? A. Vì mọi người chê chữ ông xấu quá. B. Vì lá đơn ông viết cho bà cụ chữ xấu quá quan đọc không được nên đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. C. Vì ông muốn chữ mình được đẹp hơn. 4. Qua việc luyện chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? A. Là người kiên trì, nhẫn nại và chịu khó. B. Là người thông minh. C. Là người siêng năng, hiền lành. 5. Câu “Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ câu viết giúp cho lá đơn, có được không?” được dùng để làm gì? A. Dùng để yêu cầu, đề nghị. B. Dùng để hỏi. C. Dùng để thay lời chào hỏi. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn Tiếng Việt (Đọc – hiểu) - lớp4 Đề số 1 I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm) - Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong học kì I từ tuần 1 đến tuần 17. - Tùy theo mức độ HS đọc mà giáo viên cho điểm. II. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) Khoanh tròn vào mỗi đáp án đúng được 1 điểm. Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: B Trường PTCS A Dơi BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 4B MÔN : TIẾNG VIỆT: Đọc – Hiểu Họ và tên: Thời gian:40 phút. Ngày kiểm tra: 24/12/2012 Ngày trả bài:28/12/2012 Điểm (Ghi bằng số và chữ) Nhận xét của thầy, cô giáo. Đề số 2 I. Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 Vào đời vua Trần Nhân Tông , có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên nhỏ nhất của nước Nam ta . Theo TRINH ĐƯỜNG Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học ? Vì bố mẹ không cho đi học. Vì nhà nghèo quá. Vì thầy không cho học. Câu 2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn.Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Tất cả các ý a, b, c là đúng . Câu 3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ ông Trạng thả diều” ? Vì chú bé Hiền tuy rất thích chơi thả diều nhưng học rất giỏi. Vì chú bé Hiền thi đỗ Trạng Nguyên là nhờ chơi thả diều giỏi. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 4. Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta ? Tuổi trẻ tài cao. Có chí thì nên. Công thành danh toại. Học một biết mười. Câu 5. Trong các câu sau đây, câu nào dùng dấu câu sai Bạn có thích chơi diều không ? Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ? Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ? Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn Tiếng Việt (Đọc – hiểu) - lớp4 Đề số 2 I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm) - Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong học kì I từ tuần 1 đến tuần 17. - Tùy theo mức độ HS đọc mà giáo viên cho điểm. II. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) Khoanh tròn vào mỗi đáp án đúng được 1 điểm. Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: B
Tài liệu đính kèm: