Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.
Có đồng chí nhắc:
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo tập sách ĐẦU NGUỒN
Trường TH Hưng Điền B Lớp: 3 Tên HS: BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 3 MÔN: TIẾNG VIỆT Ngày thi: 11/09/2009 Thời gian: 60 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( Mỗi câu đúng đạt 5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: * Đọc thầm bài: Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc: - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo tập sách ĐẦU NGUỒN 1) Bài văn trên có mấy câu: A. 8 câu B. 9 câu C. 10 câu 2) Câu chuyện này kể về việc gì? A. Bác Hồ rèn luyện thân thể. B. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. C. Bác Hồ tập leo núi với đôi bàn chân không. 3) Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng cách nào? A. Dậy sớm, luyện tập. B. Chạy, leo núi, tập thể dục. C. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh. 4) Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau? A. Leo - chạy B. Chịu đựng – rèn luyện C. Luyện tập – rèn luyện 5) Bộ phận in đậm trong câu: Bác tập chạy ở bờ suối trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì? B. Là gì ? C. Như thế nào ? 6) Bộ phận in đậm trong câu: Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ? A. Vì sao? B. Để làm gì ? C. Khi nào ? PHẦN II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Mỗi câu đúng đạt 5 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 7) Từ ngữ nào ở câu dưới đây chỉ công việc của người Bác sĩ : A. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá. B. Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân. C. Khám và chữa bệnh. 8) Từ ngữ nào ở câu dưới đây chỉ công việc của người Nông dân : A. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá. B. Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân. C. Khám và chữa bệnh. 9) Từ ngữ nào ở câu dưới đây chỉ công việc của người Công an : A. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá. B. Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân. C. Khám và chữa bệnh. 10) Bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao ? trong câu: Sơn ca khô cả họng vì khát là : A. sơn ca B. khô cả họng C. vì khát 11) Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu ? trong câu: Chim đậu trắng xoá ở trên những cành cây là : A. chim B. đậu trắng xoá C. trên những cành cây 12) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau : Sau giờ làm việc, Bác thường .. chăm sóc cây cho cá ăn. A. tự tay B. nhà sàn C. đạm bạc PHẦN III. CHÍNH TẢ ( Mỗi câu đúng đạt 5 điểm ) A/ Bài tập : ( 10 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 13) Từ nào dưới đây viết đúng chính tả ? A. trường học B.CHường học C. tRường học 14) Ngược với buồn là : A. vui B. khóc C. lo âu B/ Viết chính tả ( 10 điểm ) * Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Người làm đồ chơi Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng. PHẦN IV. TẬP LÀM VĂN: ( 20 điểm) *Đề: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người thân của em ( bố, mẹ, chú, dì,... ) theo các câu hỏi gợi ý sau: a/ Bố ( mẹ, chú, dì,... ) của em làm nghề gì? b/ Hằng ngày, bố ( mẹ, chú, dì,...) làm nghề gì? c/ Những việc ấy có ích như thế nào? .................. HẾT............. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ********** Câu: 1. B 2. A 3. C 4. C 5. A 6. B 7. C 8. A 9. B 10. C 11. C 12. A 13. A 14. A VIẾT CHÍNH TẢ: (10 điểm) - Bài viết chữ rõ ràng, sạch đẹp đạt 10 điểm - Viết sai mỗi lỗi trừ 1 điểm ( sai dấu thanh, vần, phụ âm,... ) - Bài viết bẩn, sai độ cao trừ 1 điểm cho toàn bài PHẦN TẬP LÀM VĂN: (20 điểm) - Bài viết đúng yêu cầu đạt 20 điểm - Bài viết bẩn, sai lỗi chính tả,... trừ 1 điểm cho toàn bài * Tuỳ theo bài viết của học sinh mà giáo viên chấm điểm cho phù hợp
Tài liệu đính kèm: